"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 1.

Là một trong số những người đồng hành từ ngày Phòng khám từ thiện mới thành lập, bác sĩ Phạm Hồng Kỳ (81 tuổi, cựu bác sĩ Viện Y học dự phòng Quân đội phía Nam) cho biết từ bé ông đã có mong ước làm công việc thiện nguyện, giúp mang lại nhiều vui và hạnh phúc cho nhiều người.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 2.

Dù đã bước sang tuổi 81, bác sĩ Phạm Hồng Kỳ (cựu bác sĩ Viện Y học dự phòng Quân đội phía Nam) vẫn tận tình cứu chữa người bệnh.

Ông cho biết thời gian đầu, Bệnh viện Quân y 175 và một số công ty y dược cung cấp thuốc để phòng khám hoạt động. Sau đó, phòng khám kêu gọi từ thiện nên nguồn thuốc tại đây chủ yếu do các mạnh thường quân, Hội Cựu chiến binh cũng như các bác sĩ đóng góp. Mỗi tuần có khoảng 5 - 7 người đến tặng thuốc. Số thuốc sau khi nhận đều được kiểm tra hạn sử dụng, nhập vào sổ và công khai khi giao ban hằng tuần. Nhờ vậy, dù không đa dạng như bệnh viện nhưng nguồn thuốc khá đầy đủ và không bị gián đoạn.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 3.
"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 4.
"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 5.

Ông Kỳ nhớ lại có bệnh nhân từng đến khám, nhưng đến nơi ngồi ngay ở cửa vì đói không có gì ăn. Sau đó, các bác sĩ phải cho tiền để họ đi ăn rồi mới có sức để quay lại khám bệnh.

"Có nhiều y, bác sĩ ở rất xa, từ huyện Hóc Môn, quận 10, đi hàng chục km vẫn đến đây để làm việc. Phòng khám được rất nhiều anh em y, bác sĩ ủng hộ nên hoạt động rất tốt. Thuốc men cũng kêu gọi được một số mạnh thường quân và anh em trong Hội Cựu chiến binh", bác sĩ Kỳ chia sẻ.

Ông Kỳ chia sẻ có nhiều người có hoàn cảnh rất khó khăn đến đây khám. Ông nhớ lại có một bà từng đến đây khám, nhưng đến nơi ngồi ngay ở cửa vì đói không có gì ăn. Sau đó, các bác sĩ phải cho tiền để họ đi ăn rồi mới có sức để quay lại khám bệnh.

"Tôi sẽ cố gắng làm việc ở đây đến khi nào sức khoẻ cho phép. Tôi tin rằng phòng khám sẽ được hoạt động dài lâu, vì nhận được sự ủng hộ của rất nhiều y, bác sĩ, hết người nọ sẽ đến người kia kế tục nhau", bác sĩ Kỳ khẳng định.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 6.

Điều dưỡng Vũ Thị Bình chia sẻ, những ngày phòng khám mới mở ra rất khó khăn. Những người tại đây phải vận động xin từ cái bàn, cái tủ để hoàn thiện phòng khám.

Điều dưỡng Vũ Thị Bình (70 tuổi, cựu Điều dưỡng Bệnh viện Quân y 175) cho biết những ngày phòng khám mới mở ra rất khó khăn. Những người tại đây phải vận động xin từ cái bàn, cái tủ để hoàn thành phòng khám. Bà Bình chia sẻ: "Tôi không giàu có gì nhưng tôi rất thương người nghèo. Nên tôi cố gắng làm được gì cho mọi người thì cứ cố gắng".

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 7.

Là bệnh nhân từng phải có người dìu đến Phòng khám từ thiện để chữa bệnh, đến nay đã đi lại được, ông Lê Tuấn Minh (ngụ TP Thủ Đức) cho biết ông được một người cháu giới thiệu đến phòng khám này. Sau 1 năm rưỡi điều trị tại đây, ông đã tự đi lại được.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 8.

Ông Lê Tuấn Minh (ngụ TP Thủ Đức) cho biết, ông được một người cháu giới thiệu đến phòng khám này. Sau 1 năm rưỡi điều trị tại đây, ông đã tự đi lại được.

"Tôi bị tai biến cách đây 2 năm rưỡi, thời gian đầu tôi đi chữa tứ xứ, ai chỉ đâu đi chữa ở đó. Có những nơi tôi mất đến 2 triệu/ngày mà không thấy đỡ. Thế mà khi đến đây, tôi thấy mình tiến triển tốt hơn, đã tự đi lại được. Tôi rất cảm ơn các y, bác sĩ tại đây bởi họ đã tuổi nghỉ hưu, được nghỉ ngơi nhưng mọi người vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội, làm từ thiện", ông Minh bày tỏ.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Thị Sa An (75 tuổi, quận Gò Vấp) xúc động cho biết: "Tôi rất vui và biết ơn vì các bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục chữa bệnh cho những người nghèo như mình".

Đều đặn các buổi sáng, bà Nguyễn Thị Sa An (75 tuổi, quận Gò Vấp) lại tới phòng khám từ thiện để theo dõi căn bệnh huyết áp và tim mạch của mình. Bà An chia sẻ: "Tôi khám chữa bệnh ở đây được khoảng 1 năm. Các bác sĩ tại đây rất chuyên nghiệp, phục vụ hết mình. Sau khi được chữa ở đây, tôi cảm thấy đỡ bệnh lắm. Tôi rất vui và biết ơn vì các bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục chữa bệnh cho những người nghèo như tôi".

Phòng khám từ thiện của các "thầy thuốc già" đã trở thành địa điểm khám chữa bệnh miễn phí quen thuộc với người dân trên địa bàn TP.HCM và những tỉnh thành lân cận suốt hàng chục năm qua.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 10.
"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 11.
"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 12.

Các y, bác sĩ tiến hành kiểm tra hồ sơ bệnh án, lấy thuốc cho người bệnh.

Phòng khám do các y, bác sĩ, điều dưỡng thuộc Bệnh viện Quân y 175 về hưu thành lập từ năm 1995. Thời gian đầu, phòng khám nằm trên đường Phạm Văn Đồng và chỉ có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ, 3 bác sĩ đông y phụ trách. Dù cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhưng các thầy thuốc tại đây vẫn miệt mài giúp đỡ người bệnh. Đến năm 2009, phòng khám thuộc phạm vi quy hoạch làm đường nên phải dỡ bỏ.

Do không tìm được địa điểm để xây dựng lại phòng khám, các bác sĩ, dược sĩ, lương y cũng đành ngậm ngùi giải tán. Sau nhiều cố gắng, đến năm 2013, từ một người dân hiến đất, hiến nhà để làm phòng khám cùng sự hỗ trợ của lãnh đạo UBND phường 3, Hội Cựu chiến binh phường và nhiều nhà hảo tâm đã góp sức sửa chữa, xây dựng, phòng khám được hoạt động trở lại. Đầu năm 2014, Sở Y tế TP.HCM công nhận phòng khám này là một điểm khám chữa bệnh chính thức.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 13.

Bác sĩ Ngô Trần Linh Nga (71 tuổi, cựu bác sĩ Bệnh viện Quân y 175) cho biết ngày trước phòng khám rất đông bệnh nhân không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh, thành khác đến khám, chữa bệnh.

Ngồi nhớ lại, bác sĩ Ngô Trần Linh Nga (71 tuổi, cựu bác sĩ Bệnh viện Quân y 175) cho biết ngày trước phòng khám rất đông bệnh nhân không chỉ ở TP.HCM mà còn ở các tỉnh, thành khác đến khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, nhiều người ở xa không thể đến đây khám, chữa bệnh nữa. Hiện tại, mỗi ngày phòng khám đón khoảng 15-20 bệnh nhân.

"Phòng khám hiện tại có 4 bác sĩ, 1 dược sĩ cùng 12 điều dưỡng. Mỗi ngày sẽ có 1 bác sĩ cùng 2 điều dưỡng trực. Nếu lúc nào bệnh nhân đông, phòng khám sẽ huy động để mọi người đến tăng cường. Có những bác sĩ, điều dưỡng đã già yếu rồi thì họ xin không tiếp tục làm việc được nữa, và sẽ có những bác sĩ, điều dưỡng khác họ nghỉ hưu lại xin vào đây làm", bác sĩ Nga nói.

Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ nhất khi làm việc tại đây, bà Nga bật cười: "Hồi đó phòng khám mới mở, nhiều bệnh nhân sau khi khám bệnh xong họ hỏi hết bao nhiêu tiền. Khi biết được mọi thứ đều miễn phí, họ 'tròn mắt' và liên tục nói cảm ơn. Với chúng tôi, nụ cười và lời cảm ơn của họ là những phần thưởng và đồng lương quý giá nhất".

Bác sĩ Nga cũng chia sẻ thêm, có những bệnh nhân bị tai biến nặng, liệt cả người. Sau khi điều trị tại đây một thời gian, họ có thể đi lại được. Đó cũng là một phần khiến các thầy thuốc tại đây tiếp tục muốn gắn bó với công việc của mình.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 14.

Bác sĩ Ngô Trần Linh Nga tư vấn cho người bệnh.

"Khi nghỉ hưu, tôi cũng có đi làm thêm ở vài phòng khám ngoài được 1 thời gian. Sau đó, tôi quyết định về đây làm. Mình có chút chuyên môn, đi làm đúng công việc của mình cũng vui. Gia đình, con cái cũng ủng hộ nên tôi cũng gắn bó được gần chục năm ở đây rồi", bác sĩ Ngô Trần Linh Nga chia sẻ.

Bà Nga chia sẻ có nhiều bệnh nhân hoàn cảnh rất khổ. Có bệnh nhân thì con cái, gia đình không quan tâm, người già không biết làm thế nào để khám bệnh cả. Có bệnh nhân thì rất nghèo, họ không có tiền đi bệnh viên nên phải đến đây. Do đó, với nhiều bệnh nhân, phòng khám như "ngôi nhà thứ 2" để họ được yên tâm chữa bệnh. Điều này chính là động lực để bà Nga và các y bác sĩ khác dù đã tuổi cao, sức yếu vẫn hàng ngày đến Phòng khám từ thiện để khám cho những bệnh nhân nghèo.

Có lẽ với các bác, các cô, dù tóc bạc, da mồi nhưng trái tim vì bệnh nhân vẫn luôn tươi trẻ và sung sức…

Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Ngô Xuân Bình, Chủ tịch UBND phường 3 cho biết, phòng khám do các cựu y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 thành lập chính thức được Sở Y tế TP.HCM cấp phép hoạt động từ năm 2014. Phòng khám thuộc quản lý trực tiếp của Hội Cựu Chiến binh phường phối hợp triển khai hoạt động với Trung tâm y tế quận Gò Vấp.

Theo ông Bình, suốt 10 năm qua, Đảng ủy, UBND phường cùng các đoàn thể, tổ chức luôn quan tâm, hỗ trợ phòng khám rất nhiều. Phòng khám hoạt động theo mô hình "0 đồng", miễn phí hoàn toàn cho mọi người, không chỉ người dân trên địa bàn phường mà còn người dân trên toàn TP.HCM và những tỉnh lân cận.

"Các y, bác sĩ tại đây là những người có tay nghề, sau khi nghỉ hưu thì làm việc tại đây và không có lương từ phòng khám. Thuốc thì vận động từ mọi nguồn, từ những người dân đi khám chữa bệnh mà còn dư thuốc họ cũng đến đây để đóng góp", ông Bình nói và cho biết chính từ sự hỗ trợ từ những người dân, những mạnh thường quân đến các y bác sĩ tại đây nên lượng người bệnh và lượng thuốc được cấp cho người nghèo của phòng khám mỗi năm mỗi tăng.

Ông Bình khẳng định việc làm hết sức ý nghĩa, nhân văn, góp phần cùng địa phương chăm lo tốt chính sách an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn.

Người đứng đầu UBND phường 3 cho hay, hiện nay lãnh đạo phường cùng các bác sĩ tại đây đang nỗ lực nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh tại phòng khám để có thể phục vụ số lượng bệnh nhân đến khám đông hơn.

"Nhân lực của phòng khám thì có rồi, giờ làm sao để nâng cao hơn năng lực khám chữa bệnh của phòng khám để bệnh nhân đến không phải ngồi chờ, được hỗ trợ nhanh chóng và nhiệt tình nhất. Chúng tôi mong muốn người nghèo không có điều kiện đi bệnh viện họ cũng được khám, chữa bệnh", ông Bình bộc bạch rằng nhiều bệnh nhân đi bệnh viện khám nhưng không có tiền mua thuốc uống, họ có cũng tới phòng khám để xin thuốc.

Để làm được điều này, ông Bình cho biết lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ hết sức cho các y, bác sĩ tại đây về từ cơ sở vật chất, đến thuốc men để các cô chú yên tâm khám chữa bệnh.

Ông Bình cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, phòng khám sẽ được nhiều mạnh thường quân biết tới để tài trợ nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất, thuốc men… cho phòng khám.

"Bí mật" bên trong những phòng khám 0 đồng hoạt động bằng… tình yêu (bài 2): Còn sức lực còn khám bệnh - Ảnh 15.


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem