img

img

imghần Lan là một trong 10 quốc gia có chỉ số giàu có và hạnh phúc nhất trên Thế giới. Lễ Giáng sinh ở Phần Lan kéo dài trong ba ngày từ 24-12 đến 26-12, trong đó quan trọng nhất là đêm 24-12.

Các gia đình ở Phần Lan thường đến nghĩa trang thăm mộ người thân vào dịp giáng sinh để thắp nến và tưởng nhớ đến người đã khuất. Ngay cả khi không có người thân nào yên nghỉ tại nghĩa trang gần nhà, họ vẫn đến để thắp những cây nên danh dự cho các thành viên đang yên nghỉ ở nơi khác. Đó là lý do vào dịp giáng sinh, tất cả các nghĩa trang ở Phần Lan đều đẹp lung linh trong ánh nến.

img

Bữa ăn tối trước đêm Noel là bữa ăn quan trọng nhất của các gia đình trong năm với những món truyền thống như kinkku, cá hồi tươi, cá trích Baltic muối chua, khoai tây đánh nhuyễn…

Tiệc Giáng sinh truyền thống của người Phần Lan có cả một bàn ăn thịnh soạn mang tên Joulupöytä. Những món ăn đặc trưng bao gồm giăm bông ăn với mù tạt hoặc bánh mì, cá hồi muối Gravlax, thịt hầm và nhiều món ăn khác. Đặc biệt, không thể thiếu bánh gừng và được Glögy – một lọai “rượu” nhẹ được làm từ rượu đỏ cho thêm đường và một số loại thảo mộc có vị cay.

img

imghủ đô Paris hoa lệ luôn mang đến những điều hết sức đặc biệt mỗi dịp Giáng sinh về, mê hoặc hàng ngàn du khách.

Lễ Giáng sinh ở đây theo phong cách của người da trắng và người theo đạo Thiên Chúa. Mặc dù là một thành phố đa chủng tộc nhưng mọi thứ liên quan tới Giáng sinh ở Paris đều thiên về tập tục, văn hóa của người da trắng nhiều hơn.

Qủy lùn và tuần lộc không phải là biểu tượng Giáng sinh ở Paris. Người Paris nhận thấy Giáng sinh đang đến gần khi những ô cửa sổ của tòa nhà Galeries Lafayette bắt đầu được trang trí.

img

Thay vì đi dạo, người dân nơi đây thích đi trong những khu chợ đêm ngoài trời trong tiết trời giá lạnh. Ở Paris, mọi hoạt động chỉ diễn ra vào đêm Giáng sinh. Buổi sáng vào ngày này cũng giống như bao ngày bình thường khác.

Dù là một trong những kinh đô ẩm thực nổi tiếng của thế giới, nhưng du khách sẽ khó có thể ăn chay ở Pháp. Ở đây, người dân nói không với ăn chay vào lễ Giáng sinh. Lễ Giáng sinh hầu như tập trung vào người lớn hơn là trẻ em. Bởi vào đêm Giáng sinh, người lớn có dịp để thoải mái tiệc tùng và đi chơi.

img

img

imggày lễ năm mới ở Séc không được coi trọng như lễ Giáng sinh - quà cáp thường được tặng trước ngày 25/12.

Quảng trường Staromestske là điểm tham quan chính của du khách. Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính của toàn bộ thành phố thì sự hấp dẫn của riêng quảng trường Staromestske và chợ Giáng sinh ở đây cũng khiến du khách không thể nào quên. Giá cả trong các khu chợ Giáng sinh thường thấp hơn ở ngoài cửa hàng, siêu thị. Bởi vậy người Séc thích đến đây mua quà tặng Giáng sinh cho người thân, bạn bè.

Điểm nhấn của chợ Giáng sinh ở quảng trường Staromestske là cây thông Noel có thể nói đẹp nhất, đẹp như một “nữ hoàng”.

Cây thông Noel này có tuổi thọ 60 năm, chiều cao 24m và được tuyển chọn từ khắp các vùng miền ở CH Séc. Việc trang trí đèn nháy và đồ thủy tinh lấp lánh, ngôi sao năm cánh... cho cây thông mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo.

Với người Séc lễ Giáng sinh chủ yếu dành cho gia đình, còn vào ngày cuối cùng của một năm mọi người hay tụ nhau thành từng nhóm lớn để vui vẻ trong các khách sạn hay khu nghỉ dưỡng.

img

imgà một đất nước theo Thiên chúa giáo, người Ba Lan luôn chờ cho đến khi nhìn thấy ngôi sao đầu tiên phát sáng trên bầu trời ngày Giáng sinh mới có thể ngồi vào bàn và bắt đầu bữa tối. Các gia đình thường mời khách đến dự bữa ăn đêm Giáng sinh. Số lượng đĩa dọn ra bàn phải luôn là số lẻ 5, 7 hay 9… và số người tham gia phải luôn bằng số đĩa được dọn trên bàn. Bữa ăn này thường có đến 12 món, tượng trưng cho 12 tháng trong năm và được bắt đầu với món súp củ cải đỏ hoặc rau bắp cải, sau đó là cá hoặc gà tây.

Phần quan trọng đặc biệt của bữa tiệc là chủ nhà sẽ bẻ chiếc bánh oplatek, là chiếc bánh quế mỏng có in quang cảnh Chúa ra đời chia cho tất cả mọi người trên bàn ăn.

img

Trẻ em ở Ba Lan sẽ nhận quà Giáng sinh nào vào ngày 6/12. Bởi đây là ngày của thánh Nicholas, nhân vật được cho là ông già Noel nguyên bản. Không giống ông già Noel bình thường vẫn mặc màu đỏ và trắng, nhân vật này vận trang phục màu vàng và trắng như một Giám mục.

img

img

imggười lao động được nghỉ 10 ngày trong dịp này, vì vậy đây chính là dịp để họ nghỉ ngơi. Trẻ em ngoan sẽ được tặng đồ chơi, kẹo, trái cây; còn trẻ chưa ngoan sẽ bị phạt.

Giáng sinh ở đây diễn ra 12 ngày trước lễ rửa tội Đức chúa Hài đồng, khi mà mọi người đều vinh danh Thiên chúa. Theo truyền thống vào những ngày này, các tín đồ Chính thống giáo sẽ đến viếng những địa điểm thiêng liêng, làm phúc cho người nghèo, thăm người bệnh và người tàn tật.

Những ngày này, Quảng trường trung tâm của thủ đô Matxcova được trang trí bởi các pho tượng bằng băng, các dãy đèn lấp lánh, một cây thông cực lớn được trang hoàng lộng lẫy, các quầy bán hàng được thiết kế theo kiểu cổ truyền. Người dân tổ chức các hoạt động lễ hội dành cho cả trẻ em và người lớn, có cả những màn pháo hoa rực rỡ.

img

img

imgrong ngày lễ Giáng sinh, người Ireland sẽ thắp nến trên cửa sổ để mời các vị Thánh hoặc những người qua đường mệt mỏi đang tìm nơi dừng chân vào nghỉ trong nhà của họ. Những người này sẽ được chủ nhà mời ăn tối và sắp xếp chỗ để nghỉ đêm.

Một ngày sau Lễ giáng sinh các chàng trai trẻ được coi như những chú chim hồng tước đi từ nhà này sang nhà khác ca hát và mang theo một cái gậy dài có gắn cây nhựa ruồi - biểu tượng của Thánh Stephen. Đây cũng là ngày Quốc lễ của Ireland.

img

img

imghilippines là quốc gia có dân số theo đạo Thiên Chúa lớn nhất châu Á, khoảng 90%. Đây cũng là một trong những đất nước đón Noel dài nhất thế giới. Người dân tất bật để chuẩn bị cho ngày lễ lớn nhất năm từ những ngày đầu tháng 9. Từ đường phố đến các trung tâm thương mại đều lấp lánh trong ánh đèn Giáng sinh, những cây thông khổng lồ, nhà tuyết, ông già Noel, xe kéo tuần lộc lung linh.

Trong 9 ngày, từ đêm 16-24/12, các thành phố lớn tại Philippines sẽ diễn ra lễ Simbang Gabi hay còn gọi là “Đêm nguyện". Thánh lễ Simbang có các nghi thức giống với các cuộc diễu hành tế lễ của Công Giáo La Mã nhưng có thêm những bài thánh ca tiếng Tagalog.

Người Philippines còn có lễ hội đèn lồng khổng lồ. Những chiếc đèn lồng hình ông sao trong dịp giáng sinh của người Philippines được gọi là Parol - mang ý nghĩa là sự chiến thắng của ánh sáng trước đêm đen, chúng thường được treo ở nhà hay là ở các công ty, con phố để trang trí. Lâu dần hình ảnh những chiếc đèn lồng khổng lồ với vẻ đẹp lung linh đã trở thành biểu tượng của Philippines khi mùa Giáng sinh về.

img

img

imgrong một vài năm trở lại đây, Giáng sinh không chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Công giáo hay Tin lành, mà nó đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Mùa giáng sinh đến mang theo không khí rộn ràng, tươi vui, những giấy phút ấm áp, đoàn viên của các thành viên trong gia đình để chuẩn bị đón một năm mới hạnh phúc.

Ngay từ đầu tháng 12, khắp các phố phường Hà Nội và các thành phố lớn đều rực rỡ sắc đỏ của những bộ quần áo ông già Noel, cây thông noel, ánh đèn sáng lung linh hòa vào những giai điệu ấm áp của các bài hát đã tạo nên một không khí vô cùng ngọt ngào trong những ngày đông.

img

Vào ngày Noel, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau; trẻ em háo hức mong chờ sự xuất hiện của ông già Noel; mọi người cùng nhau đến nhà thờ cầu nguyện trong đêm Chúa giáng sinh. Tuy cách đón giáng sinh của người theo đạo và không theo đạo khác biệt nhau, nhưng ngày này đã thực sự trở thành ngày lễ được mọi người chờ đợi trong năm.

Những câu chúc trong mùa Giáng sinh an lành khiến mọi người xích lại gần nhau hơn. Ngày lễ Giáng sinh còn mang theo thông điệp của hòa bình, những ước nguyện trong đêm Noel sẽ sớm thành sự thật để mọi người trên Thế giới đón một năm mới an vui, hạnh phúc.


Content: Thanh Loan

Designer, Coder: Trung Nam


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem