Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý

Thứ năm, ngày 21/11/2024 19:48 PM (GMT+7)
Các điểm sạt lở lớn nhỏ mái đê nằm rải rác trên trục đê hữu sông Đáy, đoạn qua xã Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội) sạt lở nặng nhất. Khu vực này hiện được quây cọc tiêu, cắm biển báo nguy hiểm.
Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 1.

Đê hữu sông Đáy nằm trên nhiều địa phận của các huyện Quốc Oai, Hoài Đức (Hà Nội) và một số tỉnh khác. Mới đây, mái đê hữu sông Đáy đoạn qua các xã Sài Sơn, Đòng Quang, Tân Hòa (Quốc Oai) được đánh giá sạt lở gây ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ tuyến đê và trực tiếp tới người tham gia giao thông.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 2.

Chiều ngày 21/11, PV Dân Việt có mặt tại địa phận xã Đồng Quang (Quốc Oai), đây là khu vực bị sạt lở nặng nề nhất. Nơi này hiện được quây cọc tiêu, cắm biển báo nguy hiểm.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 3.

Trước đó, ngày 20/11, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6044/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê. Quyết định giao UBND huyện Quốc Oai làm chủ đầu tư với chi phí đầu tư dự kiến là 7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 4.

Đoạn mái đê qua xã Đồng Quang, việc sạt lở làm trôi cả cột mốc.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 5.

Đoạn sạt lở mái đê này kéo dài hàng chục mét, nhiều mảng nhựa đường, đất đá bị cuốn trôi xuống phía dưới.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 6.

Đất đá rạn nứt, trời mưa rất dễ tiếp tục xảy ra sạt lở.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 7.

"Không thấy ai đến sửa, chỉ chăng dây thôi. Người dân chúng tôi sợ nhất buổi tối, đi lại rất nguy hiểm", ông Vân (trú tại xã Đồng Quang) chia sẻ.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 8.

Ngoài vị trí xảy ra sạt lở mái đê thượng lưu đê hữu sông Đáy tại xã Đồng Quang, nhiều điểm khác trên địa bàn xã Sài Sơn, Tân Hòa cũng có nhiều vết sạt lớn nhỏ.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 9.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, diễn biến sạt lở mái thượng lưu đê hữu sông Đáy (Quốc Oai) đã ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định tuyến đê, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông trong khu vực xẩy ra sạt lở mái đê.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 10.

Đê hữu sông Đáy là một trong những tuyến đường huyết mạch nối các xã của huyện Quốc Oai, Hoài Đức... nhiều xe trọng tải lớn thường xuyên di chuyển qua đây.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 11.

Những vết nứt lớn nhỏ trên mái đê hữu sông Đáy đoạn qua các xã Đồng Quang, Sài Sơn, Tân Hòa.

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý- Ảnh 12.

Sông Đáy là dòng sông chảy từ phía Tây Hà Nội, xuyên qua tỉnh Hà Nam rồi thành ranh giới giữa Ninh Bình và Nam Định trước khi đổ ra biển Đông tại cửa Đáy. Dòng sông chảy song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng và cũng là cửa sông lớn nhất của lưu vực sông Hồng. Hiện sông Đáy đoạn chảy qua huyện Quốc Oai cạn nước, người dân có thể trồng hoa màu giữa sông, một số đoạn thì dòng chảy đen kịt do nước thải hai bên đổ xuống.

Lê Hiếu
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem