Cận cảnh siêu tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ lần đầu tới Na Uy sau 60 năm
Cận cảnh siêu tàu sân bay mạnh nhất của Mỹ lần đầu tới Na Uy sau 60 năm
Thứ hai, ngày 29/05/2023 19:09 PM (GMT+7)
Mỹ triển khai USS Gerald R. Ford - siêu tàu sân bay mạnh nhất của mình tới Na Uy để tập trận, động thái phô diễn sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng NATO- Nga leo thang.
Mới đây, tàu sân bay lớn nhất thế giới và mạnh nhất hiện nay của Mỹ là chiếc USS Gerald R. Ford đã đến Oslo, Na Uy. Theo Reuters.
Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ đến Na Uy trong hơn 60 năm qua. Theo Reuters.
Đây được xem là động thái phô diễn sức mạnh của NATO trong lúc quan hệ giữa liên minh quân sự này và Nga rạn nứt. Theo Reuters.
Quân đội Na Uy cho biết, tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung dọc theo bờ biển của đất nước trong những ngày tới. Theo Reuters.
Ông Jonny Karlsen, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy chung Na Uy, cho biết: "Chuyến thăm này là một tín hiệu quan trọng về mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa Mỹ và Na Uy và là tín hiệu về sự tin cậy của khả năng phòng thủ và răn đe tập thể". Theo Reuters.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford được khởi đóng năm 2009, hạ thủy 4 năm sau đó và bàn giao cho hải quân Mỹ tháng 5/2017. Theo Reuters.
Giá của USS Gerald R. Ford lớp Ford khi được bàn giao là 12,6 tỷ USD, vượt ngân sách dự kiến ban đầu 2,4 tỷ USD, trở thành chiến hạm đắt nhất trong lịch sử hải quân Mỹ. Theo Reuters.
Tàu sân bay lớp Ford mà Mỹ đang đóng dự kiến thay thế cho những tàu sân bay lớp Nimitz mà hải quân Mỹ đang sử dụng. Theo Reuters.
Với lượng giãn nước lớn hơn gần 20.000 tấn, về tổng thế lớp Ford vẫn mang dáng dấp của Nimitz nhưng chúng được tự động hóa cao hơn rất nhiều khiến cho lượng thủ thủ đoàn giảm xuống đáng kể. Theo Reuters.
Ngoài ra diện tích mặt boong cũng được thiết kế rộng hơn, đáp ứng tần suất cất hạ cánh gấp đôi so với thế hệ trước đó. Theo Reuters.
Thay vì dùng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước như trước đây, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng điện từ (EMALS) có trọng lượng nhẹ hơn, chiếm ít không gian hơn, nhưng lại có hiệu năng hoạt động cao hơn với máy phóng hơi nước. Theo Reuters.
EMALS không cần quá nhiều nhân lực để vận hành, đồng thời có độ tin cậy cao và tiết kiệm năng lượng hơn. Hệ thống này có khả năng phóng một máy bay trong 45 giây, nhanh hơn 25% so với hệ thống phóng bằng hơi nước. Theo Reuters.
Theo bình luận viên quân sự Jurica Dujmovic của trang Market Watch, năng lực chiến đấu của tàu USS Gerald R. Ford được đánh giá là rất xuất sắc khi nó có thể công thủ toàn diện. Theo Reuters.
Tên lửa phòng không Evolved SeaSparrow (ESSM) trang bị trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford có nhiệm vụ bảo vệ con tàu khỏi mối đe dọa từ các tên lửa diệt hạm tốc độ cao. Theo Reuters.
USS Gerald R. Ford còn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa nhờ tên lửa phòng không tầm ngắn Rolling Airframe (RAM). Đây là loại tên lửa nhỏ và nhẹ với trọng lượng 73,5 kg, trong đó đầu đạn nặng 11,3 kg. Tên lửa có tầm bắn 9 km và tốc độ trên Mach 2. Theo Reuters.
Ngoài ra, USS Gerald R. Ford còn được lắp đặt nhiều pháo phòng không Phalanx. Theo Reuters.
Bình thường tàu có khả năng mang theo 75 máy bay các loại, nhưng khi cần thiết có thể tăng thêm tối đa 100 chiếc. Theo Reuters.
Tuy là một tàu sân bay khổng lồ nhưng nhờ tự động hóa nên USS Gerald R. Ford chỉ cần 2.600 thủy thủ để vận hành, ít hơn 600 người so với tàu sân bay lớp Nimitz. Theo Reuters.
Nhờ giảm số lượng thủy thủ phục vụ trên tàu sân bay nên hải quân Mỹ tiết kiệm hơn 4 tỷ USD chi phí sử dụng trong suốt vòng đời 50 năm của con tàu, nếu so sánh với lớp tàu sân bay lớp Nimitz. Theo Reuters.
USS Gerald R. Ford cũng sở hữu nguồn năng lượng vô cùng ấn tượng khi chúng được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B. Theo Reuters.
Mỗi lò phản ứng hạt nhân này sản xuất khoảng 300 MW điện, nhiều gấp ba lần công suất của các lò phản ứng hạt nhân trên tàu sân bay lớp Nimitz. Nguồn năng lượng khổng lồ đi liền với hỏa lực mạnh mẽ khi lượng điện sản sinh dư thừa có thể tận dụng để vận hành vũ khí laser. Theo Reuters.
USS Gerald R. Ford sẽ được trang bị các hệ thống vũ khí laser để bảo vệ tàu khỏi các đòn tấn công từ đối thủ. Theo Reuters.
Với công nghệ hiện đại và vũ khí tối tân, siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford thực sự mang trong mình một sức mạnh đáng gờm giúp Mỹ duy trì ưu thế về hải quân trước đối thủ. Theo Reuters.
Hiện hải quân Mỹ đã bắt đầu đóng 3 tàu sân bay lớp Ford tiếp theo là USS Kennedy, USS Enterprise và USS Doris Miller. Theo Reuters.
PV (Theo ANTĐ)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.