Chùa Kim Liên soi bóng sen vàng trên mặt nước Hồ Tây

Soi vẻ cổ kính in hằn vết thời gian giữa lòng hồ lớn nhất Hà Nội chính là chùa Kim Liên – cổ tự được mệnh danh là "Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ".

Clip: Chùa Kim Liên-ngôi chùa cổ kính soi bóng sen vàng trên mặt nước Hồ Tây (hà Nội).

Chùa Kim Liên – Cổ tự linh soi bóng sen vàng giữa mặt nước Tây Hồ - Ảnh 1.

Nằm giữa lòng khu vực Hồ Tây ở làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, chùa Kim Liên ẩn mình sau những hàng cây càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho chốn thiền tự. Ảnh: Ngọc Hà.

Chùa Kim Liên nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Từ vị trí chùa nhìn ra Hồ Tây thơ mộng, kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là "Bông sen vàng trên mặt nước Hồ Tây".

img
img
img
img

Chùa Kim Liên là ngôi chùa được xếp vào một trong mười kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam nay tọa lạc tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.

Cổ kính và linh thiêng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Kim Liên vẫn trầm mặc cùng năm tháng và gắn liền với những câu chuyện về nàng công chúa Từ Hoa. 

img
img
img

Ngôi chùa có bàn thờ riêng để thờ Từ Hoa công chúa, nằm bên tay phải khi đi từ tam bảo vào. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà. 

Theo sử sách ghi lại, vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên cung Từ Hoa để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang rồi truyền lại nghề cho dân làng Nghi. 

Khi công chúa Từ Hoa qua đời, sau này trên nền cũ của cung điện, người dân đã dựng lên một ngôi chùa.

img
img
img

Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: "Năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi". Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà. 

Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa mang tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631. 

img
img
img

Tất cả các kiến trúc từ mái vòm, mái đình đến các kết cấu của chùa Kim Liên giữ nguyên từ thời xây dựng đến nay không được thay đổi. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà. 

Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên. 

Năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (chùa Kim Liên). Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay. Năm 1793 cũng đời vua Quang Trung chùa đã hoàn tất về diện mạo. 

img
img
img

Đặc biệt, ngôi chùa Kim Liên nằm về phía Đông Bắc Hồ Tây này đến ngày nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật mang lại giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà. 

Cũng bởi từ nguồn cội vốn là một cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên đượm dáng vẻ cung đình. 

img
img
img

Kiến trức rồng thời Lý rất sinh động, đường nét rất tự nhiên. Ảnh: Phương Nga. 

Chùa Kim Liên – Cổ tự linh soi bóng sen vàng giữa mặt nước Tây Hồ - Ảnh 9.

Hơn 4 thế kỷ bất chấp cả lớp bụi thời gian, chùa Kim Liên dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của người dân Hà Nội ngàn năm văn hiến, xứng đáng là bông hoa sen vàng tỏa sáng và làm trọn vẹn đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hà .

Chùa Kim Liên qua các thời kỳ lịch sử không chỉ là cơ sở Phật giáo nổi tiếng của đất kinh kỳ mà con là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật dân gian của người Việt.

Thực hiện: Phương Nga - Ngọc Hà 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem