Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
MIỆT MÀI GIEO CHỮ NƠI BIÊN CƯƠNG ĐẠI NGÀN
Tuy còn nhiều thiếu thốn và khó khăn, nhưng giáo viên vùng cao huyện Mèo Vạc vẫn quyết tâm "cắm bản", mang kiến thức đến cho các em.
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng thầy trò tại điểm trường Thín Ngài (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) luôn rộn ràng tiếng cười.
Video: Chuyện những người mang con chữ lên vùng cao.
ĐIỂM TRƯỜNG CHEO LEO GIỮA NHỮNG NGỌN NÚI HÙNG VĨ
Nằm giáp với vùng biên giới, được bao quanh bởi sông Nho Quế và những ngọn núi cao trùng điệp. Hàng ngày vẫn vang vọng tiếng cười, nói, đọc sách của những đứa trẻ, đó là điểm trường Thín Ngài, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Lớp học của cô Hoàng Thị Giang và thầy Hoàng Văn Dũng cùng với những cô cậu học trò người H'Mông tuy còn đơn sơ, thiếu thốn, nhưng luôn rộn rã tiếng cười.
Điểm trường cách trường chính hơn 20 km, để đi đến đây cần phải đi qua những đoạn đường mòn cheo leo, một bên là vách đá sừng sững bên kia là dòng sông Nho Quế. Ngôi trường được xây trên một ngọn đồi cạnh sông Nho Quế, trường được khởi công từ tháng 12/2015 với quy mô nhà lắp ghép 3 gian, gồm 2 phòng học (1 cho học sinh tiểu học và 1 cho học sinh mầm non, với sĩ số 2 lớp gần 30 em) và 1 phòng lưu trú cho giáo viên.
Học sinh ở đây chủ yếu là người dân tộc H'Mông nên việc dạy học càng cần sự kiên nhẫn và khéo léo của giáo viên.
Tuy còn nhiều khó khăn và thiếu thốn nhưng điểm trường luôn rộn ràng tiếng đọc của các em học sinh.
VƯỢT LÊN NHỮNG KHÓ KHĂN
Đã 8 năm nay cô giáo Hoàng Thị Giang gắn bó với điểm trường Thín Ngài, xã biên giới Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là điểm trường nằm cheo leo giữa những ngọn núi hùng vĩ, cách điểm trường chính 20 km, đường đi lại khó khăn. Không thể tự đi xe máy qua đoạn đường khó khăn, hiểm trở, những ngày không nhờ được cha mẹ học sinh, cô lại tự băng rừng, vượt suối tới điểm trường chính để lấy thức ăn về cho học sinh.
"Ngày mưa lớn không thể qua suối, con đường mình đi bộ 3 tiếng sẽ thành 5 tiếng vì phải đi đường vòng. Trên đường đi thì sợ nhất là đá lăn từ trên núi xuống, rất là nguy hiểm", cô giáo Hoàng Thị Giang chia sẻ.
Băng rừng, vượt suối, gùi trên vai nặng trĩu thực phẩm là gạo, thịt rau… hơn chục cân là vô cùng vất vả. Những đoạn qua con suối to, chỉ cần sơ sẩy là có thể nguy hiểm tới tính mạng. Thế nhưng, chỉ cần các em học sinh được có cơm thịt ăn ngon mỗi ngày là cô lại quên hết mọi mệt mỏi. Ngoài việc chăm dạy học và chăm lo sinh hoạt hàng ngày cho học sinh, tối đến cô Giang vừa tranh thủ soạn giáo án vừa tay ẵm con còn nhỏ. Tại vì điểm trường quá xa không thể kéo điện lưới đến nên tại đây chỉ biết dùng điện năng lượng nước, lúc có lúc không.
Cô giáo Hoàng Thị Giang (sinh năm 1988) là người dân tộc Tày. Sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang, cô thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nơi này. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, thay vì chuyển đến sống ở 1 nơi có điều kiện sống tốt hơn, cô giáo Giang quyết định quay lại quê hương của mình để dạy dỗ các em học sinh, mong muốn các em có con chữ, tương lai sẽ được thắp sáng.
Cô giáo Hoàng Thị Giang (sinh năm 1988) là người dân tộc Tày. Sinh ra và lớn lên tại xã biên giới Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang, cô thấu hiểu những khó khăn, vất vả của nơi đây.
Ngoài việc chăm dạy học và chăm lo sinh hoạt hằng ngày cho học sinh, tối đến cô Giang vừa tranh thủ soạn giáo án vừa tay ẵm con còn nhỏ.
Cùng tại điểm trường ngoài cô Giang ra còn có thầy giáo Hoàng Văn Dũng (sinh năm 1992), đây là năm thứ 4 thầy Dũng gắn bó với điểm trường. Hiện tại, thầy Dũng phụ trách lớp tiểu học với 8 em học sinh.
Tâm sự về những ngày đầu lên điểm trường, thầy Dũng cho biết: "Lúc mới lên trên này, tôi cũng rất buồn vì nhớ nhà và gia đình. Sau một thời gian giảng dạy thấy các em học sinh dù khó khăn nhưng vẫn rất chăm học, điều đó thật sự làm tôi xúc động cũng như yêu thương các em hơn. Lớp hiện có 8 em học sinh, đều là người H'Mông".
Thầy tâm sự thêm, đôi khi nhớ nhà chỉ biết gọi điện thoại về hỏi thăm và nhìn mọi người một chút, nhưng sóng điện thoại ở điểm trường chập chờn vì thế cuộc nói chuyện cũng không được trọn vẹn.
Những ngày đầu lên với môi trường thiếu thốn và khó khăn khiến thầy không khỏi suy nghĩ.
Tuy nhiên, những học sinh đã tiếp thêm tinh thần cho người giáo viên trẻ này.
Thượng Phùng là một xã miền núi giáp biên và khó khăn, để cải thiện bữa ăn cho học sinh của mình, giáo viên tại điểm đã cùng nhau cải tạo các mô đất trống quanh trường tăng gia sản xuất.
"Một phần ý tưởng trồng rau được đưa ra xuất phát từ nhu cầu thực tế. Những ngày mưa to, đường từ trường đi ra chợ sạt lở, cây cối đổ chắn ngang đường xe không thể đi qua. Nếu không có nguồn rau xanh tự sản xuất thì xem như bữa đó các con không có rau ăn", cô Giang kể.
Cứ mỗi chiều đến sau khi kết thúc ngày lên lớp, các thầy cô cùng nhau san những mô đất cao xuống, tạo thành các luống để trồng. Đến thời điểm này, nhà trường đã chủ động được rau sạch cho học sinh. Trước việc học sinh bỏ học giữa chừng cũng xảy ra thường xuyên tại đây vì thế ngoài việc dạy học và chăm lo bữa ăn hàng ngày cho các em thì giáo viên còn là người đi vận động người dân để thấy rõ quan trọng của việc học đối với tương lai.
Trước đây, việc vận động các gia đình cho con em đi học rất khó khăn, đặc biệt là đồng bào người H'Mông, có trường hợp do hoàn cảnh gia đình, các em không được đến lớp, các thầy cô giáo phải tìm đến tận nhà vận động, các thầy cô tại đây cho biết.
Ngoài việc dạy học và chăm lo bữa ăn hàng ngày cho các em thì giáo viên còn là người đi vận động người dân để thấy rõ quan trọng của việc học đối với tương lai.
CỐ GẮNG TẠO ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO HỌC SINH
Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng các thầy cô giáo vẫn bám điểm trường, và đều dành hết tâm huyết, ngày đêm dạy dỗ, chỉ bảo các em.
Lên đây, các thầy cô vừa nỗ lực chăm sóc, dạy dỗ trẻ vừa cố gắng học tiếng địa phương, tập quán của người dân để dễ trao đổi, vận động, tuyên truyền cho phụ huynh đưa các em đến trường. Dạy học tại vùng cao, nỗi lo thường trực đối với các thầy cô là những ngày đông giá rét, khi nhìn thấy các em khoác trên mình bộ quần áo mỏng manh, môi tím ngắt vì lạnh, cố bám đôi chân trần trên những phiến đá sắc nhọn, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
Chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho các em học sinh.
"Hàng ngày chỉ cần thấy các con chăm ngoan, chịu khó học và ăn ngon miệng là chúng tôi đã thấy hạnh phúc", cô Giang chia sẻ thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.