Cùng đi du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất

Thứ sáu, ngày 21/01/2022 18:16 PM (GMT+7)
Được mệnh danh là đảo không người lớn nhất thế giới, đảo Devon thuộc quần đảo Parry (Canada) sẽ đưa du khách tới một Sao Hỏa thu nhỏ trên địa cầu.
Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 1.

Mang tên đảo Devon, vùng đất tại vịnh Baffin, Nunavut (Canada), từ năm 1997 đã trở thành khu vực được giới khoa học lựa chọn làm địa điểm thử nghiệm môi trường Sao Hỏa ngay trên địa cầu. Ảnh: Google.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 2.

Nằm giữa Greenland và Canada, đảo Devon thuộc quần đảo Parry, với chiều dài 515 km và chiều rộng 160 km, tổng diện tích của đảo Devon lên tới 55.247 km2. Devon lớn hơn diện tích của Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Sĩ, Đài Loan (Trung Quốc) cũng như nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Ảnh: Travel2unlimited.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 3.

Điểm nổi bật nhất tại đảo Devon là hố thiên thạch Haughton. Các nhà địa chất học dự đoán hố được tạo nên từ một vụ va chạm thiên thạch với Trái Đất khoảng 23 triệu năm trước. Vụ nổ với sức công phá 100 triệu kiloton tạo nên hố có đường kính 20 km. Ảnh: Pascal Lee/Haughton-Mars Project.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 4.

Có địa hình giống với nhiều hố thiên thạch trên các hành tinh khác nên hố Haughton được sử dụng làm nơi thử nghiệm các loại robot khảo sát không người lái hay xe địa hình. Trong ảnh là K10 Rover, robot thử nghiệm tại Devon trước khi được NASA cấp phép đưa lên vũ trụ. Ảnh: NASA.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 5.

Khu vực phía bên ngoài hố Haughton có địa hình gồ ghề. Các khối đất tại đây được phân tách bởi những rãnh nhỏ, giống với hình ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa được gửi về từ không gian. Những yếu tố này càng khiến cho Devon trở thành nơi thử nghiệm lý tưởng cho những phi hành gia trước chuyến du hành thật. Ảnh: Wikipedia.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 6.

Không có bản đồ chi tiết, không trạm thu phát khiến việc liên lạc của các phi hành gia trên Devon gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng đây lại là lợi thế để các phi hành gia làm quen với điều kiện ngoài vũ trụ. Ảnh: Brian Shiro/Wikimedia.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 7.

Trạm nghiên cứu FMARS được xây dựng năm 2000 tại Devon là một trong những công trình hiếm hoi con người có thể tìm thấy được tại đây. Ảnh: Brian Shiro/Wikimedia.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 8.

Thời tiết khắc nghiệt tại Devon khiến không ai chọn đây làm nơi sinh sống. 1/3 diện tích phía đông Devon bị bao phủ bởi tuyết dày, có nơi tuyết cao tới 700 m. Mùa hè là thời điểm duy nhất con người đặt chân tới đây do nhiệt độ tăng và tuyết tan. Vào mùa đông, nhiệt độ tại Devon có thể xuống tới âm 50 độ C. Ảnh: Joseph Palaia/Wikimedia.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 9.

Theo tài liệu ghi chép lại, người Inuit bản địa là những người cuối cùng sinh sống tại đây, trước khi bắt đầu rời đi vào năm 1930. Kể từ năm 1950, Devon chính thức không còn người sinh sống. Thời tiết cùng địa hình khắc nghiệt khiến thực vật khó phát triển. Tại khu vực phía bắc Devon - Truelove Lowland - do có nhiệt độ mùa hè khoảng 8-10 độ C và 50 ngày không có tuyết, một số loại động vật như gấu Bắc Cực, bò xạ hương có thể được bắt gặp. Ảnh: Murphy Shewchuk.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 10.

Vùng Bắc Devon, nơi thảm thực vật có 50 ngày mùa hè để phát triển. Ảnh: Martin Brummell.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 11.

Từ năm 2009 tới năm 2011, nhóm nghiên cứu 6 thành viên thuộc NASA đã thực hiện hành trình từ phía tây bắc Devon tới trạm nghiên cứu FMARS, Haughton. Hành trình gian nan và khắc nghiệt này sau đó đã được dựng thành phim tài liệu với tên gọi "Passage to Mars" để người xem hình dung được du hành vũ trụ khó khăn tới mức nào. Ảnh: Pascal Lee/Haughton-Mars Project.

Du lịch tới Sao Hỏa thu nhỏ trên Trái Đất - Ảnh 12.

Tới năm 2009, bằng sự giúp đỡ của NASA và nhóm nghiên cứu tại Haughton, một nhóm kỹ sư Google đã đặt chân tới đảo Devon để ghi lại hình ảnh sự sống tại Devon, sau đó đưa chúng lên Google Earth. Ảnh: Haughton-Mars Project.

Theo Zing

PV
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem