Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ

Thứ bảy, ngày 15/05/2021 19:30 PM (GMT+7)
Ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ trong đó có nghi lễ hát văn, hầu đồng ngày càng được tôn thờ trong dân gian. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu...

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay tín ngưỡng thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ” trong đó có nghi lễ hát văn, hầu đồng hiện nay được tôn thờ nhiều trong dân gian, tạo nên một bức tranh hết sức đa dạng và phong phú của đời sống văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam. Nhìn về góc độ văn hóa, hầu đồng là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, trong đó có âm nhạc, văn học, vũ đạo, kịch câm, mỹ thuật…

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 2.

Trước khi hầu đồng, mọi việc phải được chuẩn bị kỹ càng, từ chọn ngày lành, tháng tốt; thỉnh Phật, thỉnh Thánh rồi Mở Phủ. Chọn nơi Đền, Phủ, Điện phù hợp; mời con nhang, đệ tử, quan khách, chuẩn bị lễ vật dâng cúng; trang phục, phụ kiện; mời cung văn...

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 3.

Những người đứng giá hầu đồng gọi là thanh đồng - người trực tiếp thực hành nghi lễ hầu đồng. Thanh đồng được chọn, theo quan niệm dân gian, phải là người có đức độ, căn cao số mệnh, gia đình có cha mẹ ruột còn sống, có sinh đủ con trai con gái.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 4.

Những bộ trang phục của thanh đồng cũng rất phong phú, đa dạng tùy theo các giá đồng, thường thể hiện rất rõ đặc tính cũng như nguồn gốc xuất thân của từng vị thánh trong mỗi giá đồng.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 5.

Trong khi hầu đồng, người hầu đồng nhằm diễn tả lại tính cách, cuộc đời của một vị thánh mình đang hầu. Đó là những vị thánh giúp nước giúp dân. gọi là một giá đồng. Trong hầu bóng có tất cả 36 giá đồng, mỗi giá đồng sẽ có một bộ trang phục khác nhau.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 6.

Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 7.

Chỉ một vuông chiếu làm sân khấu với những đạo cụ đơn giản như, đao, kiếm gỗ, mồi nến, quạt giấy, dải lụa, hương, nến… vậy mà hàng chục các bóng Quan lớn, Chầu bà, ông Hoàng, bà Chúa, Thánh Cậu, Tiên Cô được các thanh đồng thể hiện.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 8.

Có những giá hầu “bốc đồng” làm cho khán giả dự hầu cùng vỗ tay nhún nhảy vui nhộn như mình đang trong vai diễn.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 9.

Những người tham dự “hầu” như được thưởng thức một buổi văn nghệ truyền thống, đặc sắc và có nhiều yếu tố truyền thống. Ngoài ra, đi “hầu” ở nơi xa mọi người được thăm quan các danh lam thắng cảnh cho tinh thần thoải mái sau những ngày lao động vất vả.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 10.

Đồ mã theo các giá hầu đồng cũng rất phong phú và đa dạng.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 11.

Mỗi đội hát văn phục vụ hầu đồng có tới 5, 7 người. Nhạc cụ để phục vụ hát văn rất phong phú; ngoài nhạc cụ cơ bản đàn nguyệt, trống, phách ra còn có sáo, tiêu, đàn thập lục, đàn nhị… Lễ nhạc chầu văn (cung văn) cùng những người phục vụ (đồng phò) luôn phải có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn.

Đặc sắc những giá hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ  - Ảnh 12.

Năm 2017, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO đã công nhận "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ" của người Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của Nhân loại.


 

Trà My
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem