Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Sùng Seo Ly (dân tộc Mông, sinh năm 1983) là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ năm 2013 đến nay.
Phóng viên Báo Điện tử Dân Việt có mặt tại Tả Thền A đúng dịp Bí thư chi bộ Sùng Seo Ly đang đi vận động bà con hiến đất mở rộng đường.
Đứng trước mặt đông đảo bà con trong thôn, Bí thư chi bộ Ly nói: "Làm đường to, đẹp, bà con vận chuyển chè qua đây rất thuận tiện, đi là đi cho bà con không phải đi cho tôi, đất nhà tôi không dính tý nào, đề nghị cho bà con, sướng cho bà con chứ phải sướng cho tôi đâu, làm đường có ảnh hưởng nhưng bà con phải cố gắng. Bây giờ mình hiến tý đất, có đường ô tô đi đến nơi bán cây có giá trị hơn, giá đất cũng tăng lên".
Diện tích chè của xã Thanh Bình ngày càng được mở rộng.
Ở phía đối diện bà con thôn Tả Thền A người mỉm cười vui vẻ, người gật đầu đồng ý, người đăm chiêu suy nghĩ "bí thư chi bộ Ly nói có lý, đúng". Từ những người đã hiểu được lợi ích của con đường mang lại, sẵn sàng hiến đất, Bí thư chi bộ Ly đã vận dụng người đồng tình để tuyên truyền những người chưa đồng tình.
Chia sẻ với Phóng viên, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Tả Thền A nói: "Trước khi mình thuyết phục người ta mình làm gương đi trước, có tiếng nói vừa nói vừa làm, nói ít làm nhiều, bà con thấy sản phẩm làm ra có thu nhập bà con nhìn thấy bà con làm theo. Giờ có Nghị quyết 10, mình trồng chè, dứa, chuối, bà con làm ra bao nhiêu có người mua bấy nhiêu ngay".
Bà con vùng cao chỉ tin vào việc thật, hành động thật nên ông Sùng Seo Ly luôn đi đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Để làm gương cũng như có tiếng nói với bà con, Bí thư Chi bộ Sùng Seo Ly đã tìm hiểu và lập mô hình phát triển kinh tế từ cây ăn quả với gần 3.000 cây chuối cho thu hoạch, hơn 1 ha chè.
8 năm trước bí thư chi bộ Ly tiên phong trồng chè, khi người dân còn e ngại trồng loại cây mới ở địa phương. Khi cây chè ông Sùng trồng cho thu nhập đã có 11 hộ đăng ký tham gia trồng. Đến nay 76/76 hộ dân trong thôn trồng theo, có hộ thu hoạch gần 20 triệu đồng/ tháng từ cây chè.
Như gia đình anh Sùng Lử đã "biến" nương sắn, nương ngô thành đồi chè, nhờ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, chăm sóc tốt nên cuộc sống của gia đình anh Lử đã có của ăn của để. "Nhà tôi trồng hơn một vạn cây chè, bình thường mỗi tháng thu nhập từ 7 -8 triệu, cuộc sống cũng khá hơn trước rồi. Trước đây làm nương ngô nương sắn không cho thu hoạch mấy, cuộc sống khó khăn lắm" - anh Sùng Lử vui vẻ chia sẻ.
Ông Phùng Huy Tường, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Bình cho biết: "Việc vận động người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả theo Nghị quyết 10, xác định phát triển cây trồng chủ lực của địa phương là rất quan trọng.
Đồng chí Sùng Seo Ly là Bí thư chi bộ thôn gương mẫu, vận động tốt người dân làm theo, là người tiên phong trong việc đổi mới phát triển nông nghiệp hàng hóa. Qua đó góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng".
Là người đứng đầu tổ chức đảng ở địa phương, bà Tráng Minh Hoa, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đánh giá: "Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, hiện xã có 450ha chè cho thu hoạch, 300ha đang chăm sóc, hiện xã cho rà soát các hộ dân và tiếp tục mở rộng diện tích trồng chè và hoàn thành kế hoạch trồng được giao năm nay là gần 100ha".
Theo ông Giàng Quốc Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Khương, tỉnh Lào Cai, với thế mạnh là vùng trồng chè trọng điểm của tỉnh, thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, huyện Mường Khương đã chuyển đổi 1.969 ha đất trồng cây kém hiệm quả sang phát triển các ngành hàng chủ lực, phần lớn là trồng cây chè.
Năm 2022, huyện Mường Khương được UBND tỉnh Lào Cai giao trồng mới 860 ha chè. Đến nay, người dân đã đăng ký và trồng 897,16 ha vượt nhiệm vụ được giao. Huyện Mường Khương là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh Lào Cai về phát triển nông nghiệp hàng hóa, trong đó, diện tích chè chiếm 50% diện tích các cây trồng chủ lực của huyện. Với tổng diện tích chè tập trung là 3.171 ha, trong đó chè kinh doanh là trên 2.127 ha và chè kiến thiết cơ bản là trên 1.043 ha.
Chè thành phẩm sau khi chế biến có thể đóng gói xuất ra thị trường.
Không chỉ ở huyện Mường Khương, ở các vùng chuyên canh trồng dứa, quế, dược liệu, chuối, chăn nuôi lợn khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ khi Nghị quyết 10 được triển khai, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích kém hiệu quả. Đồng thời liên kết với các đơn vị, Doanh nghiệp tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân, từng bước phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đồng thời tuyền truyền đến người dân nắm rõ chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo sự đồng thuận trong nhận thức, chung sức hành động thực hiện Nghị quyết số 10 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai.
Từ đó, người dân khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại các địa phương.
Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Nghị quyết 10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lào Cai đã triển khai, tập huấn, triển khai Nghị quyết đến tất cả đảng bộ trực thuộc, các huyện, thị, thành phố đã phối hợp triển khai đến tất cả các xã, phường, thị trấn cũng như một phần bà con nhân dân. Sau đó đảng bộ các xã, phường, thị trấn tập huấn lại cho bà con.
Để Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào cuộc sống, đến với người nông dân, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm giải pháp.
Địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, xây dựng chiến lược phát triển và các kế hoạch giai đoạn, hàng năm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết của HĐND về các Chương trình MTQG và các Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chuyển đổi số…
Lào Cai đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp như mã số vùng trồng, truy suất nguồn gốc, kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia sâu rộng vào thị trường toàn cầu, để cơ bản hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có sản phẩm sản xuất đạt chất lượng, truy xuất nguồn gốc; tỉnh Lào Cai bước đầu đã tổ chức lại sản xuất, sản xuất theo tiêu chuẩn Quốc tế, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu; lựa chọn ngành hàng, sản phẩm đặc hữu để tổ chức lại sản xuất, hạ chi phí sản xuất so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại; thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị mà vai trò nòng cốt là các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo đánh giá ban đầu, các cán bộ Thường trực Ban Chỉ đạo trực tiếp tham gia thực hiện các hoạt động tại cơ sở là nguồn động viên, khích lệ nhân dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá; tạo hiệu ứng tốt cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đảng viên và nhân dân vào cuộc quyết liệt, tinh thần trách nhiệm cao góp phần tích cực trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 10-NQ/TU.
Không chỉ cây chè, chuối cũng là một trong những 5 cây một con chủ lực của Nghị quyết 10 mang lại ấm no cho bà con các dân tộc tỉnh Lào Cai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.