Danh tướng trước khi chết liền ra lệnh giết vợ, con trai, cháu trai, phẫn nộ cào nát cả mặt mình vì điều này

Minh Nhật (theo Sohu) Thứ sáu, ngày 03/09/2021 19:42 PM (GMT+7)
Trịnh Thành Công là danh tướng kiệt xuất thời kỳ cuối nhà Minh đầu nhà Thanh của Trung Quốc, lãnh đạo cuộc nổi dậy phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên, Trịnh Thành Công không may chết trẻ, trước khi chết, ông đã ra một mệnh lệnh rất tàn nhẫn để giết vợ, con trai và cháu trai của mình.
Bình luận 0
Danh tướng trước khi chết liền ra lệnh giết vợ, con trai, cháu trai, phẫn nộ cào nát mặt mình vì điều này - Ảnh 1.

Trịnh Thành Công khiến không ít người bất bình vì ra lệnh giết con trai cả, vợ và cháu trai. Ảnh Sohu.

Theo Sohu, Trịnh Thành Công (1624-1662) là nhà lãnh đạo quân sự, chính trị kiệt xuất cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Ông sinh tại Hirado, Nhật Bản, cha là Trịnh Chi Long - cũng là một thủ lĩnh quân sự kiem thương nhân và... hải tặc còn mẹ là người Nhật.

Trịnh Thành Công đã dùng 16 năm cuối đời mình để kháng chiến chống nhà Thanh. Tuy nhiên, do không thành công trong các chiến dịch quân sự tại miền Đông Nam Trung Quốc trong nỗ lực phản Thanh phục Minh, ông phải đưa tướng sĩ và gia quyến vượt biển di cư sang Đài Loan. 

Sau đó ông tổ chức và chỉ huy một hạm đội tiến hành chiến dịch quân sự đánh bại công ty Đông Ấn Hà Lan trên đảo Đài Loan từ năm 1661 đến 1662, tiếp tục tiến hành xây dựng lực lượng vững mạnh trên đảo nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chống nhà Thanh ở đại lục.

Sau khi Trịnh Thành Công bệnh rồi mất khi mới chỉ 38 tuổi, con trai cả của ông là Trịnh Kinh tiếp tục tăng cường cai trị trên đảo Đài Loan cho tới khi bị tướng Thi Lang của nhà Thanh vượt biển mang quân tới tiêu diệt năm 1683.

Cái chết đột ngột của Trịnh Thành Công khi ông còn quá trẻ đã khiến vô số người tiếc nuối. Bởi nếu sống thọ hơn, có thể ông sẽ tạo nên nhiều kỳ tích hơn nữa. Tuy nhiên, trước khi chết, danh tướng này đã ra một sắc lệnh tàn nhẫn, gây tranh cãi đó là giết vợ, con trai Trịnh Kinh và cháu trai - (con của Trịnh Kinh).

Vậy tại sao Trịnh Thành Công lại làm như vậy? Đó là vì chuyện "bê bối" của Trịnh Kinh - người con trai cả đã được chọn để kế nghiệp ông. Theo Sohu, Trịnh Kinh sinh năm 1642, là con trai cả của Trịnh Thành Công và vợ là Đổng thị. 

Từ nhỏ Trinh Kinh thông minh ham thích văn học, là người nhân đức, được lòng dân, về sau kết hôn cùng con gái của quan Thượng thư Đường Hiển Duyệt. Khi Trịnh Thành Công mang quân chinh chiến, Trinh Kinh cùng mẹ ở lại Kim Môn, Hạ Môn trù tính lo liệu lương thực và cung cấp quân nhu.

 Năm 1661 khi Trịnh Thành Công đông chinh Đài Loan thì nhận tin vui từ quê nhà, Trịnh Kinh vừa có một người con trai, dòng họ Trịnh đã có người nối nghiệp.

Nhưng Trịnh Thành Công vui mừng chưa được bao lâu thì ông lại nhận tin dữ, người cháu trai mới sinh này là kết quả của một mối tình vụng trộm. 

Theo đó, Trịnh Kinh đã thông dâm với người vú nuôi của em trai tên là Chiêu Nương. Kết quả của mối tình vụng trộm ấy là bé trai, đặt tên là Trịnh Khắc Tang. Mối tình này đã bị nhiều người gièm pha, chê cười, thậm chí một số sĩ phu còn cho rằng đây là việc loạn luân.

Trịnh Thành Công nghe được tin ấy rất tức giận và xấu hổ, bèn hạ lệnh xử tử Chiêu Nương. Trịnh Kinh từ chối giao nộp người tình, đem giấu Chiêu Nương đi. Bố vợ của Trịnh Kinh tiếp tục tố cáo với Trịnh Thành Công khiến ông nổi cơn thịnh nộ, lập tức triệu con thứ là Trịnh Thái tới thay thế Trịnh Kinh phòng thủ Kim Môn và Hạ Môn đồng thời ra lệnh cho Trịnh Thái giết chết mẹ con Trịnh Kinh- Đổng thị cùng cháu trai Trịnh Khắc Tang.

Danh tướng trước khi chết liền ra lệnh giết vợ, con trai, cháu trai, phẫn nộ cào nát mặt mình vì điều này - Ảnh 2.

Trịnh Thành Công nghe nhiều người dị nghị, gièm pha về mối tình vụng trộm của con trai cả nên rất tức giận. Ảnh Sohu.

 Tuy nhiên, một viên tướng tên là Chu Toàn Bân đã dựa vào lực lượng quân đội dưới quyền mình để chống lại sắc lệnh trên của Trịnh Thành Công và đã cho bắt giam Trịnh Thái, lập Trịnh Kinh.

Trịnh Thành Công đang ốm, nghe được tin này, trong lòng vừa buồn vừa giận dữ, khiến bệnh tình nặng thêm.

Trước khi lâm chung, ông còn gào lên: "Ta không còn mặt mũi nào mà nhìn tiên đế dưới suối vàng nữa" rồi lấy tay cào nát mặt mà chết.  

Tuy nhiên, theo một số sách sử như Đài Loan ngoại chí của Giang Nhật Thăng thì Trịnh Thành Công bệnh tình lúc đầu chưa thật sự nghiêm trọng, có thể đọc sách, trò chuyện và ăn uống bình thường, nhưng lại đột ngột trở nặng rồi qua đời, nên một số học giả tỏ ý nghi ngờ ông bị đầu độc mà chết. Sau khi Trịnh Thành Công chết, người con trai cả Trịnh Kinh lên nắm quyền cai quản Đài Loan cho đến năm 1683 thì bị nhà Thanh tiêu diệt.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem