Clip bánh quy anh Nguyễn Văn Hoài Nam

Trong căn nhà thuê chừng 100m2 nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP. Đà Lạt, chúng tôi gặp anh Nam cùng những cộng sự đang tỉ mẩn nặn những viên bánh quy hình hạt cà phê. Tuy nhiên, để đủ can đảm bỏ việc làm ổn định hàng chục năm qua tại bệnh viện, anh Nam đã phải đánh đổi rất nhiều và chấp nhận làm lại từ đầu với mong muốn đưa các loại đặc sản của TP.Đà Lạt như cà phê Arabica, dâu tây, trà xanh...vào trong từng hạt bánh.

"Mong muốn của tôi là cho mọi người ăn bánh quy nhưng lại nhớ đến các đặc sản của TP. Đà Lạt, quy trình sinh trưởng, phát triển của hạt cà phê. Đặc biệt, tôi mong muốn những người khiếm thính đã cùng đồng hành trước đây có cơ hội để thể hiện khả năng, có thu nhập ổn định và không mặc cảm với bản thân", anh Nguyễn Văn Hoài Nam chia sẻ.

Từ những biến cố trong cuộc sống, ảnh hưởng của dịch Covid-19, đam mê và tâm niệm giúp đỡ người khiếm thính, anh Nam đã quyết tâm làm ra sản phẩm bánh quy chất lượng, độc đáo trên thị trường.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 2.

Tiếp phóng viên trong không gian chừng 15m2 vừa là phòng làm việc, vừa là phòng khách trong căn nhà của mình, anh Nam cho biết, ý tưởng đưa cà phê vào bánh quy là sự tình cờ và cũng từ một biến cố lớn trong cuộc sống của anh. Từng là cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng 10 năm nhưng chàng trai này vẫn quyết định nghỉ việc để tìm hướng đi mới của cuộc đời mình.

"Khi đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng với mức lương chỉ đủ sống thì tôi đã gặp một biến cố rất lớn trong cuộc sống gia đình. Đây cũng chính là bước ngoặt của cuộc đời tôi ở tuổi 30. Tôi quyết định nghỉ việc.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 3.

Anh Nam kiểm tra lại mẻ bánh trước khi đưa vào lò nướng.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 4.

Để bản thân được nhẹ nhàng, quên đi những mệt mỏi tôi đã đến huyện Đức Trọng làm việc. Nhưng sao đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tôi quay trở lại TP.Đà Lạt. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều về cà phê Arabica Cầu Đất Đà Lạt. Tôi cũng rất tâm đắc với câu nói của ông Đặng Lê Nguyên Vũ rằng hãy đưa sản phẩm cà phê Tây Nguyên vươn tầm thế giới. Chính vì vậy, tôi đã xác định được hướng đi chính của mình là cà phê, nhưng hương vị ấy phải nằm trong một sản phẩm gì đó thật khác biệt", anh Nam chia sẻ.

Chính vì những suy nghĩ đó, anh Nam đã mày mò, nghiên cứu để làm sao đưa hương vị cà phê, dâu tây, trà xanh vào trong những chiếc bánh quy. Từ đó, sản phẩm bánh quy hình hạt nhân cà phê với những màu sắc khác nhau tượng trưng cho từng giai đoạn phát triển của hạt cà phê đã dần hiện ra và thành hình vào giữa năm 2022.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 5.

Toàn bộ các công đoạn trong quá trình làm bánh quy của anh Nam đều được làm thủ công.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 6.

Từ những tìm hiểu, nghiên cứu riêng, anh Nam đã quyết định sử dụng số vốn ít ỏi của mình là 10 triệu đồng để mua nguyên liệu về thử nghiệm làm bánh. "10 triệu đồng, tôi chỉ mua được một chiếc máy nướng bánh nhỏ dành cho gia đình và các loại nguyên liệu để làm bánh và thử nghiệm. Thời gian ban đầu làm bánh, tôi làm bánh mà bị cuốn theo thời gian, có hôm 12 giờ đêm vẫn không ngủ vì mong muốn hoàn thiện một sản phẩm ưng ý nhất", anh Nam chia sẻ.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 7.

Anh Nguyễn Văn Hoài Nam cũng chia sẻ, thời gian đầu anh gặp rất nhiều khó khăn, có những mẻ bánh do chưa có kinh nghiệm nên bị cháy, cứng hay hương vị chưa chuẩn thành ra đã phải đổ bỏ, không thể xuất bán. Tuy vậy, với niềm đam mê và quyết tâm làm một loại bánh đặc biệt chưa có trên thị trường nên anh Nam tiếp tục lên mạng tìm hiểu cách làm bánh quy.

"Cà phê là thức uống phổ biến, có mặt trong đời sống của chúng ta từ rất lâu. Nhưng theo tôi tìm hiểu thì bánh quy có vị cà phê hiện chưa có. Cùng 1 loại bánh nhưng hương vị, màu sắc của bánh thể hiện được quy trình phát triển của hạt cà phê lại càng không có. Từ suy nghĩ đó, tôi đã nảy ra ý tưởng làm bánh quy có hình dáng của hạt cà phê, màu sắc, hương vị cũng thay đổi theo hành trình phát triển của chúng.

Công thức nhào bột thì như nhau, nhưng màu sắc, hương vị được tôi sử dụng lại có sự khác biệt. Nhìn chung, bánh được làm ra có đầy đủ các thành phần gồm bơ, bột, đường, trứng, sữa. Theo hành trình phát triển của hạt cà phê, tôi sẽ sử dụng màu, hương vị của dâu tây, trà xanh, cà phê, vani để phối trộn. Đây cũng là cách tôi đưa các đặc sản tại TP.Đà Lạt vào những hạt bánh quy của mình", anh Nam cầm hộp bánh nhiều màu sắc của mình giải thích.

img
img
img
img

Những chiếc bánh quy hình hạt cà phê đều tăm tắp được làm hoàn toàn thủ công trong cơ sở của anh Nam.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 9.

Anh Nam cũng cho biết thêm, lúc hạt cà phê còn xanh, anh sẽ sử dụng màu và hương vị của trà xanh Cầu Đất để phối trộn màu, tạo hương vị. Sau đó, hạt cà phê sẽ chín, anh sử dụng sản phẩm dâu tây Đà Lạt để tạo ra màu đỏ đặc trưng. Quả cà phê khi chín được người dân chà vỏ tạo ra màu vani, anh Nam sử dụng nguyên liệu vani để tạo màu. Khi lớp vỏ màu vani được bóc ra, người sản xuất sẽ rang lên để hạt cà phê có màu cà phê sữa, màu bạc xỉu. Màu của cà phê đen sẽ là giai đoạn cuối cùng của hạt cà phê trước khi đến tay người tiêu dùng.

Anh Nam cho hay: "Bánh quy màu cà phê đắng thường là ít đường, có vị đắng nhất, dành cho những ai có gu cà phê không đường. Vì vậy, với một hũ bánh đầy đủ quy trình của tôi thì cà gia đình có thể sử dụng được. Với màu xanh, đỏ và vani thì người già và trẻ em trong nhà sử dụng, còn vị bánh cà phê sữa, cà phê đen sẽ được người trẻ, trung niên trong gia đình dùng. Thời gian tới, tôi sẽ liên kết với các đơn vị khác để làm bánh có vị mắc ca, đông trùng hạ thảo hay hồng treo gió Đà Lạt".

Tiếng chuông của lò nướng liên tục vang lên, báo hiệu mẻ bánh mới được ra lò, anh Nam lại cùng nhân viên của mình thêm mẻ bánh mới vào. Quy trình cứ tuần hoàn, lặp đi lặp lại giống như từng giai đoạn phát triển của hạt cà phê mà chàng trai này vừa giới thiệu với phóng viên. Hoàn thành công việc, anh Nam dẫn tôi vào phòng làm bánh để chúng tôi tận mắt chứng kiến công việc hoàn toàn thủ công của sản phẩm bánh quy hạt cà phê.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 10.

Chủ nhân của ý tưởng làm bánh quy hạt cà phê cho hay, từ màu bánh vị vani mới có vị cà phê. Tuy nhiên, tỷ lệ cà phê sẽ được phối trộn từ 5% đến 25% cho các màu vani, cà phê sữa, cà phê đen. Các màu của bánh quy hạt cà phê sẽ dành cho những người có gu uống cà phê đậm, nhạt khác nhau.

Điều đặc biệt trong số những nhân viên của anh Nam là có không ít nhân viên là người khiếm thính trong số đó có anh Huỳnh Ngọc Sơn. Anh Huỳnh Ngọc Sơn (21 tuổi, quê Quảng Nam) đang cặm cụi tạo hình hạt bánh quy bằng chiếc thìa nhỏ. Đây là chàng trai đã gắn bó cùng anh Nam từ thời gian đầu khởi nghiệp, làm bánh tại Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng.

img
img
img

Chàng trai khiếm thính Huỳnh Ngọc Sơn và các học viên đã được anh Nam tận tình hướng dẫn các kỹ thuật làm bánh

Anh Nam kể lại: "Từ tháng 5/2022, tại Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng có một bếp nấu ăn nên tôi đã phối hợp với trường, đưa nguyên liệu và công thức làm bánh vào để các em học sinh khiếm thính làm bánh. Khi các em làm bánh xong, tôi bán ra thị trường rồi sẽ trả tiền lời hỗ trợ các em. Tôi luôn tâm niệm, khi nào mình còn làm, cơ sở còn hoạt động thì vẫn sẽ là hỗ trợ người khiếm thính. Càng làm việc với họ thì tôi cảm thấy rất thương họ".

"Người mù, người mất tay, mất chân thì họ còn có thể nói được cõi lòng, tâm sự của mình, thế nhưng, người khiếm thính thì không thể làm như vậy mà phải sử dụng ngôn ngữ tay chân. Chính vì vậy, nếu mình quay lưng với họ thì cả thế giới sẽ quay lưng với họ. Khi mà một người không nói lên cõi lòng của họ thì sẽ rất cùng cực, u tối, không có cơ hội để phát triển", anh Nam chia sẻ.

Chính vì vậy, cho đến khi không còn liên kết với Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng nữa nhưng anh Nam vẫn luôn hỗ trợ và nhận những em học sinh đã ra trường về làm việc cho mình.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 12.

Tại phòng làm bánh, chúng tôi phải nhờ sự phiên dịch của anh Nam để trao đổi với chàng trai khiếm thính Huỳnh Ngọc Sơn. 

"Đầu năm 2023, em tốt nghiệp Trường Khiếm thính tỉnh Lâm Đồng, mong muốn trải nghiệm công việc bên ngoài nhưng gặp rất nhiều khó khăn do mình bị khiếm thính. Từ việc giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên đều bị ảnh hưởng, gặp khó khăn. Chính vì vậy, tháng 6 em đã liên hệ và được anh Nam nhận vào làm việc. Hiện nay, em đang làm bánh quy cùng anh Nam và được trả lương từ 7-8 triệu đồng tùy vào lượng sản phẩm làm ra. Số tiền trên em gửi về quê cho mẹ chữa bệnh. Em mong muốn anh Nam sẽ thành công hơn nữa để hỗ trợ nhiều bạn bị khiếm thính như em vào làm việc, thay đổi cuộc sống", chàng trai Huỳnh Ngọc Sơn xúc động chia sẻ.

Đến nay, mỗi tháng cơ sở sản xuất bánh quy vị cà phê của anh Nam đang làm ra khoảng 500kg bánh. Mỗi kg bánh được anh Nam đưa ra thị trường với giá từ 300.000-450.000 đồng và được tiêu thụ bởi các đối tác, cửa hàng, quán cà phê trên cả nước thông qua kênh bánh hàng shopee và facebook. Anh Nam cũng mong muốn sau này phát triển, mở rộng sản xuất để đưa sản phẩm bánh của mình rộng rãi ra thị trường. Từ đó, anh Nam có điều kiện để giúp đỡ những người khiếm thính có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Chỉ với 10 triệu đồng, anh thanh niên đưa đặc sản Đà Lạt lên một tầm cao mới từ các loại bánh quy độc, lạ - Ảnh 13.

 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem