Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ Bát Xát: Những chàng Sơn Tinh của vùng sơn cước

Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ của thôn Tân Quang, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chỉ gần 10 người, nhưng những chàng trai thuộc dường như có mặt ở mọi nơi trên địa bàn, mỗi khi có thiên tai, bão lũ xảy ra. Có người còn nói đùa: Các anh như những chàng Sơn Tinh của vùng sơn cước này, giúp dân chống lại giặc nước, giặc lũ.

img
img
img
img

Ở huyện Bát Xát, địa hình chủ yếu là đồi núi, các loại hình thiên tai thường gặp là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đội xung kích PCTT tại chỗ của huyện được thành lập từ gần 2 năm nay và đã có tới gần 150 thành viên.

Chuyện của bà Dần 

Đến thời điểm này bà Trần Thị Dần (xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) vẫn không quên được những nỗi ám ảnh của đêm mưa tầm tã cách đây 2 năm. Đó là vào đêm ngày 19/7/2018, khi bà Dần đang đi nấu ăn cho  nhóm thợ làm công trình ở cách nhà hơn 20km, thì nhận được cuộc điện thoại báo tin dữ. Sau nhiều ngày mưa kéo dài, căn nhà nhỏ của gia đình bà đã bị hàng trăm m3 đất đá từ quả đồi phía sau, vùi lấp.  Chỉ có may mắn mới cứu mấy thành viên trong gia đình bà Dần sống sót. Còn lại toàn bộ tài sản ít ỏi, từ cuốn sổ đỏ, vài bao thóc, chiếc tivi cũ kỹ và đàn gà nuôi cũng bị vùi trong đống bùn đất

Cũng từ đó, gia đình bà không dám ở lại trong căn nhà gỗ đó nữa. 

Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ

Bà Trần Thị Dần, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

CHIA SẺ


Bà Dần không bao giờ quên được khoảnh khắc kinh hoàng của vụ sạt lở đất cách đây 2 năm

Sạt lở đất tại Lào Cai

Quả đồi sau nhà bà Dần vẫn còn y nguyên dấu tích sạt lở

CHIA SẺ

Ngay đêm hôm ấy, Đội xung kích của thôn Tân Quang đã có mặt, hỗ trợ, cùng người con trai  của bà Dân, lôi được vài bao thóc trong nhà ra, cố gắng để có được nguồn thức ăn cầm cự trong chuỗi những ngày chật vật đó. 

img
img
img
img

Dấu tích ngôi nhà gỗ bị hàng trăm m3 đất đá ào xuống, chôn vùi quá nửa, giờ chỉ còn lại như một túp lều xiêu vẹo, thủng lỗ chỗ

Không dừng lại ở đó, nhờ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của họ hàng, làng xóm và đặc biệt là Đội xung kích phòng chống thiên tai, gia đình bà Dần đã dọn đến chỗ ở mới, một căn nhà cấp 4 được xây dựng kiên cố ở nơi an toàn hơn, gần đó. 

img
img

Đội xung kích PCTT tại chỗ xã Trịnh Tường cùng gia đình bà Dần, trước ngôi nhà kiên cố được xây dựng, thay cho ngôi nhà gỗ đã hư hỏng nặng vì bị sạt lở đất.

Cũng kể từ đó, những chàng trai của Đội xung kích PCTT tại chỗ xã Trịnh Tường được gia đình bà Dần coi như thành viên trong gia đình. Bà Dần bảo: "Hễ có việc gì nặng nhẹ gì các anh cũng đến giúp, mưa gió chẳng ngại. Dân làng thôn trong, xóm ngoài ai cũng quý mến như thế cả chứ chẳng riêng nhà tôi đâu. Họ như những chàng Sơn Tinh ở đây vậy.. ".

img
img

Giờ đây, những thành viên của Đội xung kích được gia đình bà Dần coi như người thân trong nhà

Gia đình của Bà Dần cũng chỉ là một trong số nhiều hoàn cảnh khác tại xã Trịnh Tường được các thành viên của Đội xung kích hỗ trợ giúp đỡ chẳng nề hà. Chính vì tinh thần trách nhiệm như của những người lính: Vì dân, vì trách nhiệm, làm nhiệm vụ chẳng ngại khó nhọc, nên các anh luôn được người dân quý mến. 

Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ Bát Xát: Những chàng Sơn Tinh của vùng sơn cước

Lực lượng tuyến đầu giúp giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Đội Xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được thành lập vào đầu năm 2019, đến nay đã có 149 thành viên nằm ở tất cả các thôn bản trên địa bàn xã. Công việc của đội là thường xuyên kiểm tra các các điểm xung yếu trên địa bàn, có nguy cơ xảy ra thiên tai. Hỗ trợ các cấp chính quyền sơ tán dân, tìm kiếm cứu nạn, sơ cấp cứu tại chỗ ngay từ giờ đầu khi xảy ra thiên tai, giúp dân sửa chữa nhà cửa vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống...

img
img

Tuy quân số không nhiều, nhưng bất kể chỗ nào trên địa bàn gặp vấn đề về phòng chống thiên tai, các thành viên của Đội xung kích đều lên đường và có mặt với tâm thế như của người lính ra mặt trận.

Ông Vũ Khắc Trọng - Đổi trưởng Đội đội xung kích Phòng chống thiên tai xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Kể từ khi đội xung kích phòng chống thiên tai tại chỗ được thành lập, trên địa bàn xã Trịnh Tường đã giảm thiểu đáng kể những con số rủi ro do thiên tai. Trong năm 2020, một năm được đánh giá có những hiện tượng thiên tai dị thường xuất hiện ở nhiều nơi, trong đó huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai cũng phải hứng chịu những trận mưa lớn kèm lũ ống xuất hiện, thế nhưng, con số thiệt hại được đánh giá là không đáng kể so với những năm trước đây. Chỉ thiệt hại nhỏ trên một số diện tích lúa, ngô, khoai của bà con nông dân và một số công trình đường xá, công tác thủy lợi.

Ông Lưu Văn Tường - Chủ tịch xã Trịnh Tường, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai

img
img

Đội xung kích PCTT thôn Tân Quang đến từng nhà người dân, đặc biệt là những hộ có nguy cơ gặp rủi ro khi thiên tai xảy ra, để khảo sát, tư vấn và lên kế hoạch hỗ trợ khi cần thiết.

Trên toàn tỉnh Lào Cai, tính đến hết tháng 10/2020 đã xảy ra 34 đợt thiên tai, chủ yếu là rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, sét đánh. Những loại hình thiên tai trên xảy ra đã khiến 9 người thiệt mạng và 11 người bị thương. 8 trong số 34 đợt thiên tai xảy ra trong năm nay cần huy động cứu hộ cứu nạn. Đặc biệt làm gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh và gây thiệt hại hơn 400 tỷ đồng cho toàn tỉnh Lào Cai. Những con số này cũng được cho rằng đang giảm dần trong những năm gần đây.

Ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai


img
img
img
img
img

Từ đầu năm 2020 đến nay, trên toàn tỉnh Lào Cai, đã xảy ra 34 đợt thiên tai, chủ yếu là rét đậm, rét hại, lũ quét, sạt lở đất, sét đánh. 

Với những tỉnh như Lào Cai, có tới hơn 50% các huyện thuộc vùng cao. Khi có thiên tai xảy ra việc tiếp cận được địa bàn gặp nhiều khó khăn về giao thông, về hệ thống thông tin liên lạc. Bên cạnh đó, tại những huyện vùng cao, chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống, nhận thức của người dân chưa cao đi cùng với sự chủ quan đã dẫn đến những thiệt hại không đáng có.

Chính vì những hạn chế trên, nên trước kia tỉnh Lào Cai gặp khá nhiều thiệt hại do thiên tai gây ra. Quán triệt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" của Đảng và chính quyền tỉnh Lào Cai, trong đó lực lượng nòng cốt là các Đội xung kích Phòng chống Thiên tai tại chỗ đã giúp giảm thiệt hại xuống đáng kể. 

Đội xung kích PCTT tại chỗ

Ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai

CHIA SẺ

Đây là lực lượng xuất điểm từ chính những người dân địa phương, họ hiểu về phong tục tập quán, biết rõ về địa lý. Khi cần họ có thể nhanh chóng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra ngay lập tức, kịp thời giúp người dân di chuyển đến nơi an toàn, tránh các thiệt hại không đáng có.

Ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai














Tuy nhiên việc thành lập và duy trì hoạt động của Đội xung kích Phòng chống Thiên tai tại chỗ vẫn còn nhiều hạn chế do lực lượng xung kích cấp xã hiện nay, phần lớn, đều trong độ tuổi lao động, thường đi làm ăn ở xa địa phương... Vì vậy, khi xảy ra tình huống thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn cấp xã sẽ gặp khó khăn để huy động đủ lực lượng. Bên cạnh đó sự thiếu thốn về trang thiết bị cũng là một hạn chế khi lực lượng xung kích làm nhiệm vụ. Đặc biệt, hầu hết các địa phương đến nay đều chưa có nguồn kinh phí cụ thể để duy trì lực lượng này.

Để nâng cao năng lực phòng, ngừa, ứng phó thiên tai từ cấp cơ sở, Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức phòng, chống thiên tai cho người dân địa phương; diễn tập phòng, chống thiên tai tại các địa phương có vị trí đê điều trọng điểm, xung yếu và thường xuyên bị ngập lụt.

9 nhiệm vụ thường xuyên của Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ

(1). Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch PCTT, phương án ứng phó thiên tai của xã;

(2). Tập huấn, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

(3). Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân dân trong PCTT;

(4). Theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo và diễn biến thiên tai; báo cáo kịp thời với Trưởng BCH xã và thông báo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn bằng các biện pháp phù hợp;

(5). Kiểm tra, phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với nơi ở của người dân, các công trình, cơ sở hạ tầng trên địa bàn; chủ động xử lý và kịp thời thông tin đến người dân và Trưởng BCH xã để xử lý;

(6). Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương án được phê duyệt để chủ động phòng, chống khi có thiên tai; hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm thiết yếu đảm bảo an toàn đời sống và sinh hoạt khi thiên tai xảy ra;

(7). Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kịp thời báo cáo chính quyền, cơ quan chuyên môn để xử lý khi có các hành vi vi phạm pháp luật về PCTT;

(8). Quản lý, sử dụng đúng mục đích các trang thiết bị phục vụ công tác PCTT được giao theo quy định;

(9). Thực hiện các nhiệm vụ PCTT khác theo sự điều động, phân công của Trưởng BCH xã.

Đặc biệt, để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng lực lượng, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai đã có hướng dẫn cụ thể về trang bị công cụ, dụng cụ, bảo hộ lao động và các chế độ chính sách, bồi dưỡng cho lực lượng phòng chống thiên tai tại chỗ này. 


Cần sớm nhân rộng mô hình, phát huy vai trò của Đội xung kích PCTT tại chỗ trên cả nước

img
img

Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ cùng lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tìm kiếm người dân mất tính tại Trà Leng.

Không chỉ tại Lào Cai, hiện nay trên cả nước nhiều tỉnh thành đã thành lập mô hình phòng chống thiên tai tại chỗ đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tại các cấp xã, phường. 

Phải nói đến Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ của xã Trà Leng, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại xã Trà Leng vùi lấp hơn 50 người dân cùng nhiều nhà cửa và tài sản khiến cơ quan chức năng phải dùng nhiều phương án và huy động hàng trăm chiến sĩ bộ đội cùng lực lượng chức năng làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn tìm kiếm người dân mất tích. Trước nghìn m3 đất đá sạt lở đã gây không ít trở ngại và khó khăn trong công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tại Trà Leng. Trong bối cảnh đó Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ của xã Trà Leng đã khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cùng cơ quan chức năng. 

img
img
img
img
img

Đội xung kích Phòng chống thiên tai xã Trà Leng tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cùng lực lượng chức năng tại vụ sạt lở ở xã Trà Leng, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. 

Đội xung kích Phòng chống thiên tai tại chỗ xã Trà Leng đã nhanh chóng kịp thời hỗ trợ cơ quan chức năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, sơ tán người dân khỏi vùng nguy hiểm, khoanh vùng chỉ điểm những khu vực có khả năng xảy ra thiên tai, hỗ trợ đẩy nhanh tiến đỗ tìm kiếm những nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở này. 

Nhói lòng trước những hình ảnh kinh hoàng từ vụ sạt lở đất tại Trà Leng do đội xung kích Phòng chống thiên tai Trà Leng ghi lại.

Có thể thấy vai trò nòng cốt của đội xung kích phòng chống thiên tai tại xã Trịnh Tường (Lào Cai) và tại xã Trà Leng (Quảng Nam) là không thể thiếu trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại các địa phương. Việc xây dựng Đội Xung kích phòng chống thiên tai ở Việt Nam là thực sự cần thiết, trong bối cảnh nước ta được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn nhất từ thiên tai so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Tiến tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cần có những chính sách hỗ trợ triển khai các mô hình điển hình làm mẫu cho các xã trên cả nước học tập. Để khi các địa phương nhận thức được đây là việc sống còn với bản thân và gia đình, các địa phương chắc chắn sẽ luôn trăn trở xây dựng Đội Xung kích Phòng chống thiên tai, chăm lo cho lực lượng này.

 

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem