Đường hầm dài hơn 1.500 m do 13 thanh niên đục thủ công suốt 5 năm ở Trung Quốc

Thứ ba, ngày 17/08/2021 07:00 AM (GMT+7)
Nằm ở độ cao trên 1.700 m trên dãy Thái Hành Sơn, đường hầm ở làng Quách Lượng do 13 người tại Trung Quốc đục thủ công suốt 5 năm.
Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 1.

Làng Quách Lượng nằm trong rừng núi đá tại ngã ba chỗ giao nhau giữa tỉnh Sơn Tây và Hà Nam. Ngôi làng được bao quanh bởi những ngọn núi lớn, thế núi dựng thẳng đứng, cao ngút ngàn tầm mắt. Sâu trong núi Thái Hành Sơn, trên vách núi dựng đứng cao gần 200 m, Quách Lượng được mệnh danh là ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 2.

Ngôi làng nguy hiểm và nổi tiếng nhờ một con đường dài 1.526 m được xây dựng men theo vách núi đá cao và hiểm trở. Con đường này đã kết nối ngôi làng Quách Lượng với thế giới bên ngoài. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 3.

Để liên kết ngôi làng nằm ở vị trí biệt lập với thế giới bên ngoài, người dân địa phương đã bắt đầu xây dựng con đường cực kỳ ấn tượng này vào năm 1970. Ảnh: Xinhua/Getty.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 4.

Tuy nhiên, ít người biết ở thời điểm đó chính quyền địa phương từ chối tài trợ tiền xây đường chỉ để phục vụ cho 350 người sống ở Quách Lượng. Bởi vậy 13 người nông dân dũng cảm đã sử dụng các công cụ thô sơ, vật liệu nổ để đào một đường hầm vào trong các vách đá, và thật không may 7 người đã chết trong quá trình xây dựng. Nhưng những người còn lại đã không bỏ cuộc, họ đã khoan 12 tấn đá và dùng hết 4,000 chiếc búa. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 5.

Đường hầm chính thức được mở cửa cho khách bộ hành qua vào năm 1977. Con đường chỉ đủ rộng cho 2 xe ô tô lưu thông. Về sau nay, trải qua thời gian dài con đường ngày càng hoàn thiện hơn, tuy nhiên vẫn giữ bản gốc là chủ yếu. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 6.

Từ khi việc di chuyển tới làng Quách Lượng trở nên dễ dàng hơn thì cảnh quan độc đáo của ngôi làng càng thu hút nhiều du khách, đặc biệt là những người đam mê thư pháp, nhiếp ảnh và hội họa. Nhiều người dân làm việc ở tỉnh ngoài đã trở về làng để kinh doanh, phát triển du lịch. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 7.

Nhờ con đường đặc biệt này, từ cuối năm 2015, người dân ở làng Quách Lượng đã thoát khỏi cảnh nghèo đói nhờ kinh doanh du lịch. Ngôi làng đã đón 300.000 lượt khách vào năm 2017 với doanh thu từ du lịch lên tới 7,72 triệu USD. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm 1.250 m xuyên vách núi đục bằng tay suốt 5 năm - Ảnh 8.

Bây giờ, nhắc đến Quách Lượng người ta vẫn nghĩ đến ở đây có một trong 10 cung đường dốc nhất thế giới và cũng được biết đến như "một con đường mà người lái xe không được phép sai lầm". Chinh phục cung đường nguy hiểm và đặt chân đến ngôi làng, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc của những ngôi nhà ở đây mang phong cách rất mộc mạc, khoẻ khoắn. Vài chục hộ gia đình sống trong những ngôi nhà có tường được xây bằng đá núi, dính bằng vôi, cửa làm bằng gỗ… Đặc biệt nhất là mái ngói được làm bằng những phiến đá ngọc tìm thấy trong núi, dưới làn sương mỏng, hiện lên trông vô cùng tinh tế. Ảnh: Xinhua.

 

Thanh Hà
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem