Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng sớm tinh mơ, khi những chiếc thuyền nhỏ lộ ra giữa lòng hồ sông Đà rộng lớn cũng là lúc các em học sinh đang băng băng qua sông để tới trường. Gần tới bến, nhiều em vẫn còn ngái ngủ, số còn lại cười nói rộn rã át cả tiếng gió rít, tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền...
Huyện Đà Bắc là một huyện miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình, đường sá tại Đà Bắc đi lại vô cùng khó khăn do bị cách trở bởi những ngọn núi cao hàng trăm mét quanh lòng hồ sông Đà. Giao thông không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và còn nhiều lĩnh lực khác, đặc biệt là giáo dục.
Tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc), để đến điểm trường chính và phụ, các em học sinh và một số giáo viên phải đi bằng thuyền với khoảng cách từ 10 đến 25 km (mất hơn 1 giờ đồng hồ), băng qua lòng hồ sông Đà sâu hun hút hàng trăm mét vào mùa nước lên. Nếu đi đường bộ còn khó khăn hơn, vì khoảng cách xa cả trăm cây số, chưa kể đường núi sạt lở.
Thế nhưng bất chấp khó khăn, vất vả, học sinh tại đây vẫn hàng ngày đến trường. Các thầy cô thì miệt mài gieo con chữ, bởi trong họ, ai cũng nghĩ nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.
Các em học sinh đến trường phải dậy từ 5 giờ vì khoảng cách di chuyển rất xa. Khi đi thuyền, một số em còn "ngáp ngủ" vì dậy sớm, ngoài ra thời tiết những ngày này trở lạnh hơn càng khiến con đường đến trường của các em trở nên gian nan hơn bao giờ hết. Được biết, lòng hồ sông Đà mùa nước lên có thể sâu vài trăm mét, bình thường từ 50 đến hơn 100 mét.
Điểm trường chính trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Vầy Nưa nằm sát lòng hồ sông Đà, quanh năm bị "bao vây" bởi nước. Một số xóm nằm ở khu vực xa trường, nếu muốn đến trường sớm thì phải đi bằng thuyền, bởi lẽ đi đường bộ thì quá xa và đường sá cũng vô cùng khó khăn. Xóm Nưa là một điển hình, khoảng cách đến trường nếu đi bằng thuyền chỉ 15 km, nhưng đi đường bộ thì hơn 100 km.
Chính vì việc đi lại khó khăn, nên các em nhỏ xa trường, phải đi bằng thuyền đều ở bán trú. Thứ 2 các em đến trường, chiều thứ 6 phụ huynh đón dưới bến, những hôm mưa bão thì ở lại cả 2, 3 tuần là bình thường, vị Hiệu trưởng nói thêm.
Hầu hết các em đều không mặc áo phao khi đi thuyền, khi được hỏi, nhiều phụ huynh cho rằng, do các em biết bơi từ nhỏ nên không mặc, chỉ để sẵn trong thuyền để đề phòng sự cố lật thuyền. Đối với những người say sóng hoặc sợ độ cao, chỉ mới nhìn những chiếc thuyền này thôi cũng đủ để... say.
"Chúng tôi quanh năm chỉ trông chờ vào lòng hồ sông Đà để kiếm sống, công việc bấp bênh theo thời tiết, nên chỉ đủ điều kiện cho con ăn học hết phổ thông, không dám mong muốn thêm", chị Xa Thị Mần (xóm Nưa, 32 tuổi) phụ huynh một học sinh lớp 7 tại trường Vầy Nưa tâm sự.
Có 13 học sinh phải đi học bằng thuyền tại điểm trường Săng Bờ. Học sinh sẽ được bố mẹ sáng đưa đi, chiều đón về, một số gia đình cẩn thận trang bị áo phao, số khác thì không.
... tôi cũng phải thường xuyên đi thuyền đến trường, nhưng thời tiết mưa gió là không dám đi, nhiều vụ lật thuyền xảy ra khiến tôi cũng sợ", cô Quý nói thêm. Nhiều phụ huynh cũng cho biết, thời tiết khó khăn, đi thuyền vài cây số mà 3, 4 tiếng chưa đến đường trường vì phải di chuyển vào cạnh các hốc núi, đá để trú, tránh.
Các em học sinh tay xách nách mang quần áo, chăn màn đến điểm trường chính để ở lại đến hết tuần. Mùa đông càng lạnh giá nên đồ đạc các em nhiều hơn. "Lên lớp có thầy cô, bạn bè, được học em thấy vui hơn ở nhà", Bùi Chi Na, học sinh lớp 5B tại trường hào hứng nói.
Tại một buổi sinh hoạt, giáo viên nhà trường đã trao đổi, phổ biến nội dung về chống đuối nước. "Sau sự việc đuối nước thương tâm tại tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã tăng cường tần suất phổ biến, nhắc nhở các em học sinh và phụ huynh về phòng chống đuối nước, nhằm tránh những tai nạn không đáng có", thầy Nguyễn Danh Định, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Vầy Nưa nói.
Lớp của thầy Đinh Hồng Thái có 2 học sinh đi học bằng thuyền nhưng chưa bao giờ đi học trễ giờ. "Các em còn rất nhỏ nhưng ham học, điểm cao, tôi rất mừng", thầy giáo có hơn 10 năm trong nghề tự hào cho biết.
Giáo viên tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Vầy Nưa ở nhiều nơi khác đến, chủ yếu từ dưới... xuôi, số lượng giáo viên là người tại huyện Đà Bắc không nhiều.
Các giáo viên tại đây cho biết, nhìn thấy các em học sinh khôn lớn, thành người là mừng lắm rồi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội được. Vì vậy, nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang", một thấy giáo tâm sự.
Khu vực phòng ở bán trú của các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Vầy Nưa. Mỗi phòng có 8 học sinh ở, các nhu yếu phẩm cần thiết đều có sẵn, cô Dự, Phó Hiệu trưởng trường nói.
Lòng hồ sông Đà thuộc địa phận tỉnh Hoà Bình có tổng chiều dài 70 km (trên tổng chiều dài 983 km từ Hoà Bình lên Sơn La), nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã thuộc 04 huyện (huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc) và thành phố Hoà Bình; cách trung tâm Hà Nội gần 100 km về phía Tây.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Vầy Nưa cách trung tâm Hà Nội 110 km, cách trung tâm huyện Đà Bắc 20 km. Quãng thời gian di chuyển tử trung tâm huyện Đà Bắc lên trường Vầy Nưa mất hơn 1 giờ đồng hồ, để đi các điểm trường phụ khác cũng mất thời gian tương tự, do đường sá khó khăn, sạt lở.
* Sông Đà hay là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, dòng sông mẹ của đồng bằng Bắc bộ. Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với tổng chiều dài hơn 910 km với tên gọi Lý Tiên Giang. Đoạn sông Đà chảy vào VN dài đến 543 km, sông Đà không chỉ được biết đến như một dòng sông năng lượng lớn nhất Việt Nam với hàng loạt hệ thống thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... mà còn là dòng sông mẹ của hàng chục dân tộc anh em sống dọc theo dòng sông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.