Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Người Việt Nam tiêu thụ hải sản như thế nào?
Hải sản từ đáy biển sâu về với Bữa ăn gia đình người Việt
Với mức thu nhập và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam đang được cải thiện, thì các mặt hàng thực phẩm được coi là đắt đỏ như tôm hùm, cá ngừ, cá hồi… đã không còn quá xa lạ. Không những thế, với trữ lượng, chất lượng của vùng biển Việt Nam, người Việt đều có cơ hội thưởng thức những thứ tinh hoa nhất của biển khơi.
Với tổng sản lượng thủy sản hiện nay của Việt Nam khoảng 8,4 – 8,6 triệu tấn, trong đó đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa khoảng 4,5-5,0 triệu tấn nguyên liệu, còn lại là ăn tươi và sử dụng vào các mục đích khác. Trước đây với thói quen sử dụng đồ tươi và mức thu nhập của người dân chưa đáp ứng được nên đa số các mặt hàng thuỷ, hải sản cao cấp đông lạnh đều được mang đi xuất khẩu.
Thay đổi thói quen người tiêu dùng
Vùng biển của Việt Nam vốn chứa đựng rất nhiều tiềm năng về thủy hải sản chất lượng cao. Tuy nhiên, để từ đáy biển sâu cho đến tận bàn ăn của mỗi người Việt lại là cả một "chặng đường" không ngắn.
Để thích ứng trong tình hình mới, người dân ở nhiều nơi khác nhau cũng đã dần tìm ra nhiều phương thức thay đổi thói quen sinh hoạt, thích nghi với giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 và vừa bảo đảm chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình mà vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống dịch.
Thói quen điển hình mới hình thành của người dân đó là thói quen đi chợ. Trước các biện pháp cứng rắn của chị thị 16, để bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gia đình, người tiêu dùng đã ưu tiên sử dụng các sản phẩm đông lạnh nhiều hơn với lợi thế về hạn sử dụng và giá trị dinh dưỡng cao. Khi mà các mô hình chợ truyền thống thiếu tính ổn định trong hoạt động, và đặc biệt là khi phải dừng hoạt động do giãn cách xã hội, thì hệ thống siêu thị hay các cửa hàng tiện ích là lựa chọn hàng đầu để người dân tìm mua lương thực, thực phẩm.
Thuỷ, hải sản đông lạnh đến từng gian bếp của người tiêu dùng
Hôm nay, chị Hà (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) quyết định thay đổi món ăn sau nhiều ngày Hà Nội giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, chị Hà chọn món chủ đạo cho bữa ăn là cá ngừ sốt chua ngọt và mực ống xào. Cá ngừ và mực ống chị mua đều là đồ đông lạnh được bán tại các siêu thị và cũng có thể đặt mua online.
Giải thích vì việc mua hải sản đông lạnh thay vì các mặt tươi sống ngoài chợ, chị Hà cho biết, sau khi trải qua nhiều đợt ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đầu chị đã hình thành thói quen "mua 1 lần dùng nhiều ngày", cho nên việc sử dụng các mặt hàng đông lạnh là khá hợp lý.
"Do dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới việc mua bán của tôi trước đây, thay vì ra chợ giờ tôi chọn cách vào siêu thị để mua rau củ, thịt và các mặt hàng đông lạnh vì có thể để được lâu và vẫn giữ được các chất dinh dưỡng vốn có", chị Hà chia sẻ.
Lâu nay chị Hoàng Thị Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn quan niệm phải "ăn đồ tươi" mới đảm bảo chất lượng, không tin sử dụng các mặt hàng đông lạnh. "Ban đầu tôi cũng có suy nghĩ như vậy, tuy nhiên sau khi tìm hiểu và tham khảo, các mặt hàng thuỷ, hải sản đông lạnh như cá ngừ phi lê, cá hồi, tôm sú… đều còn nguyên các chất dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng. Do các mặt hàng này đều có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, có quy trình cấp đông tiêu chuẩn và nhiều mặt hàng còn là sản phẩm xuất đi các thị trường khó tính như EU, Mỹ…", chị Giang nói.
Các công đoạn cấp đông theo tiêu chuẩn tại các nhà máy chế biến
Theo nhiều người tiêu dùng, cùng với thay đổi thói quen mua sắm, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng được sử dụng nhiều hơn. Phần lớn người mua đều thực hiện thanh toán thông qua chuyển khoản hoặc các ứng dụng thanh toán điện tử. Điều này không chỉ người giao hàng và người mua hàng thuận tiện hơn mà còn hạn chế tiếp xúc gần, giảm nguy cơ lây bệnh khi giao, nhận hàng.
Bà Hoàng Ngọc Huyền - chủ siêu thị bán thuỷ, hải sản đông lạnh
Trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, trong vòng 20 năm các xí nghiệp chế biến đông lạnh thuỷ, hải sản trong nước đã rất phát triển và được trang bị, đầu tư nhiều các trang thiết bị cũng như các công nghệ mới nhất, đặc biệt là công nghệ cấp đông nhanh.
"Do có sự đầu tư về mặt công nghệ và kỹ thuật nên các sản phẩm cấp đông của chúng ta có chất lượng rất tốt. Một trong những minh chứng cho việc này đó là việc xuất khẩu thuỷ, hải sản của chúng ta đã cán mốc 10 tỷ đô vào năm ngoái mặc dù cũng phải chịu ảnh hưởng của Covid-19".
Để có một sản phẩm chất lượng và đảm bảo, tất cả các quy trình từ khi đánh bắt cho đến bàn ăn của mỗi người dân đều phải đảm bảo một "chuỗi lạnh" thống nhất. "Những sản phẩm đảm bảo được hệ thống chuỗi lạnh từ khi đánh bắt đến khi được xuất khẩu đi quốc tế hay vào các siêu thị nội địa và đi đến bàn ăn của người dân đều có đủ các hàm lượng dinh dưỡng của thuỷ, hải sản", PGS. TS Nguyễn Việt Dũng khẳng định.
Với những thị trường đòi hỏi cao như Úc, Mỹ, Nhật, EU..., các sản phẩm đông lạnh của Việt Nam phải là những sản phẩm chất lượng, tiêu chuẩn cao. Còn với thị trường nội địa, PGS đánh giá như sau: "Nếu vì một lý do nào đấy như dịch Covid-19 mà thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì thị trường nội tiêu với gần 100 triệu dân là một đầu ra cực kỳ tốt và đồng thời nâng cao chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng".
Tìm hiểu thêm về các sản phẩm thủy hải sản cao cấp tại website: https://natufood.com.vn/
Hotline: 0946973338
Vui lòng nhập nội dung bình luận.