Văn Miếu từng là trại lính, nơi cách ly người bệnh dịch tả qua loạt ảnh quý

Thứ sáu, ngày 17/02/2023 14:00 PM (GMT+7)
Hàng trăm bức ảnh quý với nội dung hấp dẫn như Văn Miếu - Quốc Tử Giám từng là trại lính, từng bị bỏ hoang, quân đội Pháp dùng làm trường dạy thổi kèn, hay cách ly người bệnh dịch tả... đang được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm ảnh "Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954".

Video: Triển lãm ảnh Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 1.

Chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp (1973-2023), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã tổ chức triển lãm “Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898-1954”.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 2.

Tại triển lãm, hàng trăm tư liệu ảnh quý với nội dung hấp dẫn, được thiết kế chuyên nghiệp bởi những chuyên gia Pháp và Việt Nam đã mở ra một không gian kể chuyện lịch sử và văn hóa rất lôi cuốn người xem.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 3.

Đa phần khách tham quan cả người nước ngoài và người Việt đều ngỡ ngàng trước nhiều thông tin thú vị có thể tìm thấy ở triển lãm này. Anh Nguyễn Văn Thắng (tỉnh Nam Định) cho biết: "Tình cờ cùng gia đình đến tham quan Văn Miếu đúng dịp tổ chức triển lãm, tôi vô cùng bất ngờ trước thông tin Văn Miếu - Quốc Tử Giám từng là trại lính, từng bị bỏ hoang, quân đội Pháp dùng làm trường dạy thổi kèn, hay cách ly người bệnh dịch tả...

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 4.

Trong ảnh là dụng cụ đập bia được mô phỏng như cái vồ gỗ, tấm ván gỗ, quả đầm (bằng vỏ trấu bọc vải).

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 5.

Triển lãm thu hút rất đông du khách quốc tế tham quan và tìm hiểu về những giá trị lịch sử của Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các thời kỳ, đặc biệt trong thời Pháp thuộc.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 6.

Trong lúc tham quan triển lãm, Hà Trang (Hải Phòng) chia sẻ, chúng em cảm thấy vô cùng thích thú với những thông tin mà triển lãm ảnh Văn Miếu trong sự hồi sinh di sản của Hà Nội giai đoạn 1898 - 1954 mang lại. Nhiều tư liệu chưa bao giờ xuất hiện trong sách giáo khoa.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 7.

Triển lãm cũng cho thấy sự phát triển về mặt kiến trúc của Văn Miếu, cuộc sống bên trong; cũng như công tác tu bổ, tôn tạo di sản trong nhiều năm, với sự cống hiến miệt mài và tận tụy của những người tham gia công tác này.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 8.

Nhìn vào Văn Miếu như một viên ngọc về kiến trúc và văn hóa hiện nay, một di tích không thể bỏ qua của khách viếng thăm Hà Nội, ít ai ngờ chỉ tính trong thời gian từ 1898 - 1954, nơi đây từng có vài lần hoang phế và thậm chí rất có thể nó đã bị phá hủy hoàn toàn giống như những thành lũy, cửa ô, chùa Báo Thiên… ở Hà Nội, nếu không có sự can dự kịp thời của EFEO để xếp hạng di tích cho nơi này.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 9.

Thời kỳ đầu người Pháp đặt ách đô hộ ở Việt Nam, họ đã chưa kịp nhận ra giá trị của nhiều di sản quý, trong đó có Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nhiều di sản của người Việt như thành quách, chùa chiền… đã bị phá hủy để dành chỗ cho những công trình mới của người Pháp. Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi ấy chỉ được người Pháp gọi là "chùa Quạ" vì mức độ hoang phế.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 10.

Những năm cuối thế kỷ 19 di tích này đã bị bỏ hoang, có thời kỳ lại được quân đội Pháp sử dụng làm trường dạy thổi kèn, hoặc thậm chí dùng làm nơi cách ly bệnh nhân dịch tả.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 11.

Triển lãm còn tôn vinh nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học của EFEO bao gồm cả người Pháp và người Việt, và cả quan chức người Việt có công lao với việc bảo tồn Văn Miếu - Quốc Tử Giám. "Công lao chính thuộc về ngài Hoàng Trọng Phu, tổng đốc Hà Đông, bởi đã cho triển khai các công việc... có quyết định sáng suốt và là người có uy tín đối với người dân", bản tin của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp năm 1920 viết.

Khám phá bất ngờ, Văn Miếu từng là trại lính, là nơi cách ly người bệnh dịch tả... - Ảnh 12.

Là thanh tra xây dựng dân dụng, ông được biệt phái đến EFEO vào năm 1919 với tư cách là Thanh tra của bộ phận Khảo cổ học. Tại Hà Nội, Charles Batteur tham gia tu sửa nhiều chùa chiền, trong đó có Văn Miếu. Ông là tác giả thiết kế bảo tàng EFEO, nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem