Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới khiến hàng nghìn người chết trong nhiều năm qua

Thứ sáu, ngày 30/10/2020 15:50 PM (GMT+7)
Hàng năm trên thế giới đã chứng kiến hàng loạt vụ sạt lở đất gây thiệt hại nặng nề về người và của.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào năm 2010 đã bắt đầu công bố bộ bản đồ về tình trạng sạt lở đất trên thế giới dựa vào dữ liệu từ các báo cáo về tình trạng lở đất khắp toàn cầu.

Các đợt mưa kéo dài bên cạnh việc gây ra lũ ống, lũ quét thì còn là nguyên nhân tạo ra những trận sạt lở đất rất nghiêm trọng. Sạt lở đất thường không có quy mô lớn như động đất, núi lửa, bão mà diễn ra đơn lẻ tại các vùng đồi núi có kết cấu đất yếu. Vì vậy, công tác dự báo và phòng ngừa gặp khó khăn.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 1.

Ngày 2/7/2020, một vụ lở đất do trời mưa to xảy ra tại một mỏ khai thác đá quý ở làng Sate Mu, thị trấn Hpakant, thuộc bang Kachin, Myanmar. Ảnh: AFP.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 2.

Theo Bộ Thông tin Myanmar, một vách đá cao hơn 300m đã đổ sập xuống và chôn vùi hơn 100 người. Các vụ lở đất gây chết người thường xuyên xảy ra tại bang Kachin, đặc biệt là khu mỏ Hpakant, phần lớn là do tình trạng bị sập từng phần của các đống phế thải quặng và các đập ngăn nước. Ảnh: AFP.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 3.

Ngày 25/1/2019, một đập hồ chứa chất thải tại mỏ quặng sắt Corrego do Feijao ở bang Minas Gerais, phía Đông Nam của Brazil, bị vỡ đã làm tràn hàng nghìn mét khối bùn và nước xuống khu vực dân cư xung quanh và khiến 270 người thiệt mạng. Ảnh: IT.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 4.

Cơ quan bảo vệ môi trường Ibama của Brazil đã phạt tập đoàn Vale 66 triệu USD sau thảm họa trên. Ảnh: IT.

Từ giữa năm 2007 đến năm 2015 trên thế giới đã có hơn 25.000 người thiệt mạng do các vụ lở đất. Các khu vực thường xảy ra sạt lở đất tập trung chủ yếu ở châu Á và Đông Nam Á, nơi có mùa mưa kéo dài và thường xuyên chịu tác động của các cơn bão nhiệt đới.
Riêng tại Nhật Bản mỗi năm có 1.000 - 1.500 trận sạt lở đất làm hàng chục người thiệt mạng. Năm 2018 đã xảy ra một vụ sạt lở đất lớn tại tỉnh Hiroshima làm hơn 80 người chết.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 6.

Ngày 14/8/2017, ít nhất 312 người đã thiệt mạng trong một trận lở đất ở chân núi Sugar Loaf, thuộc thị trấn Regent, ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone. Ảnh: TTXVN/VNA.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 7.

Ngày 13/6/2017, do ảnh hưởng của cơn áp thấp tại Vịnh Bengal gây ra mưa lớn đã dẫn đến lở đất trên khắp các tỉnh miền núi phía Đông Nam Bangladesh, gồm Chittagong, Cox's Bazaar và Bandarban, khiến 158 người thiệt mạng. Lở đất cũng đã chôn vùi nhiều ngôi nhà cùng tài sản của các gia đình. Ảnh: IT.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 8.

Ngày 25/12/2015, một vụ lở đất xảy ra tại thị trấn Hpakant, bang miền Bắc Kachin, khu vực được xem là trung tâm của ngành khai thác ngọc bích trị giá hàng tỷ USD của Myanmar, khiến ít nhất 116 người thiệt mạng. Đây là vụ lở đất lớn thứ hai tại nước này trong chỉ trong vòng một tháng. Ảnh: TTXVN.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 9.

Ngày 13/5/2014, một vụ tai nạn sập hầm mỏ tại Soma, thuộc tỉnh Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ làm 301 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn có số nạn nhân cao nhất trong lịch sử ngành khai thác mỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: IT.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 10.

Vụ sập mỏ này đã gây ra một làn sóng phản đối, đỉnh điểm là cuộc tổng đình công trong ngày 15-5 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Liên đoàn lao động Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho 240 nghìn người lao động cho rằng những người đưa ra chính sách tư nhân hóa đã đe dọa sự an toàn của công nhân khi cắt giảm chi phí lao động, gây nên thảm họa trên. Ảnh: IT.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 11.

Ngày 8/9/2008, vụ tai nạn tràn bùn đã xảy ra ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc khiến 277 người thiệt mạng. Khoảng 268.000m3 bùn đất đã tràn ngập 30,2ha đất, làm nhiều trụ sở của khu mỏ, cửa hàng và nhà dân bị vùi lấp hoặc hủy hoại. Ảnh minh họa.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 12.

Ngày 18/11/2017, một vụ nổ khí metal xảy ra xảy ra ở độ sâu khoảng 1.000 m dưới mặt đất tại mỏ than Zasyadko ở khu vực Donetsk, thuộc miền Đông Ukraine, làm 101 người thiệt mạng. Ảnh: Reuters.

Lật lại những vụ sạt lở đất kinh hoàng trên thế giới trong nhiều năm qua - Ảnh 13.

Ngày 19/7/1997: Một vụ sập mỏ khai thác vàng ở vùng Tây Bắc Kagera, Tanzania, khiến hơn 100 thợ mỏ thiệt mạng. Ảnh minh họa: Reuters.

Lở đất (landslide) được định nghĩa là hiện tượng địa chất bao gồm một loạt các chuyển động của khối đất như đá rơi, sụp sườn núi và lũ bùn đá... sạt lở đất có thể xảy ra trên đất liền, ven biển hay ngoài khơi.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong 5 loại tai biến tự nhiên, chính xác hơn là tai biến địa chất, thì lở đất được xếp thứ tư, sau động đất, phun trào núi lửa, tuyết lở và đứng trước hố sụt.

Thông thường mái dốc đồi, núi nằm ở trạng thái ổn định tương đối. Do tác động dần dần của sự phong hóa (nước làm mềm đất) hay kiến tạo (khe nứt phát triển) thì liên kết của mái dốc vào khối chính của đồi, núi không thắng được trọng lực, dẫn đến lở đất, đá.
Tại khu vực miền núi lở đất hay xảy ra vào mùa mưa hay mùa tuyết tan và có thể tạo ra lũ bùn đá.




Thanh Hà
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem