MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời

Thứ tư, ngày 10/03/2021 07:40 AM (GMT+7)
Sau sự kiện máy bay do thám U-2 bị bắn hạ trên lãnh thổ Liên Xô, Mỹ tập trung phát triển mẫu phi cơ siêu thanh SR-71, đây chính là nguyên nhân buộc Liên Xô khởi động chương trình tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-25.
MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 1.

Sự kiện máy bay U-2 bị bắn hạ trên đất Liên Xô làm chấn động phương Tây lúc bấy giờ. Mỹ cho rằng viên phi công điều khiển đã chết và tìm cách "chữa cháy" việc phi cơ do thám bị Liên Xô bắn hạ bằng lý do hết sức "ngẫu nhiên".

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 2.

Theo đó NASA công bố một thông cáo báo chí rất cụ thể về vụ "tai nạn" chết người của phi công Powers cùng với máy bay U-2, rằng trong khi thực hiện chuyến bay đo đạc thời tiết, phi công này bất tỉnh do hệ thống cung cấp oxy trên máy bay bị hư hỏng nên dẫn đến việc máy bay tự đi lạc vào lãnh thổ của Liên Xô.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 3.

Chín ngày sau đó (16/5/1960) trong cuộc họp với các nguyên thủ hàng đấu thế giới bao gồm Thủ tướng Anh Harald MacMillan, Tổng thống Pháp Charles de Gaull, và Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower tại hội nghị bốn bên tại Paris Pháp, ngay lập tức Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev đã nhấn mạnh rằng, sự cố U-2 là một hành động gây hấn có chủ ý.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 4.

Tuy nhiên tổng thống Mỹ khi đó đã từ chối xin lỗi về vụ việc này và tuyên bố rằng chuyến bay của U-2 không mang tính chất đe dọa, nó chỉ có mục đích để đảm bảo an toàn của Mỹ mà thôi, cuộc họp khi ấy đã thất bại.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 5.

Vào thời điểm ấy, Tổng thống Mỹ Eisenhower là người ủng hộ cho cái gọi là Chính sách mở rộng bầu trời. Theo đó đôi bên sẽ cho phép các máy bay do thám đối ứng trên bầu trời của nhau, tuy nhiên ông Khrushchev đã bác bỏ điều này.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 6.

Kết quả là phi công Powers của chiếc U-2 bị kết án 7 năm tù tại trại tù Gulag, nhưng sau đó ông đã được trao đổi với một điệp viên của Liên Xô là Rudolf Abel trên cây cầu Glinecke nổi tiếng ở Potsdam, cây cầu kết nối Đông và Tây Đức.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 7.

Vụ việc của Gary Powers với chiếc U-2 làm tiền để cho sự phát triển của chương trình American Oxcart, với mục tiêu thiết kế các máy bay do thám SR-71 mạnh mẽ hơn với tầm bay cao hơn, và tốc độ siêu nhanh, nhằm thoát khỏi tầm với và sự truy đuổi của các tên lửa phòng không của Liên Xô bấy giờ.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 8.

Hơn thế nữa, họ còn thiết kế hệ thống trinh sát đường không không người lái D-21 để gắn vào các máy bay do thám SR-71. Thiết bị này sẽ thu thập thông tin khi bay qua không phận Liên Xô và thả các tài liệu thu được khi bay qua Thái Binh Dương trên những chiếc dù.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 9.

Từ dự án nguy hiểm này của Mỹ dẫn tới việc Liên Xô phải phát triển một biện pháp đối phó, đó chính là tiêm kích MiG-25, NATO đặt tên mã cho loại máy bay này là Foxbat để ngăn chặn.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 10.

Lý do chính cho tầm quan trọng vụ đào tẩu của Belenko với chiếc MiG-25 không thể hiểu được nếu chúng ta không đi sâu vào bối cảnh của ngành hàng không quân sự trong thời điểm này.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 11.

Chiến tranh Lạnh là thời điểm khi mà cả hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân như một vũ khí răn đe tâm lý hiệu quả. Vì vậy, làm sao để mang được những đầu đạn hạt nhân tấn công đối phương là ưu tiên hàng đầu trong các lĩnh vực phát triển của ngành công nghiệp quân sự.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 12.

Một trong những cách để đem đầu đạn hạt nhân tấn công mục tiêu của đối phượng là sử dụng các máy bay ném bom chiến lược.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 13.

Trong khi đó các máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ chỉ có thể bay với vận tốc cận âm, điều này sẽ dẫn đến sự dễ dàng đánh chặn của các máy bay MiG-21 với tốc độ bay lên tới Mach 2, và trần bay 18,5km.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 14.

Vấn đề khác bắt đầu nổi lên khi có sự xuất hiện của máy bay ném bom B-58 Hustler, máy bay này có khả năng bay nhanh như MiG-21 vì thế Liên Xô lại phải tìm ra một biện pháp đối phó tốt hơn khi không thể dùng MiG-21 đánh chặn loại máy bay mới này.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 15.

Thực tế rằng các chỉ huy của lực lượng Không quân chiến lược Hoa Kỳ vào lúc đó mong muốn có một dự án để tạo ra một máy bay ném bom có thể mang vũ khí hạt nhân, hoạt động mà không bị giới hạn phạm vi.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 16.

Năm 1964 hãng hàng không Bắc Mỹ thông báo rằng họ đã có một thiết kế máy bay ném bom, có thể đạt tốc độ siêu âm cực cao ở mức Mach 3. Đồng thời, sau thất bại của máy bay do thám U-2, các nhà thiết kế Mỹ cũng đã kịp hoàn thiện hơn chương trình American Oxcart khi cho ra đời loại máy bay do thám SR-71 có tốc độ cực cao trên Mach 3.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 17.

Từ thực tế này, Moscow đã hết sức cảnh giác và có phương án đề phòng, nhiệm vụ này đã được trao cho phòng thiết kế của hai hãng máy bay nổi tiếng MiG và Sukhoi, nhằm phát triển một biện pháp đối phó, khi mà các tên lửa phòng không được coi là không đủ hiệu quả để tiêu diệt các loại máy bay mới của Mỹ này.

MiG-25 Liên Xô trốn sang Nhật Bản (Kỳ 2): Nguyên nhân MiG-25 ra đời - Ảnh 18.

Nhiệm vụ đặt ra là phải tạo ra một máy bay đánh chặn một chỗ ngồi có khả năng bay cực cao và cực nhanh. Nhưng thách thức lại đặt ra cho các nhà khoa học Liên Xô trong việc thiết kế hệ thống ổn định nhiệt khi máy bay bay ở tốc độ quá cao, điều này dẫn đến sự phát triển của viện nghiên cứu TsAGI tại Moscow, Tổng công trình sư Mikhal Gurevich là người được trao quyền lãnh đạo dự án của MiG. (Còn tiếp)


 

Việt Hùng (Theo ANTĐ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem