Video tiêm kích Mỹ hạ gục Su-22 Syria năm 2017: Hé lộ những toan tính bắn hạ Su-35 Nga từ đầu?

Thứ tư, ngày 17/02/2021 13:00 PM (GMT+7)
Mới đây, RAND Corporation đã tiết lộ một số tình tiết mới liên quan tới vụ các tiêm kích F/A-18E Super Hornet bắn rơi cường kích Su-22 Syria vào ngày 18/8/2017.
Bình luận 0

Cảnh quay F/A-18E Super Hornet bắn hạ chiếc Su-22 của Syria.

Su-35 Nga có mặt khi F/A-18E Mỹ bắn rơi Su-22 Syria

Quân đội Nga và Mỹ đã thiết lập một "cơ chế giảm thiểu xung đột" trên không ở Syria vào mùa thu năm 2015. Kể từ đó, hai nước đã cố gắng tránh được các cuộc đụng độ liên quan đến lực lượng Nga và Mỹ.

Nhưng đã có những trường hợp ngoại lệ.

Được biết, vụ bắn rơi cường kích Su-22 Syria khi các tiêm kích Mỹ đang tiến hành CAS (yểm hộ hỏa lực trên không tầm gần) cho các tay súng Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại đông bắc Syria diễn ra trước sự chứng kiến của một chiếc Su-35 thuộc Không quân Vũ trụ Nga (VKS).

Tiêm kích Mỹ hạ gục Su-22 Syria: Tính bắn Su-35 Nga từ đầu? - Ảnh 2.

Hình minh họa (Nguồn: Sputnik).

"Ngay cả trước việc chiếc Su-22 Fitter của Syria đến hiện trường, có lý do để các phi công Hải quân Mỹ xem xét các tình huống không đối không tiềm năng.

Thứ nhất, lực lượng mặt đất của chế độ Syria (Quân đội Arab Syria - SAA) đang hoạt động gần (các tay súng) SDF, vì vậy chỉ cần các máy bay của liên quân yểm trợ các đối tác địa phương, thì có thể máy bay Syria cũng sẽ làm tương tự để hỗ trợ các lực lượng ủng hộ chế độ.

Ngoài ra, một máy bay chiến đấu Su-35 Flanker của Nga đã đến trên không và bắt đầu bay vòng quanh phi đội CAS", báo cáo của RAND Corporation* nhấn mạnh.

Tiêm kích Mỹ hạ gục Su-22 Syria: Tính bắn Su-35 Nga từ đầu? - Ảnh 3.

Một biểu đồ so sánh năng lực chiến đấu của các tiêm kích Sukhoi và F/A-18E/F.

F/A-18E đã ngắm bắn tiêm kích Nga vì "sự cố"?

Báo cáo của RAND Corporation tiếp tục mô tả "sự cố" như một pha ứng biến của phi công F/A-18E Super Hornet như sau:

"Máy bay phản lực của Nga (Su-35) đã bị giám sát bởi một trong những phi công F/A-18E Super Hornet, người đang gặp vấn đề với Camera nhiệt hồng ngoại (FLIR) - rất quan trọng đối với việc xác định mục tiêu không đối đất.

Để tận dụng năng lực của chiếc Super Hornet, phi công chuyển sang chế độ không đối không để theo dõi tiêm kích Nga, trong khi 3 chiếc F/A-18 Hornet còn lại tập trung vào nhiệm vụ CIS.

Điều đáng nói là trục trặc cảm biến chỉ là một trong số các vấn đề gặp phải trong nhiệm vụ, nhưng các phi công vẫn tiếp tục thích ứng để đáp ứng các mục tiêu nhiệm vụ".

Báo cáo không nêu chi tiết về "vấn đề" với FLIR là gì, nhưng thừa nhận rằng các máy bay Mỹ đã "nhanh chóng rời khỏi không phận Syria" trong bối cảnh lo ngại rằng Syria có thể kích hoạt hệ thống phòng không để trả đũa vụ bắn hạ Su-22.

Vụ việc trở thành vụ bắn rơi máy bay có người lái nước ngoài đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1999, khiến căng thẳng giữa Nga và Mỹ leo thang.

Moscow tuyên bố toàn bộ nửa phía tây của Syria là vùng cấm bay đối với máy bay Mỹ đồng thời tạm thời đình chỉ đường dây nóng với liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.

May mắn thay, phi công của chiếc Su-22 bị bắn rơi đã phóng ra khỏi máy bay và được cứu 1 ngày sau sự cố.

Damascus đã chỉ trích Washington về hành động gây hấn, và nói rằng chiếc máy bay phản lực đã bị máy bay Mỹ tấn công khi đang tấn công nhóm khủng bố IS.

Không quân Mỹ (USAF) đã trao Distinguished Flying Cross (DFC - Chữ thập bay xuất sắc) cho phi công F/A-18E đã bắn rơi máy bay Syria.

* Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation là một tổ chức phân tích quân sự chuyên nghiệp có trụ sở tại California đang nghiên cứu cho quân đội Mỹ.

Tiêm kích Mỹ hạ gục Su-22 Syria: Tính bắn Su-35 Nga từ đầu? - Ảnh 4.

Chiếc F/A-18E Super Hornet bắn rơi Su-22 Syria đã được Hải quân Mỹ "đánh dấu" (Nguồn: Task & Purpose).


 

PV (Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem