Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn tại Quảng Trị

Thứ ba, ngày 14/11/2023 14:35 PM (GMT+7)
Tại Quảng Trị, có hai "biệt đội" rà phá, xử lý bom mìn mà 100% các thành viên là nữ. Ngày ngày, họ âm thầm làm nhiệm vụ trong hành trình trả lại sự an toàn cho đất mẹ.
Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 1.

Sau chiến tranh, Quảng Trị là tỉnh có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn cao nhất nước. Theo khảo sát, tổng diện tích đất bị ảnh hưởng tại địa phương này lên tới 3.861km2, chiếm 81,36% tổng diện tích toàn tỉnh. Trong đó, riêng giai đoạn 2015-2023, NPA đã phát hiện dấu vết bom đạn chùm trên tổng diện tích hơn 600km2.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 2.

Tính tới thời điểm hiện tại, NPA có khoảng 300 nhân sự đang làm việc tại Quảng Trị trong lĩnh vực rà phá bom mìn. Đặc biệt, trong số này có 2 đội 100% thành viên là nữ, gồm Đội rà phá hiện trường (15 thành viên) và Đội xử lý bom mìn lưu động (6 thành viên). Trong ảnh, chị Nguyễn Thị Hải Vân, Đội trưởng Đội rà phá hiện trường đang giới thiệu từng khu vực rà phá tại xã Gio Hải, Gio Linh, Quảng Trị.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 3.

Phía đồi cát, các đồng đội của chị Vân đang tiến hành nhiệm vụ hằng ngày của mình. Dẫn chúng tôi tiếp cận gần nhất có thể, chị cho hay, toàn bộ khu vực ô nhiễm bom, mìn sẽ được chia thành các ô 50mx50m sau đó chia nhỏ thành các luống với độ rộng 1,9m.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 4.

Làm việc giữa thời tiết miền Trung khắc nghiệt, mùa mưa dầm dề còn ngày nắng nóng thì như thiêu đốt da thịt, nhưng sau mỗi lớp khẩu trang, dưới vành nón tai bèo là một bông hoa rạng ngời của các cô gái "biệt đội rà phá bom".

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 5.

Để bảo đảm các thiết bị hoạt động tốt, đúng yêu cầu về kỹ thuật và độ sâu, các máy dò đều phải được kiểm tra trước tại một khu vực kiểm tra riêng, có chôn mẫu bom mìn an toàn. Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất, công việc dò tìm mới được tiến hành.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 6.

Nếu xác định bom, mìn hoặc vật nổ khác, thông tin sẽ trực tiếp được báo về cho đội trưởng đang chờ sẵn.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 7.

Hai cô gái sử dụng máy rà khung rộng nặng chừng 5kg đi dọc theo mỗi luống. Khi máy phát tiếng kêu, nghĩa là có kim loại vùi trong lòng đất. Lúc này, sau khi đã "định vị chính xác", những cây cờ đỏ đánh dấu được cắm xuống. Khi đã có đủ số tín hiệu và khoảng cách an toàn, một thành viên khác sẽ đến và sử dụng một máy dò cầm tay nhỏ hơn để hỗ trợ xác định lại tín hiệu và đào tìm để “phát hiện tử thần”.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 8.

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, Quản lý dự án NPA/RENEW cùng các chị em đội rà phá bom vui vẻ trò chuyện cùng nhau chia sẻ những khó khăn vui buồn trong cuộc sống mỗi giờ nghỉ giải lao.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 9.

Thật lạ, các chị không hề xem việc mình đang làm là đặc biệt. Họ coi rà phá bom mìn là một công việc bình thường, cũng có lúc vui, khi vất vả như nhiều nghề nghiệp khác. Các chị giải thích với khách: “Chúng tôi chỉ làm một công việc như mọi công việc. Như người giáo viên cặm cụi trên bục giảng, như người ngư dân lênh đênh bám biển khơi xa và rất nhiều nghề nghiệp vất vả, thầm lặng…”.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 10.

Nhiệm vụ của đội là rà phá các vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh bằng máy móc chuyên dụng để trả lại đất an toàn cho người dân canh tác.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 11.

Các nhân viên của NPA/RENEW không bỏ sót bất cứ một tấc đất nào nghi vấn.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 12.

Máy rà khung rộng sẽ quét dọc các luống được chia sẵn để bảo đảm hiệu quả và năng suất công việc.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 13.

Khi phát hiện điểm nghi ngờ, các nhân viên sẽ cắm cờ báo hiệu, trước khi tiến hành phân loại sâu hơn bằng máy cá nhân nhỏ hơn.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 14.

Một vật nổ được tìm thấy bên trong lớp cát tại xã Trung Giang (Gio Linh, Quảng Trị).

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 15.

Công tác hủy nổ sẽ được tiến hành vào cuối mỗi ngày làm việc. Lúc này, nữ đội trưởng sẽ họp toàn đội, phổ biến các nguyên tắc an toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 16.

Các thành viên trong tổ "hủy nổ" chăm chú nghe phân công.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 17.

Chị Trịnh Thị Hồng Thắm, Đội trưởng đội đa năng tiến hành phổ biến công việc cụ thể trước khi tiến hành hủy nổ một đầu đạn M79.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 18.

Dây dẫn sẽ được kéo từ vị trí an toàn tới vị trí hủy nổ.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 19.

Các thành viên tỏa ra trên đồi cát để chuẩn bị những khâu cuối cùng.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 20.

Các thành viên sẽ đào cát để chèn bên trong hố kích nổ, nhằm giảm sức văng của các mảnh đạn khi bị tiêu hủy.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 21.

Thử thông mạch dây kích nổ trước khi công đoạn hủy bom mìn được bắt đầu.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 22.

"Mỗi khi nghe thấy tiếng nổ, chúng tôi đều thở phào. Bởi chúng tôi biết thêm một mối nguy cơ trong lòng đất đã được xử lý", đội trưởng Hải Vân chia sẻ.

Một ngày làm việc của "biệt đội" nữ rà phá bom mìn - Ảnh 23.

Chân dung các bóng hồng trong "biệt đội" rà phá bom mìn tại Quảng Trị.

PV (Theo Nhân Dân)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem