Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg lúc này là đòi hỏi tất yếu để phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ an toàn tính mạng người dân.
Sau khi Hà Nội áp dụng Chỉ thị 16, đường phố Hà Nội trở nên vắng vẻ. Chính quyền khuyến cáo người dân ra đường khi thực sự cần thiết, nếu vi phạm có thể bị phạm lên tới 20 triệu đồng. Trong khi đó, Quân đội đã tiến hành khử trùng nhiều tuyến phố quanh hồ Gươm, còn lực lượng y tế làm việc tới đêm khuya.
Không chỉ khu vực hồ Gươm mà nhiều nơi khác tại Hà Nội, phố phường cũng im lìm vắng lặng. Trong ảnh là phố cổ Hà Nội và phố Tạ Hiện vắng vẻ như Tết. Ảnh: Viết Niệm.
Người dân được yêu cầu ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng. Ảnh: Viết Niệm.
Nhiều điểm chốt cơ động kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 được dựng lên trên nhiều tuyến đường, phố. Ảnh: Viết Niệm.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong khi dịch diễn biến phức tạp trên cả nước với chủng Delta; tại Hà Nội cũng liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa rõ nguồn lây, cho thấy nguy cơ lây lan dịch rất lớn. Bí thư Hà Nội khẳng định, quyết định áp dụng Chỉ thị số 16 đã được chuẩn bị kỹ, có kịch bản tương ứng để bảo đảm việc thực hiện ít xáo trộn nhất cho đời sống nhân dân và phát huy hiệu quả cao. “Trên thực tế, Hà Nội đã có kinh nghiệm áp dụng Chỉ thị số 16 trong năm 2020. Ngay trước khi thực hiện giãn cách xã hội lần này, thành phố đã áp dụng các biện pháp tiệm cận. Qua đó cho thấy, không chỉ cấp ủy, chính quyền thành phố đã có sự chuẩn bị nhằm bảo đảm đời sống nhân dân, mà bản thân người dân cũng làm quen và dần thích nghi với Chỉ thị số 16”, Bí thư Thành ủy nói.
Sáng 26/7, Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp cùng Binh chủng Hoá học đã tiến hành phun khử khuẩn trên địa bàn 10 phường phố cổ, 2 phường ngoài đê, tuyến phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo và quanh hồ Hoàn Kiếm để phòng, chống sự lây lan của dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố. Ảnh: Nguyễn Chương, Ngọc Hải.
Lực lượng y tế, nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 lấy mẫu xét nghiệm tới đêm khuya tại nhiều điểm nóng của Hà Nội như huyện Quốc Oai, bệnh viện Phổi Hà Nội, các khu tập thể trên phố Thái Thịnh.... Ảnh: Ngọc Hải.
Một số hộ dân tình nguyện "nhường" lại một phần căn nhà để lực lượng chức năng cắm các chốt kiểm soát ở cửa ngõ, số khác thì làm thiện nguyện, phát mì tôm và gạo cho người yếu thế giữa thời điểm dịch Covid-19 đang căng thẳng.
Người thực hiện việc thiện nguyện này là chị Nguyễn Bảo Ngọc. "Hiện trong kho có hơn 10 tấn gạo và 500 thùng mì, chúng tôi sẽ tiến hành phát vào 10h trưa và 14h chiều hàng ngày. Và sẽ bắt đầu phát từ ngày hôm nay 25/7", chị Ngọc cho biết. Tại điểm phát chị Ngọc cũng để nước khử khuẩn và dán giấy yêu cầu mọi người tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Viết Niệm.
Mọi người đến nhận đồ miễn phí ngồi giữ khoảng cách với nhau để hạn sự tiếp xúc, phòng chống dịch bệnh. Ngoài phát tại điểm 26 Hàng Trống ra, chị Ngọc hỗ trợ tặng quà 18 phường của quận Hoàn Kiếm bao gồm gạo và mì tôm. Đồng thời cũng tặng suất quà trị giá 500.000 đồng cho gia đình chính sách trên địa bàn quận. Ông Hùng (65 tuổi, ngụ tại Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm) cho biết: "Người trong xóm trọ đọc được thông tin và kể cho tôi nên tôi biết được ở đây phát gạo. Tôi đến đây nhận được phần quà từ thiện cảm thấy rất xúc động". Ảnh: Viết Niệm.
Đấy là gia đình của ba mẹ con chị Vũ Thị Chính, nhà chị Chính nằm ngay cầu Trung Hà. Chồng thì mất sớm một mình bán quán nước ngay chân cầu để nuôi hai con ăn học. "Ngoài việc hỗ trợ chỗ nghỉ cũng như quạt, hàng ngày tôi thường chuẩn bị nước uống cho anh em, buổi khuya thì nấu mỳ để mọi người chống đói. Lúc đầu để lập chốt tôi cũng hơi hoang mang vì sợ dịch, nhưng sau cũng vui vẻ hỗ trợ vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh", chị Chính chia sẻ. Được biết năm ngoái chị cũng đã hỗ trợ anh em lập chốt tại nhà mình. Ảnh: Viết Niệm.
Ngoài ra một công ty có trụ sở gần chốt cầu Trung Hà còn nấu những suất cơm trưa và tối mang ra tận nơi các điểm trực chốt. Những phần cơm này được chuẩn bị trong 1 cặp lồng Inox mới cứng và chia theo từng khẩu phần. Theo như chia sẻ của công nhân ở công ty, mỗi ngày trung bình có 28 đến 30 suất cơm được mang ra tại chốt tùy vào số lượng nhân sự trực tại đây. Ảnh: Viết Niệm.
Sáng ngày 24/7, trong ngày đầu tiên Thủ đô thực hiện Chỉ thị 16, lực lượng chức năng ra quân yêu cầu người dân giãn cách 2 m, không tụ tập đông người khi mua bán nhưng tình trạng lộn xộn vẫn xuất hiện trong ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16. Điều này khác hẳn với trong siêu thị tại các TTTM.
Thực phẩm tươi, rau củ quả tràn ngập tại một TTTM trên đường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Ảnh: Cao Oanh.
Người dân đi mua lương thực không phải chờ đợi quá lâu để thanh toán. Các mặt hàng họ lựa chọn cũng rất ưng ý vì tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: Cao Oanh.
Một số chợ tạm, chợ cóc được lực lượng chức năng dọn dẹp. Nhiều nơi căng dây để giữ khoảng cách 2 m giữa người bán hàng và khách. Các khu vực chợ dân sinh vẫn khá đông đúc do nhu cầu người dân tăng cao. Ảnh: Cao Oanh.
Tại cửa ngõ Pháp Vân - Cầu Giẽ, nhiều tài xế không có giấy phép thông hành phải quay đầu, không được vào Hà Nội. Điều tương tự diễn ra tại chốt cầu Phù Đổng.
Chiều và tối ngày 25/7, hàng loạt tài xế muốn vào Hà Nội phải chờ đợi hơn 10 tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều xe chờ cả ngày trời vẫn phải quay đầu xe tại chốt kiểm dịch cầu Phù Đổng do không thuộc diện "luồng xanh". Đoạn đường ùn tắc kéo dài hơn 5 km hướng vào Hà Nội. Hàng trăm phương tiện bị ùn ứ nghiêm trọng và mắc kẹt trong nhiều giờ liền. Ảnh: Viết Niệm.
Để thuận tiện cho lưu thông, Phòng Cảnh sát giao thông kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện kinh doanh, vận chuyển các mặt hàng được lưu thông theo quy định tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, nộp hồ sơ theo địa chỉ của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) để được cấp giấy nhận diện phương tiện ưu tiên đi trên "luồng xanh", tạo điều kiện cho lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.