Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 1.

Dấu ấn tạo nên thành công của Đảng bộ và nhân dân huyện Bảo Thắng trong hơn 10 năm qua đó chính là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ có sự đột phá, sáng tạo, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân nên đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Kết quả, qua 13 năm đã huy động được các nguồn lực đầu tư trên 9.407 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước trên 1.406 tỷ đồng, chiếm 14,9%.

Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước trên 8.001 tỷ đồng, chiếm 85,1%; trong đó vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư gần 1.489 tỷ đồng, chiếm 15,8%. Nhân dân hiến gần 800.000m2 đất và chặt cây cối, hoa màu, tài sản trên đất trị giá nhiều tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn tham gia ủng hộ (kể cả tiền và hiện vật) với tổng giá trị ủng hộ trên 32 tỷ đồng. Đã làm mới và mở rộng được trên 800km đường giao thông nông thôn và xây dựng nhiều công trình phúc lợi khác.

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 2.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 3.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 4.

Huyện Bảo Thắng được thành lập ngày 15/10/1948, những thành tựu đạt được trong 76 năm qua là động lực để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện vững tin bước vào chặng đường phát triển mới. Ảnh: Duy Trinh, Thanh Nga

Là một trong những hộ dân đã từng 2 lần tham gia hiến đất mở đường tại thôn Chính Tiến (xã Gia Phú, huyện bảo Thắng, Lào Cai) bà Phạm Thị Mây cho biết: Sau khi được cán bộ xã và thôn đến tuyên truyền, vận động, nhận thấy lợi ích thiết thực khi có con đường mới rộng mở sẽ tạo điều kiện cho bà con đi lại dễ dàng, tôi đã bàn với gia đình hiến hơn 800m2 đất, hàng trăm cây quế đã 5 năm tuổi để mở rộng tuyến đường từ 3m lên 7m. Đến nay, đường giao thông nông thôn đi lại thuận tiện đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Đến nay, toàn huyện có 87/188 thôn đạt thôn kiểu mẫu, 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (gồm Sơn Hà, Sơn Hải, Xuân Quang). Huyện Bảo Thắng đạt 7/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng thành công huyện NTM nâng cao vào năm 2025.

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 5.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 6.

Những thành tựu đạt được trong xây dựng nông thôn mới đang tạo tiền đề vững chắc để địa phương vững bước trên hành trình trở thành huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2025. Ảnh: Thanh Nga

Kết quả này có được là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo đạo đúng đắn, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội mà trong đó có vai trò quan trọng của những người làm công tác dân vận ở cơ sở. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thông suốt, đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần đưa bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc, đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Giá trị thu nhập trên một ha canh tác đạt 110 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 74 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,72%. Tỷ lệ hộ khá giàu đạt gần 50%.

Đặc biệt nhờ chủ trương sát đúng, hợp lòng dân, biết phát huy sức mạnh đoàn kết trong nhân dân nên những năm qua, phong trào hiến đất, hiến cây, hiến tài sản để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các công trình phúc lợi được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đã huy động được sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, cán bộ, đảng viên và nhân dân ủng hộ với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. 

Riêng từ năm 2022 đến nay, toàn huyện Bảo Thắng đã mở rộng được gần 200km đường giao thông nông thôn từ 4m lên 7m, làm cho bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Diện mạo nông thôn ở tất cả các địa phương đã trở nên khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Nhiều công trình lớn được đầu tư xây dựng mang chiến lược tầm vóc. Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang tạo thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản, kích thích sản xuất phát triển.

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 7.

Bảo Thắng từ một địa phương nghèo nàn, lạc hậu đến nay đã bứt phá đi lên trở thành huyện đứng đầu trong các huyện, thị xã của tỉnh Lào Cai. Ảnh: Duy Trinh

Có thể thấy, Bảo Thắng từ một địa phương nghèo nàn, lạc hậu nhưng đến nay đã bứt phá đi lên trở thành huyện đứng đầu trong các huyện, thị xã của tỉnh Lào Cai. Dấu ấn nổi bật nhất đó là trong hơn nửa nhiệm kỳ qua (nhiệm kỳ 2020-2025), dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tỉnh uỷ Lào Cai, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Thắng đã tập trung xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch và nghị quyết chuyên đề, cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh vào điều kiện thực tế của địa phương. Nhờ xác định đúng tiềm năng, lợi thế để dồn sức thực hiện nên huyện Bảo Thắng đã có sự đổi thay lớn. Nền kinh tế nông nghiệp có bước tăng trưởng toàn diện, có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Từng bước phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ở Bảo Thắng đã có những cách làm sáng tạo, đi đầu, tạo đột phá từ nhận thức đến hành động cụ thể. Nghị quyết về "tam nông" như luồng gió mới, khích lệ nông dân Bảo Thắng năng động, đổi mới tư duy trong phát triển sản xuất, thể hiện rõ vai trò chủ thể trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Cũng từ đây, diện mạo nông thôn của Bảo Thắng ngày càng có nhiều đổi thay, khởi sắc, đời sống của nhân dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao. 

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 8.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 9.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 10.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Bảo Thắng đã mở rộng được gần 200km đường giao thông nông thôn từ 4m lên 7m, làm cho bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Ảnh: Duy Trinh, Thanh Nga

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 11.

Huyện xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp huyện là: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp; Phát triển sản xuất, thâm canh các ngành hàng lợi thế của huyện; Xây dựng các sản phẩm OCOP. Đến nay, huyện đã phát triển 06 sản phẩm hàng hóa đặc trưng của huyện gồm Bưởi Múc, Na Xuân Quang, Quế, Cá chép lai, Gà vườn đồi, Đào cảnh Xuân Quang. Thu hút, mời gọi các doanh nghiệp như Công ty quế hồi Việt Nam, Hợp tác xã Tâm Hợi, công ty An Bình...vào triển khai các dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp. Toàn huyện hiện có 39 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 100% sản phẩm đều được lên sàn thương mại điện tử.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt trên 14 %. Giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 110 triệu đồng ; Thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5 %; Tỷ lệ hộ khá giàu đạt gần 50 %. Đó là minh chứng cho sự năng động, sáng tạo, quyết tâm của Đảng bộ huyện và sự đồng lòng của người dân nơi đây.

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 12.

Không chỉ thể hiện qua những con số, người dân ở Bảo Thắng hôm nay đều cảm nhận rõ những thay đổi ở Bảo Thắng những năm qua. Trong đó ấn tượng nhất là diện mạo giao thông nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh ngày càng khang trang, hiện đại. 

Bên cạnh sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục thể thao và y tế cũng đạt được những kết quả đáng mừng, đáp ứng ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thành tựu nổi bật nhất trong lĩnh vực văn hóa - xã hội phải kể đến công tác giáo dục và đào tạo đã giành được nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đạt cao. 

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 13.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 14.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 15.

Huyện Bảo Thắng hiện có 39 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 100% sản phẩm đều được lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Duy Trinh, Thanh Nga.

Chất lượng giáo dục, đào tạo, luôn đứng tốp đầu các huyện, thị xã của tỉnh, đã có 60/71 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em được thực hiện tốt. Các trạm y tế xã, thị trấn được cải tạo, nâng cấp, việc đầu tư trang thiết bị và nhân lực cơ bản đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Bệnh viện Đa khoa huyện, các phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực. Thực hiện tốt việc ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị. Duy trì bền vững 14/14 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 

An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, cải cách hành chính được đẩy mạnh; các mặt công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tư pháp, đối ngoại được tăng cường. Quốc phòng được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 16.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 17.

Người dân huyện Bảo Thắng tích cực tham gia vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Duy Trinh, Thanh Nga.

Đến các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao ở Bảo Thắng hôm nay, đâu đâu cũng thấy người nông dân bàn chuyện làm ăn, nâng cao đời sống. Có thể nói, hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới thể hiện rõ nhất ở sự đồng thuận, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. 

Những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản, toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, chất lượng của cuộc sống, môi trường ở khu vực nông thôn.

Ông Nguyễn Mạnh Nguyên, tổ dân phố Phú Cường 2, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng phấn khởi cho biết: "Từ 2 năm nay, đặc biệt là từ năm 2022 trở lại đây, sau khi huyện có chủ trương quy hoạch lại toàn bộ cơ sở hạ tầng thì Bảo Thắng có rất nhiều thay đổi, đặc biêtj là các cơ sở hạ tầng của nông thôn và đô thị, như thị trấn Phố Lu là thay đổi rõ ràng nhất. 

Toàn bộ công trình xây dựng, rồi các khu đô thị mới mọc lên rất nhanh, các cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư rất mạnh cho nên người dân rất là phấn khởi. Và chúng tôi thấy rằng sự thay da đổi thịt của huyện có sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và có sự chung tay góp sức của người dân".

Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 18.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 19.
Nông dân góp đất, góp công, đồng lòng cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới - Ảnh 20.

Chính quyền và nhân dân huyện Bảo Thắng cùng chung sức, đồng lòng phấn đấu xây dựng huyện Bảo Thắng trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của vùng biên cương Lào Cai vào năm 2025. Ảnh: Duy Trinh, Thanh Nga.

Những thành tựu gặt hái được trong những năm qua là những "trái ngọt", góp phần củng cố và tăng thêm niềm tin, ý chí, động lực cho chính quyền và Nhân dân huyện Bảo Thắng tiếp tục vững bước đi lên trên chặng đường đổi mới. Phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của vùng biên cương Lào Cai vào năm 2025 và thị xã tương lai trước năm 2030.


Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bảo Thắng phấn đấu xây dựng Bảo Thắng là đơn vị dẫn đầu trong các huyện, thị xã của tỉnh Lào Cai; huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên vùng biên cương Lào Cai vào năm 2025 và trở thành thị xã Bảo Thắng trước năm 2030.



Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem