Phan Văn Đức chia sẻ cùng PV Báo Dân Việt.

Phan Văn Đức sinh năm 1996 trong một gia đình nông dân nghèo tại Yên Thành (Nghệ An). Thuở nhỏ, cậu bé Phan Văn Đức "nghiện" game và từng có ý định giã từ sự nghiệp bóng đá để đi làm công nhân như bao người bạn đồng trang lứa. Sau rất nhiều nỗ lực, Phan Văn Đức đã vươn lên thành tiền vệ xuất sắc bậc nhất xứ Nghệ và ngôi sao của ĐT Việt Nam tại nhiều giải đấu lớn.  Ở tuổi 26, anh đã cùng đồng đội mang lại nhiều vinh quang cho bóng đá Việt Nam. Ngược lại, bóng đá đã cho Đức rất nhiều thứ: Tiền tài, danh vọng và cả hạnh phúc trên mọi phương diện…

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 1.

Cuối năm 2022, HLV Park Hang-seo đã chính thức đưa ra thông báo về việc thôi dẫn dắt ĐT bóng đá Việt Nam sau giải đấu AFF Cup 2022. Khi nghe thông tin này, cảm xúc của anh như thế nào?

- Tôi buồn và tiếc nuối, dù biết rằng hành trình nào rồi cũng đến lúc phải kết thúc. Với tôi, HLV Park Hang-seo là người thầy tuyệt vời và quan trọng. Ông đã thay đổi cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Từ một cầu thủ chưa ai biết đến, giờ đây tôi đã trở thành một chàng trai đi đến đâu cũng được NHM xin chữ ký (cười). Hơn thế tôi được nhiều CLB quan tâm và muốn có được tôi trong đội hình xuất phát (từ mùa giải 2023, Phan Văn Đức sẽ chơi cho Công an Hà Nội - PV). Với tôi, kể cả về kỹ năng lẫn tính cách, bản thân đều đã được thầy Park rèn giũa để trưởng thành hơn.

img
img
img
img
img

Phan Văn Đức khẳng định không được HLV Park Hang-seo ưu ái.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 2.

Giữa tôi và thầy Park có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Trên sân tập, ông là một HLV nghiêm khắc, nhưng ngoài đời, ông như một người thân trong gia đình, rất thân thiện và gần gũi với toàn bộ cầu thủ. Trong những lần tập trung đội tuyển, thầy thường xuyên sang phòng chúng tôi chơi. Thấy tôi đang xem Ipad hoặc điện thoại, thầy thậm chí trêu chọc, tranh giành… Lúc "đá ma" trong các buổi tập, thầy hào hứng và rất "máu lửa", sẵn sàng vào chơi sòng phẳng. Thầy còn cùng chúng tôi đắp mặt nạ dưỡng da, tặng quà cho các thành viên trong gia đình tôi nữa. Ngày tôi lấy vợ, thầy không tới dự được nhưng đã quay video gửi lời chúc đến vợ chồng tôi. Khi vợ tôi sinh con đầu lòng hay bé thứ hai, thầy cũng gọi điện cho tôi để chúc mừng.

Sự gần gũi và chân tình của thầy khiến đội bóng như một gia đình, chúng tôi hiểu nhau và gắn kết với nhau hơn.

Nhắc tới HLV Park Hang-seo, không thể nhắc VCK U23 châu Á 2018, khi Phan Văn Đức và ĐT U23 Việt Nam đã giành được kỳ tích lịch sử với tấm Huy chương Bạc. Đức có nhớ ký ức về những ngày tháng đó?

- Thời điểm đó, tôi và CLB SLNA vừa giành chức vô địch Cúp quốc gia. Sau đó, tôi bay vào Bình Dương để đá VCK U21 quốc gia, sau đó là giải U21 quốc tế tại Cần Thơ. Với những thành công có được, tôi và Phạm Xuân Mạnh được gọi lên ĐT U23 Việt Nam. Tôi vẫn nhớ, Xuân Mạnh được gọi lên trước, còn tôi ở lại đá U21 quốc tế xong mới lên U23 Việt Nam.

Thực sự, đến bây giờ tôi vẫn nhớ cái cảm giác khó tin khi mình được gọi lên U23 Việt Nam. Tôi chỉ luôn cố gắng đá tốt nhất, thể hiện tốt nhất, đặt mục tiêu để khán giả theo dõi sẽ nhìn nhận tôi qua những pha bóng đẹp mắt và kỹ thuật trên sân. Lúc nhận tin được triệu tập lên đội tuyển, tôi đang ngồi trò chuyện với một người anh. Hai anh em còn trêu nhau nếu được lên thì tốt, không được lên thì cố gắng tìm cơ hội lần sau.

Tôi là người thầy Park và ban huấn luyện gọi lên gần như cuối cùng trong danh sách triệu tập đợt ấy. Tôi còn ngồi nói đùa với người anh thân thiết của mình rằng, lần này tôi lên dễ bị trả về CLB. Thế nhưng, may mắn tôi đã được giữ lại.

Lên sau cùng, nhưng tôi được anh em đồng đội hỗ trợ rất nhiều. Tôi luôn thi đấu hết mình mỗi lần ra sân tập luyện và những người thầy cũng quan sát tỉ mỉ, kỹ lưỡng từng buổi tập. Họ có lẽ đã nhìn thấy những nỗ lực ấy của tôi.

Sau khi có một vị trí trong đội tuyển quốc gia, Đức lại gặp nhiều hoài nghi về phong độ, đặc biệt là thời gian ĐT Việt Nam thi đấu vòng loại World Cup 2022. Nhiều người cho rằng, thầy Park sử dụng anh vì sự quý mến và ưu ái. Có lúc nào anh thấy chạnh lòng vì điều đó?

- Trên đội tuyển luôn có sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Khi ấy, tôi vừa bình phục chấn thương nên phong độ thi đấu chưa được tốt. Thế nhưng, trong các buổi tập, tôi luôn là người nỗ lực, thể hiện tốt nhất các yêu cầu của Ban huấn luyện. Có thể vì vậy, thầy Park vẫn lựa chọn tôi.

Khán giả xem ở ngoài có thể thấy tôi xuống phong độ, nhưng trên đội tuyển tôi vẫn luôn cố gắng ở mức cao nhất. Tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á, các đối thủ đều quá mạnh. Tôi tự đánh giá bản thân đã đá tròn vai ở vị trí được phân công.

img
img
img
img

Phan Văn Đức đã có những tiến bộ vược bậc trong những năm qua.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 3.

Tôi nghĩ, người hâm mộ đôi khi kỳ vọng ở tôi quá nhiều và nghĩ tôi không thể trở lại thời kỳ đỉnh cao. Thời điểm đó, tôi chịu áp lực rất lớn. Ngoài việc tôi bị người hâm mộ chỉ trích, vợ con tôi cũng bị đưa vào câu chuyện bàn tán trên mạng xã hội.

Tôi bị chỉ trích thì không sao, chỉ thương vợ con. Tôi là cầu thủ, là người của công chúng, tôi sẵn sàng chịu được mọi áp lực. Tôi muốn nói rằng, dù thế nào thì mọi người hãy nói tôi thôi, đừng nói gì về gia đình tôi, vì vợ con tôi, bố mẹ tôi… không chịu được áp lực như thế.

Bàn thắng vào lưới ĐT Trung Quốc vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán năm ngoái có lẽ đã giúp anh giải tỏa được sức ép tâm lý sau rất nhiều mệt mỏi…

- Bàn thắng vào ngày mùng 1 Tết cũng là pha lập công sau một thời gian rất lâu tôi không ghi bàn. Bàn thắng này thực sự giải tỏa cho tôi rất nhiều áp lực. Tôi cũng muốn qua đó khẳng định mình là người có chuyên môn, không phụ lòng thầy Park cũng như người hâm mộ đã luôn trông đợi, ủng hộ tôi và ĐT Việt Nam. Trong không khí của ngày Tết, lúc đó tôi cảm thấy rất nhớ nhà và gia đình là điều đầu tiên tôi nghĩ đến khi ghi được bàn thắng.

Thời điểm đó và cả bây giờ, Đức vượt qua cảm xúc tiêu cực ra sao?

- Tôi may mắn có các thầy và đồng đội luôn động viên. Họ nói tôi cứ thoải mái và tập luyện bình thường, cố gắng chứng tỏ những gì tốt nhất của mình và đừng quá tập trung vào những gì mọi người nói.

Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến họ, những người đã luôn bên cạnh tôi trong thời điểm khó khăn như thế.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 4.

Hãy ngược thời gian một chút, cơ duyên nào đưa Phan Văn Đức đến với sự nghiệp quần đùi áo số?

- Nếu kể về câu chuyện cuộc đời mình, tôi nghĩ sự chia sẻ một cách tiết sẽ thực sự rất dài. Ngày xưa, bố mẹ không cho tôi đi đá bóng. Cấm thẳng cửa, tuy nhiên, bố mẹ cũng không biết tôi vẫn đều đặn… chơi bóng. Cứ mỗi buổi chiều, tại sân vận động của xã Tăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, tôi đều có mặt để đá bóng cùng chúng bạn. Tôi cũng như biết bao đứa trẻ ở xóm tôi, xã tôi và cả tỉnh Nghệ An đều mê đá bóng. Ban đầu, tôi cũng chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng, mình đá cho vui cùng đám bạn.

Bản thân tôi khi đó cũng không nghĩ sau này mình sẽ gắn bó với nghiệp bóng đá đỉnh cao. Bố mẹ tôi chưa phát hiện ra tài năng bóng đá của tôi ở thời điểm ấy nên cũng không chú ý, thậm chí còn cấm cản. Mãi sau này, xã vào xin mẹ cho tôi đi đá bóng cho đội của xóm để tranh giải của xã, lúc ấy bố mẹ mới biết tôi vẫn thường xuyên đá bóng và… đá hay.

Sau khi đá giải cho xã xong, tôi được "nâng cấp" đi đá cho huyện. Đó là giải đấu tranh Cup Báo Nghệ An diễn ra vào năm 2006. Vào thời điểm ấy, đội được giải nhì, còn tôi giành được danh hiệu Vua phá lưới. Cũng từ dấu mốc này, tôi được tuyển thẳng vào lò đào tạo của CLB Sông Lam Nghệ An (SLNA).

img
img
img
img
img

Phan Văn Đức vừa quyết định rời SLNA để gia nhập CLB CAHN.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 5.

Tôi nhớ mình đã loay hoay rất nhiều khi phải tự giặt đồ, tự lo hết mọi sinh hoạt cá nhân. Có thời điểm tôi còn muốn bỏ trung tâm đào tạo để về nhà với bố mẹ. Nhưng rồi tình yêu bóng đá, sức hút của trái bóng đã níu giữ, làm động lực để tôi ở lại và khổ luyện…

Trên hành trình đến với trái bóng, chơi bóng chuyên nghiệp, ai là người có ảnh hưởng đối với Phan Văn Đức từ chuyên môn đến cuộc sống?

- Đối với tôi, mẹ là người có ảnh hưởng nhất về cuộc sống đời thường. Còn trong bóng đá, bản thân tôi đã trải qua sự huấn luyện của nhiều người thầy. Người thầy có ảnh hưởng nhất đối với tôi thuở ban đầu là thầy Ngô Quang Trường. Tôi vào đội 1 khi còn rất trẻ, có được thành quả ấy là do sự dìu dắt, đào tạo của thầy Trường.

Còn tại cấp độ các đội tuyển, HLV Park Hang-seo là người mà tôi rất quý mến, không chỉ vì những gì thầy làm cho ĐT Việt Nam mà còn vì tình cảm của thầy dành cho cá nhân tôi và toàn thể anh em trong đội tuyển.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 6.

Lò đào tạo SLNAcó sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Anh đã trụ lại như thế nào để đạt tới vinh quang sau đó?

- Tôi gia nhập đội trẻ SLNA lúc 10 tuổi. Lúc tôi mới vào, lò SLNA tuyển sinh hơn 100 người. Sau đó, trung tâm lấy 50 người ăn ở tập trung, rồi lấy xuống 30 người được nhận lương chính thức, từ U10, U11, U13, U15, U17, U19, U21. Cứ 6 tháng sẽ có đợt kiểm tra lại, nếu ai không đạt yêu cầu chuyên môn sẽ bị loại.

Để tồn tại lại được ở lò đào tạo SLNA thực sự rất khắc nghiệt. Để được lên đội 1, mỗi lứa U chỉ có được một vài người, ví dụ lứa tuổi của tôi chỉ có tôi, Phạm Xuân Mạnh và Bùi Đình Châu lên được đội 1.

Theo Đức, điểm mạnh của anh là gì khi thể hình, thể lực không phải là lý tưởng?

- Dù tôi nhỏ con, nhưng theo tôi, các thầy chọn tôi là do khi đá bóng tôi có sự lì lợm và nhanh nhẹn. Tôi cũng nghĩ bản thân chơi bóng có sự thông minh.

Nghe nói, Phan Văn Đức cũng từng gặp khó khăn với sự nghiệp vì… "nghiện" chơi game?

- Đúng vậy (cười), đó cũng là lý do mà tôi từng không được lên đội 1. Cũng do chơi game nhiều, không tuân thủ kỷ luật sinh hoạt nên ở đội trẻ U15, U17 tôi đã bị kỷ luật khá nhiều. Giờ nghĩ lại, có lẽ là tuổi trẻ nên ai cũng ham chơi cả. Khi có gia đình, mình nghĩ khác, có trách nhiệm và chừng mực hơn rất nhiều.

Khi ấy, Phạm Xuân Mạnh được lên đội 1 trước tôi, tôi không được gọi nên khá buồn. Khoảng 2-3 tháng sau, đội 1 thiếu người, tôi mới được gọi lên để thử đá và được giữ lại. Đối với tôi, hành trình lên đội 1 rất gian nan.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 11.

Phan Văn Đức trả lời phỏng vấn báo Dân Việt.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 7.

Có lúc tôi đã tự an ủi bản thân, nếu mình không được lên đội 1 thì duyên phận đưa tôi đến với bóng đá cũng được an bài. Bố mẹ tôi có dự định đưa tôi vào TP.HCM để làm công nhân, nhưng sau đó may mắn đã mỉm cười.

Khi đi đá ở đội U19 Việt Nam, tôi gặp chấn thương. Sau đó, tôi không được lên đội 1. Đá cho đội U19 ở Vinh, tôi bị rách cơ đùi sau và đánh mất cơ hội lên đội 1.

Giờ đây, Phan Văn Đức đã là tuyển thủ quốc gia, một tiền vệ được nhiều người hâm mộ. Gần như có trong tay mọi thứ như tiền tài, sự nghiệp, Đức làm sao để giữ được mình?

- Dù ở ngoài đời tôi có là ngôi sao nhưng khi về với gia đình, tôi luôn là người bình thường. Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình là người thành đạt. Chính vì vậy, trong những buổi tập hay khi thi đấu, tôi luôn đặt ra cho mình mục tiêu để khán giả thấy tôi là người có khả năng trên sân bóng. Tôi cố gắng để duy trì hình ảnh của mình trong mắt người hâm mộ.

Đúng là khi mới vô địch AFF Cup 2018, tôi có được một khoản tiền khá lớn. Lúc ấy tôi chưa có vợ con nên gửi tiền nhờ bố mẹ giữ hộ, tôi chỉ để lại một ít để tiêu thôi.

Anh đã bộc bạch mẹ là người rất ảnh hưởng tới bản thân. Vậy anh có thể chia sẻ thế nào về tình cảm với mẹ?

Với tôi, mẹ là người tuyệt vời và quan trọng nhất trong sự nghiệp bóng đá của tôi. Từ đội U10, U13, U15, U17 và đến bây giờ, cho dù tôi đi đá các giải trẻ hay bất cứ nơi đâu, mẹ cũng là người đồng hành, đứng phía sau và cổ vũ. Hay khi tôi đi thi đấu trở về, người ra sân bay đón tôi đầu tiên luôn là mẹ.

Đức cho rằng điều gì cần thiết đối với tiền vệ tấn công, hoặc so với thế hệ tiền bối, Đức tin rằng mình sẽ học được những gì, hoặc được nâng cấp gì để có ngày hôm nay?

- Đối với tiền vệ tấn công thì phải có kỹ thuật, thêm vào đó là sự nhanh nhẹn và thông minh. Tôi nghĩ, bản thân có một chút may mắn khi có những người đàn anh đi trước như Văn Quyến, Trọng Hoàng chỉ bảo, dìu dắt.

Ngày tôi còn ở đội trẻ,  tôi rất thần tượng anh Trọng Hoàng, người khi ấy đã làm mưa làm gió ở đội 1. Ngoài anh Hoàng còn có anh Văn Quyến từng là thần đồng của bóng đá Việt Nam.

Tôi tự hào vì sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ. Nơi đây sản sinh ra rất nhiều hảo thủ của bóng đá Việt Nam. Bản thân tôi sẽ cố gắng giữ gìn và phát huy tinh thần bóng đá xứ Nghệ.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 13.

Phan Văn Đức đặt mục tiêu cùng ĐT Việt Nam vô địch World Cup 2022.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 8.

Chấn thương nào trong sự nghiệp khiến Đức cảm thấy buồn nhất?

- Chấn thương bị đứt dây chằng lúc tôi đang đỉnh cao của sự nghiệp năm 2018-2019 khi vừa vô địch AFF Cup 2018. Thời điểm ấy, tôi nghĩ đứt dây chằng là điều gì đó rất ghê gớm và tôi chỉ biết gọi về nhà thông báo với bố mẹ. Tôi vừa tâm sự vừa khóc vì tôi suy nghĩ khá tiêu cực, cứ nghĩ sự nghiệp của mình sẽ chấm dứt từ đây.

Chấn thương này là bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi. Sau chấn thương này bản thân tôi cũng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Để vượt qua khoảng thời gian bị chấn thương, tôi tự nhủ tinh thần của tôi lúc nào cũng phải vui vẻ, thoải mái để chân hồi phục tốt nhất.

May mắn lúc ấy tôi có thầy Park và bác sĩ Choi Ju-young cũng như CLB đã hỗ trợ cho tôi đi phẫu thuật. Khi điều trị, bác sĩ Choi đã cho tôi tập giáo án tốt nhất. Có những thời điểm đội tuyển tập trung, thầy vẫn gọi tôi lên điều trị. Tôi thấy đây là cách hồi phục tốt nhất để sớm quay lại đỉnh cao. Khi được gọi lên đội tuyển, tinh thần tôi cũng thoải mái hơn.

Mùa giải 2022, SLNA có nhiều sự thay đổi, đặc biệt có thêm sự trở về của ngoại binh Olaha, Quế Ngọc Hải và Trần Đình Hoàng. Những nhân tố này đã giúp đỡ Đức thế nào?

- Mùa 2022, SLNA có sự quay trở lại của ngoại binh Olaha và các anh Quế Ngọc Hải, Đình Hoàng. Không chỉ  giúp riêng tôi, các anh còn giúp cho đội mạnh hơn. Tôi thấy sự quay trở lại của các anh làm gia tăng sự chắc chắn của hàng phòng ngự và tiếp thêm sức mạnh nơi hàng công. Trên hàng công, Olaha đá rất hợp với tôi và cũng hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong lối chơi.

Đức, Xuân Mạnh, Quế Ngọc Hải đã được thực hành trước sơ đồ chiến thuật 3-5-2 trên ĐT Việt Nam. Đức thấy thế nào khi bản thân và các cầu thủ được lên tuyển đã thích ứng với sơ đồ này, nhưng nhiều cầu thủ vẫn chưa làm quen được sơ đồ mới của SLNA?

- Sơ đồ chiến thuật này thì tôi, Xuân Mạnh và anh Quế Ngọc Hải đã được làm quen ở trên ĐT Việt Nam. Nhưng thực ra, chúng tôi cũng cần thời gian để thích nghi được sơ đồ chiến thuật mới. Chúng tôi là những người được tập làm quen với sơ đồ chiến thuật 3-5-2 đã dạy lại cho các em cách chọn vị trí, chạy chỗ sao cho hợp lý. Tôi nghĩ dần dần các em sẽ quen với sơ đồ chiến thuật này. Đối với các em trẻ, sẽ hơi khó để thích nghi thật nhanh.

Năm nay Đức đặt mục tiêu gì cho bản thân với ĐT Việt Nam?

- Ở ĐT Việt Nam, tôi hy vọng sẽ cùng ĐT Việt Nam chinh phục ngôi vô địch AFF Cup 2022.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 9.

Nhiều người có chuyên môn cho rằng Đức đủ đẳng cấp để thi đấu ở nước ngoài. anh đã từng suy nghĩ về việc đó?

- Trước đây, khi tôi mới cùng ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, một số đội bóng ở Nhật Bản cũng liên hệ với tôi. Thời điểm đó,  bản thân tôi cũng khát khao ra nước ngoài thi đấu. Tuy nhiên, do bản thân không may mắn vì dính chấn thương dây chằng, phong độ không tốt, tôi đã vụt mất cơ hội ra nước ngoài. Điều đó từng làm tôi rất tiếc nuối.

Có rất nhiều cầu thủ của Việt Nam đã ra nước ngoài thi đấu như Công Phượng, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh và mới đây nhất là Quang Hải. Anh đánh giá thế nào về những chuyến xuất ngoại của cầu thủ Việt?

- Tôi rất ủng hộ điều này. Phải có những người dám đi ra nước ngoài thì sau này bóng đá Việt Nam mới phát triển hơn.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 10.

Hiện tại, Phan Văn Đức đã có một gia đình nhỏ êm ấm. Anh có thể chia sẻ đôi chút về câu chuyện tình yêu của vợ chồng anh?

- Có lẽ chúng tôi gặp nhau do duyên số. Linh - vợ tôi nhà ở huyện Nghi Lộc, kém tôi 2 tuổi. Tôi quen Linh qua bạn bè rồi thường xuyên đến thăm nhà Linh. Nhà tôi ở huyện Yên Thành, cách nhà vợ 50km. Ngày nào tôi cũng đến nhà Linh chơi. Tôi thường hay trêu Linh vì vợ tôi tuổi Hổ, không vào hang hổ sao bắt được hổ (cười).

Chuyện tình của chúng tôi cũng từng có chút trắc trở vì sau AFF Cup 2018, tôi được nhiều người biết tới hơn. Cô ấy từng lo lắng bởi nghĩ tôi là người nổi tiếng, sẽ chỉ yêu qua đường, yêu chơi chơi.

- Anh đã thay đổi ra sao khi có gia đình?

- Mỗi lần đá bóng xong, thay vì đi chơi, đi ăn uống cùng bạn bè, tôi về nhà để chăm sóc vợ con. Tôi thấy đó là điều may mắn.

Khi tôi đi thi đấu có con đi ra cổ vũ, khi đá xong lại có vợ con xuống động viên. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc, ấm áp.

img
img
img
img
img

Phan Văn Đức bên gia đình.

Phan Văn Đức: Không quyết tâm với bóng đá, giờ này tôi đang làm… công nhân - Ảnh 11.

Các cầu thủ bóng đá thường xuyên phải thi đấu xa nhà. Anh làm thế nào để bù đắp điều đó cho vợ con?

- Đi thi đấu xa gia đình, cầu thủ nào cũng rất nhớ nhà. Tôi thường gọi điện về hỏi thăm vợ con. Nghe những lời động viên từ gia đình, tôi như được tiếp thêm động lực để thi đấu tốt hơn.

Còn những lúc ở CLB SLNA, nhà tôi may mắn ở gần sân nên tôi hay về nhà. Mỗi tối tôi thường dành thời gian chơi với con. Nhìn con cười là bao mệt mỏi của mình giải tỏa hết.

Đức có muốn con trai sẽ theo sự nghiệp bóng đá?

- Tôi không ép con phải theo sự nghiệp quần đùi, áo số như tôi. Nếu như con đá bóng hay và đam mê thì tôi sẽ định hướng cho con. Thực sự đời cầu thủ khó khăn lắm, vì bản thân tôi trải qua rồi.

Ngoài bóng đá, Đức có muốn lấn  sân sang làm diễn viên, người mẫu?

- Thời điểm hiện tại tôi chỉ muốn tập trung vào đá bóng, mọi chuyện khác cũng có thể thực hiện nhưng không phải ưu tiên hàng đầu.

 Cảm ơn Phan Văn Đức về cuộc trò chuyện!

Năm 2007, trong màu áo đội Nhi đồng Yên Thành, Phan Văn Đức là người ghi bàn trong trận chung kết gặp huyện Đô Lương nhưng đành chấp nhận ngôi á quân của giải. Nhưng nhờ thi đấu thành công nên Văn Đức được các tuyển trạch viên của CLB SLNA tới nhà đặt vấn đề đưa đi đào tạo.

Tại VCK U17 QG năm 2012 diễn ra tại Huế, cầu thủ sinh năm 1996 đá cặp với Tuấn Tài trên hàng công U17 SLNA. Kết thúc VCK, Văn Đức có được 3 pha lập công (không ra sân ở trận chung kết vì án treo giò). Không quá lời khi cho rằng, Văn Đức là một trong những cầu thủ góp công lớn nhất trong chức vô địch của U17 SLNA.

Hai năm sau, một lần nữa Phan Văn Đức góp mặt trong thành phần U19 SLNA đoạt ngôi s quân toàn quốc.

Cuối năm 2016, Văn Đức đã được bổ sung cho U21 SLNA đá giải quốc gia. Dù "hồ sơ" không sáng như Tuấn Tài hay Văn Khánh, nhưng Văn Đức lại là người được ban huấn luyện đặt niềm tin lớn nhất. Không phụ niềm tin của mọi người, Văn Đức là người ghi bàn duy nhất, giúp U21 SLNA đánh bại U21 FLC Thanh Hóa trong trận đấu mở màn của giải. Dù sau đó, U21 SLNA thất bại nhưng Văn Đức vẫn là cái tên được nhiều người nhớ đến.

Văn Đức lên đội 1 của SLNA từ mùa giải 2016. Càng bất ngờ hơn, ngay trong trận đấu đầu tiên của mùa giải, HLV Ngô Quang Trường đã xếp tiền vệ này đá chính. Trong số các nhân tố trẻ được đôn lên từ mùa giải 2016, Văn Đức là cầu thủ được ra sân nhiều nhất.

Văn Đức xuất thân là tiền đạo nhưng sau đó quyết định chuyển xuống chơi ở vị trí tiền vệ. Đó là một sự lựa chọn khôn ngoan khi Đức khó cạnh tranh suất tiền đạo với các ngoại binh.

Chơi xuất sắc ở một số giải trẻ, cầu thủ sinh năm 1996 được gọi và U19 Việt Nam tham dự nhiều giải đấu trong năm 2013, 2014 trong đó có giải vô địch U19 Đông Nam Á 2014 được tổ chức ở Hà Nội và VCK U19 châu Á 2014 diễn ra tại Myanmar. Trong giai đoạn này, Học viện HA.GL Arsenal - JMG trình làng lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn… nên việc Văn Đức chen chân vào U19 Việt Nam được xem là thành công lớn. Rất tiếc là những chấn thương liên tiếp đã không cho Văn Đức cơ hội tỏa sáng trong màu áo đội tuyển.

Đến VCK U23 châu Á năm 2018, Văn Đức mới được triệu tập vào tuyển U23 Việt Nam và là người tập trung muộn nhất bằng tấm vé vớt sau màn trình diễn vô cùng ấn tượng của Văn Đức ở giải U21 quốc tế Báo Thanh Niên 2017 tại Cần Thơ trong vai trò tiền vệ trái cùng U21 Tuyển chọn Việt Nam giành ngôi á quân. Trở về từ VCK U23 châu Á 2018, Đức "cọt" là một trong những cầu thủ hiếm hoi của U23 Việt Nam vẫn giữ được phong độ cao ở mùa giải vừa qua.

Trước những nỗ lực của Phan Văn Đức, một suất đá chính thức trong ĐT Việt Nam trong giải AFF Cup 2018 là điều không quá khó để dự đoán. Trong 4 trận đấu vòng bảng, Văn Đức được thi đấu cả 3 trận ở 3 vị trí khác nhau, trở thành cầu thủ Việt Nam đa năng nhất trong đội tuyển quốc gia.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem