Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 1.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cách thức chất vấn được đổi mới rõ rệt, Quốc hội lần đầu tiên không chất vấn theo nhóm vấn đề mà chất vấn về việc thực hiện 10 Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, gồm 4 lĩnh vực: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; Kinh tế ngành; Văn hóa, xã hội; Tư pháp, Nội chính, Kiểm toán Nhà nước. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã tập trung "soi" việc thực hiện các "lời hứa", cam kết của các thành viên Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết trên theo phương châm coi trọng giám sát những vấn đề sau giám sát.. Nói như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là "giám sát sau giám sát", điều cử tri và Nhân dân cần chính là kết quả thực hiện.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 2.

Trao đổi với PV Dân Việt, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, cách thức tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khẳng định rất rõ nét tinh thần đổi mới, hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội. Và có thể nói, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa diễn ra thành công được đánh giá là "đổi mới", "đặc biệt", thậm chí "chưa có tiền lệ" khi xét về phạm vi chất vấn, cách thức tiến hành, với tính chất nhìn lại hơn nửa nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới hơn nữa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát "đặc biệt" này.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 3.

Trao đổi với PV Dân Việt về đổi mới trong chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội khóa XV, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo – Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, việc đổi mới trong các thức chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tiếp tục thể hiện sự dân chủ và sôi nổi, làm sáng tỏ những vấn đề được chất vấn và xác định rõ trách nhiệm của chức danh bị chất vấn.

"Thông qua những chất vấn như vậy, đại biểu Quốc hội, tư lệnh ngành nhận thấy những mặt tồn tại, hạn chế của mình trong quá trình thực thi nhiệm vụ để kịp thời khắc phục và có phương hướng giải quyết triệt để những hạn chế tồn tại", PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo nói và nhìn nhận "thời gian qua đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực trong cả chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, thông qua việc đổi mới cách thức chấn vấn này thể hiện niềm tin của người dân vào Quốc hội và Nhà nước càng được củng cố hơn bao giờ hết, phấn khởi trong dân ngày càng cao".

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 4.

"Khi chúng ta đổi mới hoạt động chất vấn của Quốc hội đã tạo ra được một sinh khí mới, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của Quốc hội. Có thể nói, không riêng gì tôi mà tuyệt đại cử tri khi theo dõi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua rất là phấn khởi, rất tin tưởng, kỳ vọng vào Quốc hội với một cách đổi mới nội dung sinh hoạt Quốc hội rất tích cực như vậy.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 5.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của người đại biểu của nhân dân, tinh thần trách nhiệm của Quốc hội đối với những vấn đề phát triển của đất nước. Chúng tôi mong rằng, Quốc hội nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của mình, nâng cao tinh thần trọng dân, tin tưởng vào sức mạnh nhân dân và luôn đặt trách nhiệm của người dân lên trên để tiếp tục đổi mới hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Quốc hội hơn nữa, đặc biệt là hoạt động chất vấn thật sự hiệu quả hơn nữa trong việc thực thi chương trình nghị sự, các nghị quyết của Quốc hội nhằm đề ra được những quyết sách thực sự đúng đắn đưa đất nước của chúng ta ngày càng phát triển hơn", PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo nhấn mạnh.

TS.Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho rằng, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là yêu cầu cần thiết khách quan của Quốc hội, làm cho bộ máy nhà nước vững mạnh hơn, các chức danh cấp cao trong bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 6.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, TS.Bùi Ngọc Thanh cho rằng, trước hết cần thiết phải thống nhất với nhau về nội hàm đổi mới nói chung. Đổi mới không chỉ là những vấn đề hoàn toàn mới, mà còn là những vấn đề, làm sai thì phải làm lại cho đúng; đã xác định đúng mà chưa làm thì phải làm; việc làm chưa đạt yêu cầu thì phải làm cho đúng yêu cầu đặt ra.

Theo đó, Quốc hội cần xác định "đổi mới việc lựa chọn vấn đề và nhóm vấn đề chất vấn; đổi mới đối với đại biểu có quyền chất vấn; đối với người trả lời chất vấn; hoàn thiện pháp luật về hoạt động chất vấn…". Ví dụ, để lựa chọn tốt nhóm vấn đề chất vấn, nên quy định một số nguyên tắc, như: Số lượng vấn đề chất vấn phải phù hợp với thời lượng dành cho một chức danh bị chất vấn (thực tế nhiệm kỳ vừa qua, thời lượng dành cho một chức danh, thấp nhất là 2 giờ 30 phút; cao nhất là 3 giờ 40 phút); các vấn đề được lựa chọn chất vấn có mối quan hệ trực tiếp với nhau; là những vấn đề bức xúc nhất hiện tại, hoặc tồn đọng lâu ngày không được giải quyết, những vấn đề cử tri đặc biệt quan tâm; đối với hoạt động chất vấn tổng thể (theo nghị quyết các kỳ chất vấn trước đó và theo các chuyên đề đã giám sát). "Việc tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động chất vấn của Quốc hội sẽ tạo sinh khí mới trong sinh hoạt của Quốc hội và nâng lên một hiệu lực và hiệu quả của hình thức hoạt động giám sát này", TS Bùi Ngọc Thanh nhấn mạnh.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 7.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 8.

Xuất phát từ vị trí, vai trò cũng như ý nghĩa đặc biệt của hoạt động chất vấn, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cũng cho rằng, cần đổi mới về thủ tục, trình tự giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn. Theo ông, đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát nói chung, chất vấn của đại biểu Quốc hội nói riêng. Đổi mới thủ tục, quy trình chất vấn góp phần đổi mới phương thức chất vấn. Cụ thể như, ngay sau khi nghe báo cáo công tác của Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, Chánh án Toà án nhân dân (TAND) tối cao và các báo cáo khác, các đại biểu Quốc hội gửi câu hỏi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội. Đoàn thư ký kỳ họp có trách nhiệm tổng hợp các chất vấn để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến và trình Quốc hội quyết định những chất vấn được trả lời bằng văn bản, những chất vấn phải trả lời tại hội trường, những chất vấn cần được điều tra và trả lời tại kỳ họp sau... Sau khi nghe chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội cần có kết luận, giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để kiểm tra đánh giá, giám sát việc thực hiện chất vấn tại các kỳ họp tiếp theo của Quốc hội.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 9.

Ngoài ra, để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn có hiệu quả, thời gian chất vấn cần phải được bố trí hợp lý. Không nên dành ít thời gian quá, cũng không nên bố trí chất vấn và trả lời chất vấn vào cuối kỳ họp Quốc hội, tránh tâm lý buông xuôi, cho qua. Nên bố trí thời gian từ khoảng giữa kỳ họp cho đến 2/3 kỳ họp, cần bố trí để đại biểu Quốc hội trao đổi thảo luận ngay sau khi Bộ trưởng trả lời chất vấn.

Căn cứ vào nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Đoàn thư ký kỳ họp giúp Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề giải trình thêm vào cuối  kỳ họp hoặc những vấn đề mà các cơ quan Nhà nước phải có biện pháp khắc phục và báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tiếp theo. Tăng cường hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội sẽ giúp giảm tải cho thực hiện quy trình, thủ tục chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 10.

Từ thực tiễn tham gia nhiều khóa Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Lê Như Tiến cho rằng, trong hoạt động chất vấn, người dân kỳ vọng các thành viên của Chính phủ nhận ra những bất cập và có những đổi mới và giải pháp để khắc phục những vấn đề đang tồn tại của cơ quan, đơn vị mình phụ trách".

Theo đó, qua nghiên cứu cách thức chất vấn ở nhiều nước trên thế giới, ông Tiến mong muốn, việc chất vấn của Quốc hội chúng ta cần gắn liền hơn nữa với việc chịu trách nhiệm của những người phụ trách ngành, lĩnh vực được Quốc hội, Chính phủ phân công. "Nghĩa là, sau khi chất vấn chúng ta cần phải quyết liệt hơn việc quy trách nhiệm, đơn cử như việc sẽ lấy phiếu 'bất tín nhiệm' đối với những chức danh Quốc hội bầu, phê chuẩn. Thông qua việc này vai trò của Quốc hội sẽ được nâng cao hơn", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhấn mạnh.

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 11.

Từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII và luôn dành thời gian quan tâm đến các hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.Hà Nội cũng cho rằng, Quốc hội cần tiếp tục đổi mới hoạt động chất vấn. "Đơn cử như việc kéo dài thời gian chất vấn hơn so với thời lượng như hiện nay để đại biểu Quốc hội và tư lệnh ngành có thể làm rõ hơn các vấn đề cử tri quan tâm trên nghị trường", bà An góp ý và mong muốn Quốc hội tăng cường, phát huy mạnh mẽ hoạt động giám sát "đặc biệt", quan tâm đến hậu giám sát để cử tri nhân dân thấy được các đồng chí được nhân dân trao trách nhiệm, trọng trách thực hiện ra làm sao. "Chúng ta cần tăng cường, quan tâm đến khâu này, đây là việc vô cùng quan trọng, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Đồng quan điểm về việc Quốc hội cần kéo dài thời gian chất vấn, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo – Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền mong muốn, hiện nay Quốc hội dành 2,5 ngày để chất vấn và trả lời chất là đã quý, tuy nhiên nếu kéo dài thêm thời gian thì càng quý hơn để các đại biểu có thể đưa hết các ý kiến, nguyện vọng của mình đến Quốc hội và cũng để các tư lệnh ngành có thời gian, điều kiện để trả lời 1 cách đầy đủ hơn những mong muốn của cử tri trên "sóng trực tiếp".

 Thành An

Bài cuối: Tiếp tục đổi mới, không ngừng nâng cao hiệu quả của giám sát “đặc biệt” - Ảnh 12.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem