Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 1.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 2.

Quốc hội, Chính phủ bắt đầu nhiệm kỳ mới trong bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp vô vàn khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19; những căng thẳng địa - chính trị và xung đột vũ trang giữa các nước trên thế giới.

Trong bối cảnh ấy, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội đã rất sát sao trong công tác giám sát việc thực hiện những "lời hứa", cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 3.

Nói về hoạt động này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dùng cụm từ "giám sát đến cùng" bởi việc tái giám sát, chú trọng giám sát những vấn đề sau giám sát, đặc biệt là hoạt động chất vấn đã giúp Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có cơ hội báo cáo với Quốc hội, cử tri và Nhân dân về những việc mình đã làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết thấu đáo, tận gốc những vấn đề Quốc hội đã đặt ra.

Dư âm về kết quả của 2,5 ngày tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6,Quốc hội khóa XV cho thấy, những đổi mới trong hoạt động chất vấn cho thấy chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội ngày càng được nâng lên.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 4.

Đánh giá cao chất lượng phiên chất, đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội nhận xét, nội dung chất vấn đặt ra rất nhiều, số lượng mà đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cũng rất nhiều, đặc biệt phần trả lời của các Bộ trưởng khá trực diện, không có tình trạng trả lời né tránh hoặc trả lời vòng vo.

"Vì phần lớn những nội dung này đã được chúng ta đặt ra từ trước, bây giờ kiểm tra, đánh giá lại. Do vậy, về trách nhiệm của các Bộ trưởng, Tư lệnh ngành, tôi đánh giá các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trả lời khá tốt", ông Cường nói.

Tuy nhiên, ông Cường mong muốn, trong các phần trả lời của các Bộ trưởng, Trưởng ngành cần phải nêu ra các lộ trình giải quyết cụ thể hơn. Những vấn đề gì đã giải quyết được thì Bộ trưởng đã trả lời khá rõ nhưng các vấn đề tồn tại nhiều năm cần giải quyết trong nhiều năm, nhiều tháng thì cần phải có lộ trình để chỉ rõ thêm thời gian đến kỳ sau, năm sau đã giải quyết được đến đâu. Hoặc có những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan thì cần phải phân định rõ trách nhiệm của từng đơn vị để đến kỳ sau, khi kiểm điểm lại, chúng ta phải xem ai đã hoàn thành và ai chưa hoàn thành.

Về phần điều hành chất vấn của Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá sự linh hoạt, đặc biệt là bám rất sát không chỉ câu hỏi của các đại biểu Quốc hội mà còn có tính chất liên kết giữa câu hỏi của đại biểu về lĩnh vực của các ngành này với các ngành khác.

"Tôi cho rằng, phiên chất vấn tại Kỳ họp này không chỉ dừng lại ở các đại biểu Quốc hội mà chính ngay từ Chủ tịch Quốc hội cũng đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa như một người chất vấn cấp cao", theo đại biểu Hoàng Văn Cường.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 5.

Tại phiên chất vấn về nhóm lĩnh vực kế hoạch- đầu tư, tài chính, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Đầu tư trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về những vướng mắc, chồng chéo trong chi ngân sách cho đầu tư công và chi thường xuyên, Chủ tịch Quốc hội nói: Quốc hội đã có văn bản trả lời Chính phủ là trong thực tiễn cũng như trong quy định pháp luật, không có một văn bản nào hay một trường hợp nào quy định mức chi thường xuyên và chi đầu tư là căn cứ vào giá trị số tiền; không phải là 15 tỷ đồng trở lên thì đầu tư công, còn dưới 15 tỷ đồng lại là thường xuyên. Ví dụ, chi lương hàng trăm nghìn tỷ đồng là chi thường xuyên. Đó là tính chất của các khoản chi chứ không phải là giá trị của các khoản chi.

Chủ tịch Quốc hội nói thêm, các cơ quan Quốc hội cho rằng, không có vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công cũng như Luật Ngân sách nhà nước. Do đó, Quốc hội đã đưa (việc xem xét) Nghị quyết đặc thù về vấn đề chi thường xuyên và chi đầu tư (do Chính phủ trình) ra khỏi chương trình, không chấp nhận việc đó.

Nếu như các Bộ và Chính phủ thấy rằng trách nhiệm giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào thì các Bộ phải có đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới giải thích được chứ không giải thích những gì mà đã rõ hoặc những nội dung mà không có ai yêu cầu giải thích. "Tôi xin báo cáo với Quốc hội, báo cáo Chính phủ và các Bộ như vậy cho rõ ràng, minh bạch", Chủ tịch Quốc hội nói.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 6.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 7.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cũng bày tỏ hài lòng với nội dung trả lời của các Bộ trưởng.

Trong phiên chất vấn lần này, các đại biểu nêu các nhóm vấn đề mở rộng, thể hiện ý chí của cử tri. Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều phải sẵn sàng trả lời và cách tiếp cận vấn đề đồng bộ, tổng thể hơn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri. Các Bộ trưởng cũng mới nhận nhiệm vụ, nhưng đã nỗ lực trả lời đúng và trúng vấn đề cử tri quan tâm; giải đáp và đề cập giải pháp cụ thể.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, cách thể hiện của các Bộ trưởng khác nhau, nhưng nhìn tổng thể chung, các đại biểu hài lòng cách trả lời của các Bộ trưởng. Tâm thế của các Bộ trưởng trong việc đối diện các vấn đề cử tri quan tâm cũng như thái độ cầu thị của các Bộ trưởng thể hiện rõ.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 8.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, một trong những đổi mới trong công tác chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 là đối tượng chất vấn rộng tất cả thành viên Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; phạm vi chất vấn đối với tất cả các lĩnh vực: kinh tế tổng hợp; lĩnh vực kinh tế ngành; lĩnh vực nội chính, tư pháp; lĩnh vực văn hóa, xã hội. Thời gian chọn chất vấn dài, đó là việc thực hiện nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội từ khóa XIV đến kỳ họp thứ 4 khóa XV.

Sự đổi mới này tại phiên chất vấn nên tất cả tư lệnh ngành phải nắm chắc và bám sát vấn đề; cũng là cơ hội để đại biểu kiểm tra, giám sát lại các tư lệnh ngành trong việc thực hiện lời hứa tại các phiên chất vấn và thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã được các bộ, ngành triển khai thực hiện đến đâu. Đây cũng là dịp để tư lệnh các ngành, các bộ trưởng, Chính phủ nhìn nhận lại những vấn đề đang phụ trách, theo dõi, thực hiện còn vấn đề bất cập, đang đặt ra từ góc nhìn của Quốc hội.

Trong quá trình chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã nghiên cứu kỹ và bám sát vấn đề trong các Nghị quyết về giám sát và chất vấn; đồng thời cũng gắn với những nội dung, vấn đề trong quá trình thực hiện đang còn bất cập. Đại biểu cũng theo đuổi đến cùng vấn đề, tham gia tranh luận để tìm được chân lý của vấn đề, sự việc; đồng thời góp ý, kiến nghị nhiều giải giúp Chính phủ và các ngành trong quá trình điều hành tốt hơn.

Bài 2: Giám sát đến cùng để cử tri và Nhân dân thấy kết quả và chuyển biến từ hoạt động chất vấn - Ảnh 9.

Các Bộ trưởng tiếp nhận câu hỏi và trả lời thẳng thắn, trực diện vào vấn đề đại biểu quan tâm; cơ bản đáp ứng được những vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, không có sự chuẩn bị sẵn, cũng khó có thể đáp ứng được tất cả các vấn đề đại biểu nêu, đặc biệt là những vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp như giáo dục, y tế, văn hóa… cần phải có nhiều thời gian hơn để giải trình hết các vấn đề đại biểu quan tâm.

Để tiếp tục giám sát việc thực hiện lời hứa tại nghị trường, ông Tạ Văn Hạ cho rằng, trong thời gian tới nên tiếp tục phát huy cách làm đổi mới này, sẽ có nhiều hình thức đổi mới khác nữa trong chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian tới.

"Tôi cho rằng, thời gian tới, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Trưởng ngành cần tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát và chất vấn, tập trung vào việc khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong từng lĩnh vực", ông Hạ bày tỏ.



Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem