Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong đó, có 5 mục tiêu quan trọng đã hoàn thành vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Quy mô nợ công giảm mạnh, từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống 55% GDP cuối năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công có thể lên đến 57-58% GDP, song vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2016-2020 là không quá 65% GDP.
Quy mô nợ chính phủ đã giảm mạnh từ 52,7% năm 2016 xuống 48% GDP đến cuối năm 2019, thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu không quá 54%.
Tuy nhiên, đối với tỷ lệ bội chi NSNN, mặc dù bội chi giảm về số tuyệt đối trong cả 03 năm 2017-2019, tổng số giảm so với dự toán là 66,3 nghìn tỷ đồng, năm 2019 là 3,4% GDP, dự toán năm 2020 là 3,44%. Do tác động của đại dịch Covid-19 nên khả năng cuối năm 2020 có thể tăng lên mức 4,99% GDP.
Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 44% năm 2015 xuống 41,6% năm 2016, và ước năm 2020 còn 34%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu dưới 40%.
Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đã cải thiện mạnh so với giai đoạn 2011 – 2015 từ mức 4,3%/năm lên 5,8%/năm, vượt mục tiêu 5,5%/năm. Hơn nữa, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước khoảng 45,21%, vượt xa so với mục tiêu 30%-35% được đề ra trong Nghị quyết.
Dư nợ thị trường trái phiếu đến năm 2019 đạt 40,14%GDP vượt xa so với mục tiêu đến năm 2020 đạt 30% GDP. Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã nâng mục tiêu này lên đạt 45% GDP vào năm 2020.
Đến năm 2018, quy mô thị trường vốn đã tương đương 111,02% GDP, từng bước thu hẹp khoảng cách với thị trường tín dụng ngân hàng (131,25% GDP), gấp 5,4 lần so với năm 2010. Tính đến cuối năm 2019, quy mô thị trường vốn đạt 112,74% GDP, trong đó quy mô thị trường cổ phiếu đạt 72,6% GDP. Trong khi đó mục tiêu đề ra đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP.
Tỷ trọng đầu tư nhà nước giảm từ 37,5% năm 2016 xuống 35,7% năm 2017, 33,3% năm 2018, 31,7% năm 2019, dự kiến đạt 30,9% năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ trọng này có thể tăng lên trong năm 2020 dù vậy vẫn thấp hơn mục tiêu 31% - 34%.
Mặc dù 6/7 chỉ tiêu thuộc nhóm cơ cấu lại đầu tư công đều hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành, nhưng chỉ có 1 nhóm nội dung không thể hoàn thành, đã khiến cho “Mục tiêu số 5” theo Nghị Quyết 24 xếp vào nhóm không hoàn thành đó là nhóm nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức chất lượng tiếp cận 04 nước ASEAN phát triển nhất (ASEAN-4).
Mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt khoảng 25%. Tuy nhiên, ước thực hiện năm 2020 chỉ tiêu này chỉ đạt 24,5%.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3%. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. NHNN cho rằng mục tiêu này cần được tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn sau 2020.
Giai đoạn từ 2016 đến thời điểm 31/7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 620,7 nghìn tỷ đồng.
Đến nay, 77 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, trong đó 18 TCTD đã được NHNN chấp thuận áp dụng trước thời hạn tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN.
Ngoài ra, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã được khắc phục (năm 2012: 7 cặp); sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến nay còn tại 1 NHTMCP với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tháng 6/2012: 56 cặp).
Bên cạnh đó, 3 chỉ tiêu không thể hoàn thành nữa: Thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc các ngành không cần Nhà nước sở hữu trên 50% vốn; Thoái vốn nhà nước xuống mức sàn quy định đối với các ngành mà Nhà nước sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư. Đến năm 2020, có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp là những mục tiêu không đạt được.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.