Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục tái phát đã tác động tới tâm lý xã hội khiến cho ngành du lịch - hàng không tiếp tục rơi vào hoàn cảnh chưa bao giờ khó khăn hơn khi thị trường bị sụt giảm theo phương thẳng đứng.

Dịch Covid-19 đã làm cho nhu cầu du lịch và đi lại bằng đường hàng không giảm đột ngột, các hãng hàng không mất hẳn cơ hội khai thác cao điểm du lịch hè 2020, chuyển ngay vào giai đoạn thấp điểm của ngành Hàng không.

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 1.

Các hãng hàng không gặp nhiều khó khăn khi dịch Covid-19 tái phát trở lại.

Đứng trước khó khăn không còn cách nào khác, các hãng hàng không Bamboo Airways, Vietnam Airlines, Vietjet Air,... đã phải nỗ lực "gồng gánh" bằng mọi giải pháp để hạn chế thiệt hại.

Trong đó, các giải pháp như cắt giảm tổng chi phí từ 50% - 70% so với cùng kỳ năm trước; đàm phán với các đối tác giãn nợ, giảm lãi vay; bán bớt tàu bay, chuyển nhượng tài sản; giảm lương toàn bộ cán bộ, nhân viên; giảm giá vé... Tuy nhiên, tất cả các hãng hàng không đều rơi vào cảnh suy kiệt dòng tiền nghiêm trọng.

Tổ chức dân dụng quốc tế cũng mới đưa ra dự báo đến năm 2024, hàng không thế giới mới có thể phục hồi như năm 2019, các hãng hàng không Việt Nam sẽ thiệt hại trên 4 tỷ USD trong năm nay. Hơn lúc nào hết các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội doanh nghiệp Hàng không Việt Nam rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành.

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 2.

Là hãng hàng không "non trẻ" sau 2 năm ra mắt Bamboo Airways đã tự đánh dấu và khẳng định thương hiệu "Chuyến bay của sự hiếu khách" trên thị trường hàng không Việt Nam bằng những nhận xét tích cực từ phía hành khách.

Đặc biệt, Bamboo Airways tạo ra những điểm sáng ấn tượng cho bản thân và ngành hàng không Việt Nam khi được đón nhận loạt chứng chỉ quốc tế uy tín là Chứng nhận ATO (Approved Training Organization) do Cục Hàng không Việt Nam cấp; Chứng nhận đánh giá an toàn khai thác (IOSA) do Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) cấp; Giấy phép TCO cho phép bay vào 27 nước khối EU.

Bamboo Airways cũng đã mở rộng mạng bay quốc tế  cũng đã nỗ lực mở các quốc tế Đà Nẵng - Seoul (Hàn Quốc), Nha Trang - Seoul (Hàn Quốc), Hà Nội - Đài Loan (Trung Quốc); Ký MoU với Sân bay quốc tế Melbourne, xúc tiến đường bay thẳng Việt – Úc; Tổ chức Roadshow Thương mại và Du lịch giữa Việt Nam và Châu Âu tại Praha (CH Séc), xúc tiến đường bay thẳng Việt – Séc; Ký MoU với Sân bay quốc tế Munich, xúc tiến đường bay thẳng Việt – Đức.

Chỉ sau 2 năm cất cánh, Bamboo Airways đã có 51 đường bay nội địa và quốc tế; có 1.300 đại lý trên toàn quốc; hơn 35.000 chuyến bay; Gần 5 triệu lượt hành khách đã vận chuyển; 4,5/5 mức độ hài lòng của khách hàng; 100% chuyến bay an toàn tuyệt đối.

Giữa thời điểm Bamboo Airways đang lớn dần theo thời gian, thì "cơn bão" mang tên Covid-19 đã càn quét tại nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến cho ngành hàng không toàn thế giới rơi vào cảnh suy thoái. Trong đó, Bamboo Airways cũng đứng trước những khó khăn giống như các hãng hàng không khác trên thế giới phải đương đầu đối diện với sự thật sụt giảm thị phần theo phương thẳng đứng.

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 3.

Bamboo Airways đang dần khẳng định được thương hiệu với ngành hàng không Việt Nam.

Dứng trước những khó khăn của dịch Covid-19, Bamboo Airways vẫn duy trì được những hoạt động của mình và khẳng định được thương hiệu khi liên tục giữ vững vị trí đứng đầu tỷ lệ khai thác các chuyến bay đúng giờ của các hãng không Việt Nam trong thời gian qua.

Bamboo Airways có 94,1%: Tỉ lệ OTP trung bình năm 2019; 95,4%: Tỉ lệ OTP trung bình 7 tháng đầu năm 2020; Hãng hàng không có dịch vụ tốt nhất; Hãng hàng không hàng đầu khu vực châu Á; Hãng hàng không tư nhân Việt Nam đầu tiên khai thác máy bay thân rộng; Hãng hàng không nội địa đầu tiên khai thác vượt công suất cũ hậu đại dịch giai đoạn 1.

Theo ông Trần Quốc Chiến, Giám đốc khối khai thác, Đoàn trưởng Đoàn bay Bamboo Airways: "An toàn và minh bạch là tiêu chí hàng đầu trong tuyển dụng, khai thác và huấn luyện bay của Bamboo Airways. Chúng tôi xây dựng được hệ thống giám sát an toàn khai thác bay hiện đại, hiệu quả; thường xuyên đánh giá năng lực đội bay, đảm bảo tuyệt đối không xảy ra các sự cố uy hiếp an toàn bay".

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 4.

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 5.

Cũng giống như những gì mà Bamboo Airways đã làm được, có được, thì sự xuất hiện mới nhất của ông ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Bamboo Airways và ông Đặng Tất Thắng – Tổng Giám đốc Bamboo Airways một cách bất ngờ và gửi tặng tận tay các hành khách nhiều món quà ý nghĩa trên chuyến bay QH211 chặng Hà Nội – TP HCM của Bamboo Airways được khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner vào ngày 1/9 đang làm cho hành khách có cái nhìn thiện cảm hơn về hãng bay "non trẻ" này.

Tỷ Phú Trịnh Văn Quyết đã xuất hiện trên chuyến bay khởi hành cận kề thời khắc ý nghĩa của đất nước là Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam, ngày 2/9/1945 - ngày 2/9/2020 đã tự bày tỏ lời tri ân chân thành tới các khách hàng đã và đang đồng hành cùng Hãng trong suốt thời gian qua, hàng trăm phần quà bao gồm thẻ hội viên Bamboo Club cấp cao, vé máy bay miễn phí, voucher nghỉ dưỡng 5 sao… đã được người đứng đầu của Bamboo Airways gửi tới hành khách trên khoang.

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 5.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Bamboo Airways.

"Tình cảm và sự ủng hộ từ khách hàng luôn là động lực bất tận để cánh bay Bamboo Airways không mỏi trên những hành trình kết nối các điểm đến trong và ngoài nước, vì một Việt Nam bay cao hơn, vươn xa hơn", người đứng đầu Bamboo Airways chia sẻ.

Với mong muốn ngành hàng không sớm hồi phục, Ông Trịnh Văn Quyết bày tỏ: "Những chuyến bay đề cao của sự hiếu khách và tinh thần tích cực của Bamboo Airways là những yếu tố làm nên niềm tin và hy vọng cho một tương lai hồi phục nhanh và mạnh sắp tới của toàn ngành".

Niềm tin cho một tương lai ngành hàng không hồi phục! - Ảnh 6.

Bamboo Airways đang chiếm dần thì phần hàng không.

Niềm tin của người đứng đầu Bamboo Airways càng có thêm cơ sở và hy vọng khi Cục Hàng không Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án khôi phục các đường bay quốc tế từ ngày 15/9 và đề xuất nối lại đường bay Hà Nội - Tokyo với với tần suất một chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên và Thành phố Hồ Chí Minh - Tokyo với tần suất một chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.

Việc mở lại các đường bay quốc tế sẽ giúp cho Bamboo Airways tiếp cận và thực hiện được những định hướng trong tương lai tới năm 2025 sẽ đạt được 1.000.000.000 USD vốn hóa sau niêm yết; 30% thị phần hàng không nội địa vào cuối 2020, đầu 2021; 50.000.000 hành khách được vận chuyển; 100 máy bay: A320-321neo, Boeing 787-9 Dreamliner, Embraer E195; 120 đường bay nội địa và quốc tế. Đặc biệt, là khẳng định Bamboo Airways – Hơn cả một chuyến bay!!!

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem