Trầm trồ học hỏi kinh nghiệm trồng dưa thu 3 tạ trên sân thượng
Mày mò tự học trồng dưa
Anh Nguyễn Văn Thể (32 tuổi, Kiến Xương,Thái Bình) yêu thích trồng trọt, từng trồng nhiều loại cây trái, hoa ở sân thượng 55 m2 nhà mình là lần này anh thành công trồng dưa đủ loại.
"Mình và những người trong nhà thích ăn các loại dưa, trước đây thường phải mua ở siêu thị. Hai năm trước, mình bắt đầu tìm hiểu và trồng thử, đến nay đã trồng qua mấy loại dưa khác nhau.
Khi bắt đầu trồng dưa, tôi hoàn toàn không có kiến thức về cách chăm sóc loại cây này nên phải đọc thêm tài liệu trên mạng, học hỏi những kinh nghiệm trong hội trồng dưa trên mạng xã hội", anh Thể tâm sự.
Để trồng dưa, anh Thể đầu tư làm giàn sắt kiên cố để gốc chắc chắn và tự mày mò làm những loại phân bón hữu cơ để bổ sung chất cho dưa như phân cá, phân chuối, dung dịch trứng sữa.
Hiện tại, vườn dưa lưới sân thượng của anh Thể có 120 gốc dưa các loại mà đa phần là dưa lưới ruột xanh, dưa lưới ruột cam và một ít dưa lê, dưa hấu.
“Mỗi cây chỉ để một trái. Nếu để hai trái thì trái sẽ nhỏ và cũng không đảm bảo được thẩm mỹ. Mỗi cây một trái là đạt chuẩn và đẹp nhất”, anh Thể chia sẻ.
Mỗi trái dưa lưới năng suất trung bình tầm 2,5 - 3,5kg, có những trái phát triển vượt mức đến hơn 4kg. Như vậy, với vườn dưa lưới sân thượng ngay trong thời điểm dịch bệnh này, anh Thể có thể thu hoạch đến gần 3 tạ dưa.
Khoảng sân thượng của gia đình anh Thể luôn là nơi để các thành viên có thể ngắm nhìn những cây dưa lớn lên mỗi ngày. Anh rất vui vì cả gia đình đều có khoảng xanh trong lành để thư giãn, trò chuyện và gắn bó với nhau.
Từ ngày tự trồng dưa, trồng rau trên sân thượng, anh có thêm nhiều bạn bè trên mạng xã hội để cùng giao lưu và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đặc biệt, trong mùa dịch này, nhờ có kh vườn mà gia đình anh chủ động được nguồn rau sạch, dưa sạch, an tâm ở nhà nếu có lệnh giãn cách xã hội.
Cùng ngắm thêm vườn dưa lưới "quả đều tăm tắp" của anh Thể.
Kinh nghiệm trồng dưa lưới bội thu
Ủ đất gieo hạt.
Trước khi ngâm hạt anh Thể chuẩn bị đất tơi xốp gồm: 40% đất thịt, 20% trùn quế hoai mục 50% mùn dừa hoặc tro trấu hun để một thời gian, nấm tricodema. Trộn tất cả vào ủ 10 ngày sau đó tiến hành ngâm hạt.
Sau đó, anh pha nước hơi ấm tay ngâm hạt 4h sau đó vớt ra khăn mềm ủ kín ánh sáng sau 12h kiểm tra và tiến hành gieo nếu thấy nứt nanh. Ươm dự phòng hạt dư tầm 15- 20% số cây định trồng
Anh Thể đã sử dụng cốc đựng chè hoặc cháo loại nhỏ cắt khoét mấy lỗ ở đáy sau đó đổ vào khoảng 50% đất đã trộn trên đặt hạt vào và phủ đất kín tầm 2cm phủ nhẹ tránh làm gãy mầm sau đó cho vào chỗ mát 1 ngày đêm.
Hôm sau đem phơi nắng luôn, hàng ngày kiểm tra giá thể cốc gieo nếu thấy khô tưới đủ ẩm bổ sung vào các buổi sáng. Không tưới tối tránh nấm bệnh cho cây.
Ủ đất trồng cây
Anh Thể cũng cho biết, trước khi gieo hạt tầm 20 ngày anh tiến hành ủ đất (ủ kín). Đất ủ bao gồm 40% đất thịt, 30% tro trấu hoặc mùn dừa đã xử lý kỹ 25% phân chuồng hoai mục ( bò, gà, dê, cá, đậu tương xay ), 5% còn lại gồm lân vôi bột và nấm xanh nấm trắng, bánh dầu, npk 13 13 13 ( loại hạt màu xanh ).
Sau khi ủ đất 15 ngày, anh tiến hành mở ra pha nấm tricodema, tưới tẫm ( 100gram / 20lít nước ) rồi đậy tiếp đến ngày 20 mở ra đảo tơi lại và tiến hành hạ dưa.
Đến khi đảo đất ủ thấy nguội lúc này cây dưa tầm 2 lá thật, anh Thể bắt đầu hạ dưa trồng vào thùng xốp, 1 thùng xốp chứa 2,5 thùng sơn đất, trồng 2 cây, hoặc dùng loại bầu c13 mỗi thùng chứa 1 thùng sơn đất cây cách cây 40cm hàng cách hàng tối thiểu 1 mét .
Sau đó, anh ấy cây dưa khỏi bầu và hạ vào cốc đựng loại 1 lít cắt đáy, sau đó lấy 2 đũa ghim chéo gốc để tránh cây xiêu vẹo do mưa gió.
Nên hạ dưa vào buổi chiều tưới đẫm gốc để đêm cây hồi lại hôm sau có nắng cây nhanh phát triển. Những ngày sau tưới đủ ẩm tầm 200 - 300 ml nước / 1 ngày.
Chăm sóc cây con
Trong tuần đầu cây dưa mới hạ không cần tưới phân chỉ kiểm tra nếu khô bắt đầu tưới nước ấm vào các buổi sáng. Nếu cây nhú chồi nách thì tiến hành vặt bỏ lá, vặt đến lá thứ 8 thì giữ lại đẻ nuôi chèo lấy quả ( làm vào các buổi sáng để ban ngày có nắng làm khô vết vặt chồi hạn chế cây bị thối.
Đến ngày thứ 6 trở đi bắt đầu tưới phân : gồm có đậu tương chuối, lân, kích dễ rong biển và dịch chuối pha liều thật loãng, mình dùng bút đo 200ppm 3 ngày 1 lần, ngày thứ 7 sau hạ dưa là mình tiến hành phun phòng bọ trĩ, bọ phấn ( bắt buộc ) bằng radian, rết thần theo liều nhẹ hơn liều hướng dẫn của bao bì. Tiến hành căm que buộc dây ( dây chuyên dụng cho dưa ) leo hàng ngày để ý quấn ngọn dưa vào dây leo tranh gió mạnh cây là lưới gãy ngọn.
Hàng tuần nhớ tưới bổ sung phân cho cây, dưa lưới ăn rất nhiều phân nhưng tưới loãng và nhiều lần (mình tưới khoảng 3 -5 ngày 1 lần tăng tần từ 200ppm lên tới 800pp) và phun phòng chống thối chống khuẩn bằng antrcol+ staner ( trộn chung pha 1 thìa sữa chua 1 lít nước ) phun đẫm thân lá gốc hoặc nếu bạn nào theo hướng hữu cơ thì sử dụng chế phẩm vi sinh nam dương IC, BC
Khi cây dưa được 6 lá mình tăng phân gốm dậu tương, cá ngâm + dịch chuối, trung vi lượng, canxi, lân, humic, rong biển nên 900 và mua thuốc ruồi vàng sinh học phun để xuôi ruồi vàng hại trái ( mình chỉ phun vào mặt hoặc cạnh thùng, nền sàn, mục đích mùi hơi xua ruồi cái này cứ pha sẵn 1 bình 10 lít mõi sáng phun 1 lần sàn đến khi bọc trái xong thì dừng ko phun )
Thụ phấn, tuyển trái nuôi trái
Giai đoạn sau thụ phấn: Thời gian này cây đã được 8 đến 10 lá tiền hành thụ phấn , sáng từ 5h đến 9h. Cấu hoa đực bỏ hết cánh chừa lại nhị phấn xoay nhẹ vào nhụy hoa cái cứ 1 hoa cái dùng 3-4 hoa đực cho chắc ăn sau khi thụ phấn thì ngắn ngọn của chèo tính từ quả 3 lá ( ngọn của chèo không phải ngọn của cây.
Mỗi cây thụ lấy 5 quả. Sau 1 tuần trái phình bằng quả trứng vịt bắt đầu chọn trái. Cứ ưu tiên quả nào đẹp ( theo thẩm mỹ) , quả nào ở chèo thấp thì giữ, mỗi cây chỉ để 1 quả duy nhất.
Khi cắt chèo chọn quả dùng dao thật sắc cắt 1 dứt khoát 1 lần sau đó lại nhúng vào dung dịch cồn để diệt khuẩn và hạn chế lây lan bệnh. Cắt vào buổi sáng chiều phun chống thối và khuẩn luôn tiến hành treo trái tránh gãy chèo ạ .
Tiến hàng bọc trái đã chọn bằng túi vải chuyên dụng. Giai đoạn từ khi thụ phấn xong đến chọn quả giảm nước, tưới tăng phân có hàm lượng canxi, vi lượng, đạm để quả nhanh lớn và đỡ nứt.
Giai đoạn này nhện đỏ bắt đầu xuất hiện, bạn phải quan sát nếu có tiến hành phun bằng chế phẩm sinh học nhà ủ hoặc Bhopper pha liều nhẹ hơn hướng dẫn, bổ sung nước vôi trong pha loãng 1 tuần 1 lần, phun lại trĩ và bọ phấn 1 lần nữa là dừng .
Giai đoạn tạo lưới
Ỏ giai đoạn này tăng phân có hàm lượng canxi, BO, vi lượng, đạm cá, đậu tương, dịch chuối, rong biển đi phân đo 1200ppm tuần 2 lần , khi quả được 20 ngày sau thụ phấn tiên hành bón phân tạo ngọt ( phân trứng sữa vi sinh, dịch chuối, rong biển và canxi Bo Phân dơi ngâm) tuần 2 lần.
Khi quả cách ngày chín tầm 10 ngày, tiền hành giảm phân giảm nước lúc này chỉ nên tưới trứng sữa, dịch chuối cho an toàn, 2 ngày cuối trước khi hái cắt hẳn nước, hái dưa để ngoài 1 ngày sau đó cất tủ lạnh 2 ngày rồi mới bổ để đảm bảo quả xuống nước tăng độ ngọt và thơm.
(Ảnh trong bài do NVCC)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.