Năm 1994, Jeff Bezos thành lập Amazon trong gara của nhà mình ở Seattle. 27 năm sau, Amazon trở thành "gã khổng lồ" thương mại điện tử, đồng thời đưa ông chủ Jeff Bezos trở thành một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản ước tính hơn 197 tỷ USD. Dù đã rời ghế Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Amazon trong năm nay, nhưng "huyền thoại trong giới kinh doanh" này vẫn luôn là giấc mơ của mọi doanh nhân.

Thực tế, giống nhiều tỷ phú thế giới khác như Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Elon Musk, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos không phải tỷ phú ngay từ nhỏ. Và chặng đường "lập thân, lập nghiệp" của họ dường như cũng có những điểm tương đồng nhau: Bắt đầu từ những ý tưởng xa xôi đến mức táo bạo, nhưng luôn tìm ra cách để biến chúng thành những điều có thật.

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 1.

Jeff Bezos sinh ngày 12/1/1964 tại Albuquerque, tiểu bang New Mexico (Mỹ). Ông là kết quả của cuộc hôn nhân chóng vánh giữa bà Jacklyn và ông Ted Jorgensen. Khi kết hôn, bà Jacklyn mới 17 tuổi, là nữ sinh, còn Jorgensen là chủ một cửa hàng xe đạp. 

Ít lâu sau họ ly hôn, bà Jacklyn tái hôn với ông Miguel Bezos, một người Cuba nhập cư. Và tên người con Jeffrey Jorgensen được đổi tên thành Jeff Bezos. Khi còn nhỏ, Bezos thường dành cả mùa hè để làm việc trong trang trại của ông nội với nhiều công việc chân tay như sửa các cối xay gió, đặt đường ống dẫn nước, xây hàng rào, chuồng trại và sửa máy ủi.  Bezos nói rằng, thời gian làm việc trong trang trại đã dạy cho ông một bài học quan trọng: "Phải tháo vát. Bất kỳ vấn đề nào cũng có giải pháp cho nó".

img
img
img

Hè năm 16 tuổi, Bezos đi làm thêm tại một cửa hàng đồ ăn nhanh của thương hiệu McDonald's. Đó là lúc tỷ phú bắt đầu học hỏi được những kinh nghiệm đầu tiên, và sau này rất có ích cho sự nghiệp của người đứng đầu Amazon. "Tôi học được rằng chăm sóc khách hàng là điều thực sự khó khăn. Ngày nay, đó cũng là một trong những điều quan trọng đầu tiên ở Amazon", Bezos cho biết.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton với bằng khoa học máy tính và kỹ thuật điện, Bezos đã làm việc tại một số công ty tài chính ở thành phố New York, như Fitel hay D.E. Shaw. Cũng từ đây ông bắt đầu nhận thấy tiềm năng kiếm tiền lớn mà Internet có thể mang lại. Trong một cuộc phỏng vấn với Academy of Achievement, Bezos chia sẻ: 

"Một thống kê đáng kinh ngạc dường như đã thức tỉnh tôi đó là: Nhu cầu truy cập Internet của người Mỹ vào mùa Xuân năm 1994 đã tăng 2.300%. Mọi thứ không thể phát triển nhanh như vậy. Điều đó rất bất thường và điều đó khiến tôi bắt đầu suy nghĩ". Một ý tưởng chợt nảy ra và Jeff Bezos quyết định rời Công ty đầu tư DE Shaw khi đang ở cương vị Phó Chủ tịch cấp cao, với quan điểm: "Thà thử và thất bại khi khởi nghiệp còn hơn là không bao giờ thử".

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 3.

Sau khi lập danh sách các sản phẩm mà ông cảm thấy có tiềm năng bán hàng trên internet cao nhất, ông đã quyết định chọn sách vì giá thành rẻ và sức hấp dẫn cao. Bezos chính thức thành lập Công ty start-up ngay trong gara xe của gia đình, với số vốn khởi đầu là 1 triệu USD, trong đó, khoản góp lớn nhất gần 300.000 USD - số tiền vay từ cha mẹ ông. Từ đó, Amazon chính thức ra đời.

Tháng đầu tiên sau khi được thành lập, Amazon đã bán sách được cho hàng nghìn độc giả từ hơn 50 bang của Mỹ, và hơn 45 quốc gia khác nhau. Ngày 15/5/1997, Công ty Amazon được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với mức giá 18 USD/cổ phiếu. Chỉ 5 năm sau khi thành lập Amazon, năm 1999, Bezos đã được Tạp chí Time bình chọn là "Nhân vật của năm". Hình ảnh của nhà sáng lập Amazon xuất hiện trên trang bìa Time cùng với dòng chữ "Thương mại điện tử đang thay đổi cách mua hàng của thế giới".

Bezos trở thành triệu phú năm 1997 sau khi huy động được 54 triệu đô la thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của Amazon ra thị trường. Chỉ 2 năm sau, Bezos trở thành tỷ phú nhờ giá trị cổ phiếu tăng vọt của Amazon. Ngoài sách, Amazon dần mở rộng danh mục sản phẩm. Hiện nay, "gã khổng lồ" thương mại điện tử bán hầu hết mọi thứ từ thiết bị công nghệ, quần áo đến dịch vụ điện toán đám mây…

Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến với quy mô khiêm tốn giờ đây đã trở thành một trong những doanh nghiệp quyền lực nhất thế giới. Ảnh: @AFP.

Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến với quy mô khiêm tốn giờ đây đã trở thành một trong những doanh nghiệp quyền lực nhất thế giới. Ảnh: @AFP.

Đương nhiên, con đường đến với thành công không chỉ trải toàn hoa hồng. Khi Amazon bắt đầu có tên tuổi trên thế giới khoảng từ năm 1998-1999, Bezos mua hàng loạt công ty từ trang phim IMDB.com, mạng xã hội PlanetAll.com, công ty dữ liệu Alexa.com, nhưng hầu hết các khoản đầu tư đó đều đổ sông, đổ bể. 

Cũng vào thời điểm này, Amazon suýt phá sản khi bùng nổ "bong bóng dot-com". Nhiều doanh nghiệp đã mất từ 10 - 30 triệu USD trong chỉ 1 quý, dẫn đến sự kết thúc của nhiều trang thương mại điện tử nổi tiếng thời bấy giờ. Mặc dù vậy, Amazon là một trong số ít các startup vượt qua được thời kỳ khủng hoảng này.

Sau cuộc khủng hoảng này là thời điểm Bezos điều chỉnh triết lý và chiến lược kinh doanh, vì vậy, Amazon bắt đầu cất cánh với những thành công cho đến thời điểm hiện tại với trị giá 1.700 tỷ USD. "Chúng ta được xem là một trong những công ty thành công nhất trên thế giới. Để đạt được thành quả như vậy tất cả là nhờ đổi mới. Đổi mới là gốc rễ thành công của Amazon. Chúng ta đã cùng nhau làm những điều điên rồ và biến nó trở thành bình thường", tỷ phú chia sẻ trong lá thư gửi đến 1,3 triệu nhân viên của mình.

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 5.

Ít ai biết rằng đằng sau một danh sách dài những thị trường mới, những công ty bị Amazon thâu tóm cũng là một danh sách dài khác những sản phẩm thất bại.

Đó là Amazon Destinantions - hệ thống thiết kế trang web đặt phòng khách sạn. Đó là trang web đấu giá Amazon Auctions. Và đặc biệt là thất bại lịch sử smartphone Fire Phone ra mắt vào tháng 6/2014. Thậm chí Amazon đã từng ra mắt một sản phẩm rất… không liên quan là tã trẻ em Amazon Elements, gây bất ngờ cho nhiều người, nhưng lại chẳng được người tiêu dùng chào đón.

Nhưng chính Jeff Bezos đã từng phát biểu: "Kích thước của sai lầm phải được gia tăng theo thời gian". Và chuyện "sưu tập" thất bại là một trong những tiêu chí, tinh thần của Amazon, đúng như lời Bezos: "Chúng tôi đang hướng đến những thất bại còn lớn hơn."

Ngày nay, Amazon đã có giá trị thị trường hơn 1.700 tỷ USD, với doanh thu hàng năm là 386 tỷ USD (số liệu năm 2020) từ các hoạt động thương mại điện tử, điện toán đám mây, cửa hàng tạp hóa, trí tuệ nhân tạo, truyền thông trực tuyến và hơn thế nữa. Ảnh: @AFP.

Ngày nay, Amazon đã có giá trị thị trường hơn 1.700 tỷ USD, với doanh thu hàng năm là 386 tỷ USD (số liệu năm 2020) từ các hoạt động thương mại điện tử, điện toán đám mây, cửa hàng tạp hóa, trí tuệ nhân tạo, truyền thông trực tuyến và nhiều hơn thế nữa. Ảnh: @AFP.

Có vẻ như đó là một hướng đi đúng, vì thất bại luôn đi liền với đổi mới. Trong một bài báo tháng 12 năm 2017, tờ Forbes trích dẫn một khảo sát của Drucker Institute, xếp Amazon.com vào công ty số 1 thế giới, trên Apple và Alphabet. Việc xếp hạng được thực hiện trên 5 tiêu chí: sự hài lòng của khách hàng, sự gắn bó và phát triển của nhân viên, sự đổi mới, trách nhiệm xã hội và tiềm lực tài chính. Trong khi suýt soát nhau về 4 tiêu chí còn lại, trong tiêu chí đổi mới, chỉ số của Amazon gấp 2 lần Apple và Alphabet.

Amazon đã táo bạo như thế từ khi được sinh ra. Tinh thần đó xuất phát từ nhà sáng lập Jeff Bezos - vẫn giữ được cho đến ngày nay và tiếp tục được thể hiện trong từng ngóc ngách, từng bước đi mới của Amazon. Tờ Business Insider thậm chí còn lên một danh sách dự báo về những thứ Amazon sẽ sở hữu trong năm 2028, trong đó một hệ thống tiền ảo riêng, công nghệ quần áo thông minh hay hệ thống bảo vệ thành phố. Với tinh thần đột phá cốt lõi của Amazon, người ta hoàn toàn có lý do để tin tưởng vào những dự đoán đó.

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 7.

Khi đại dịch buộc mọi người phải ở lại trong nhà, Amazon là một trong số ít các công ty chứng tỏ mình cần thiết thế nào với mọi người. Từ đồ tạp hóa cho đến đồ làm sạch, những chuyến hàng từ Amazon đã trở thành nguồn sống với nhiều người đang muốn tránh xa các siêu thị và các cửa hàng bán lẻ đông đúc.

Nhưng thương mại điện tử không phải là điều duy nhất mà mọi người cần từ Amazon. Mảng kinh doanh đám mây của họ, Amazon Web Services, cũng đang chứng kiến nhu cầu gia tăng đột biến khi mọi người đổ xô đến các khách hàng của họ, từ Zoom cho đến Netflix để làm việc và giải trí. Amazon cũng đang bán quyền truy cập đến kho sách audio và các chương trình truyền hình để phục vụ cho mọi người đang phải ở trong nhà.

Nói cách khác, theo như giáo sư James Bailey của khoa kinh doanh tại Đại học George Washington, cuộc khủng hoảng dịch bệnh này càng kéo dài, Amazon sẽ càng trở nên hùng mạnh hơn.

"Mỗi cuộc khủng hoảng đều tạo ra một khoảng trống." Ông Bailey cho biết. "Và bất cứ lực lượng nào lấp đầy được khoảng trống đó, sẽ được thừa hưởng sức mạnh từ nó."

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 8.

Amazon không phải công ty duy nhất hưởng lợi từ đại dịch này. Theo nghiên cứu của ngân hàng Bank of American, cuộc khủng hoảng này sẽ tạo đòn bẩy cho toàn bộ ngành thương mại điện tử, khi tháng ba năm nay, lĩnh vực này chứng kiến tăng trưởng đến 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí khi cuộc khủng hoảng này qua đi, những thói quen tiêu dùng hình thành trong thời kỳ này cũng sẽ được tiếp tục duy trì, tạo nên một làn sóng thay đổi mới trong tương lai.

Nhưng với lợi thế về quy mô và mức độ hiệu quả của mình, Amazon sẽ nổi lên mạnh mẽ hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào khác. Ngay cả trong đại dịch, Amazon vẫn hưởng lợi với lợi nhuận cả năm tăng thêm 4 tỷ USD, cho dù chi phí vượt qua đại dịch này sẽ gia tăng so với mọi năm.

Bạn đừng nghĩ rằng mang danh nghĩa là một công ty thương mại điện tử thì chỉ có thể đe dọa các công ty thương mại điện tử khác như Alibaba hay Walmart. Như đã nói ở trên, Amazon đã phát triển rất nhiều lĩnh vực từ những thử nghiệm ban đầu của mình. Với Amazon Echo, Fire tablet, Dash… công ty hoàn toàn có tiềm năng đi sâu vào lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng, cạnh tranh trực tiếp với Samsung, LG và nhiều hãng khác. Hay với Amazon Go, gã khổng lồ này có thể tự tin cạnh tranh với các nền tảng thanh toán khác như AliPay, Apple Pay…

img
img
img
img

Ông Jeff Bezos chính thức từ chức CEO Amazon vào ngày 5/7, người kế nhiệm là ông Andy Jassy.

Nền tảng đám mây của Amazon, Amazon Web Service đã tiến rất xa trong khi Google, Microsoft phải vất vả "chạy theo". Chẳng phải tự nhiên mà Airbnb và Netflix lựa chọn dịch vụ của Amazon chứ không phải các công ty khác. Tính đến quý 1/2016, công ty này chiếm hơn 30% thị phần với mức tăng trưởng 57% so với năm trước đó. Trong khi đó, cả ba công ty Microsoft, IBM và Google hợp lại cũng chỉ chiếm hơn 20% thị phần cùng thời điểm.

Gần đây nhất, báo chí đưa thông tin về việc lĩnh vực quảng cáo của Amazon lớn mạnh nhanh chóng, đe dọa "hất cẳng" Google và Facebook. Amazon là một công ty không bị bó buộc vào một hệ sinh thái nào, và họ cũng nắm được những dữ liệu quan trọng để đón đầu xu hướng. Google biết khách hàng tìm kiếm gì, Facebook hiểu khách hàng thích gì. Nhưng Amazon, nhờ nền tảng thương mại điện tử, họ hiểu rõ khách hàng mua gì, bao lâu thì cần đặt lại sản phẩm đó. Về độ hiểu khách hàng, cả Facebook lẫn Google khó có thể vượt qua.

Amazon hiện là một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới và cũng nằm trong top công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới (khoảng 1.700 tỷ USD).  Ảnh: @AFP.

Amazon hiện là một trong những thương hiệu giá trị nhất thế giới và cũng nằm trong top công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới (khoảng 1.700 tỷ USD). Ảnh: @AFP.

Với thế mạnh sẵn có, Amazon hứa hẹn rằng các nhà quảng cáo sẽ có cơ hội nhắm mục tiêu vào những người mua trên Amazon vốn sẵn sàng mua một sản phẩm nào đó. Điều này làm nền tảng của công ty trở thành lựa chọn hấp dẫn và giúp mang lại nhiều tiềm năng cho các nhà quảng cáo hơn là Google.

Người khổng lồ thương mại điện tử đang đặt cược vào một chiến lược sử dụng quảng cáo như là một dòng doanh thu bổ sung để hạ giá hàng hóa bán ra. Cách tiếp cận đó có thể làm cho Amazon trở thành nơi mua sắm hấp dẫn hơn. Người bán có thể quảng bá sản phẩm của họ thông qua quảng cáo, còn khách hàng nhận được quảng cáo có liên quan cho các sản phẩm mà họ có thể mua.

Amazon thậm chí đã bắt đầu đặt quảng cáo trực tiếp trên Google để quảng cáo các sản phẩm trên chợ điện tử của mình, khiến nó càng phổ biến hơn nữa.

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 11.

Sự ra đi của ông Bezos để lại những câu hỏi về tương lai của Amazon, người kế nhiệm là ông Andy Jassy, khi tập đoàn này đang phải đối mặt với hàng loạt sự giám sát cũng như chỉ trích của các nhà hoạt động. Các nhà lập pháp Mỹ đang cân nhắc về một biện pháp nhằm chia nhỏ Amazon, giữa bối cảnh họ lo ngại rằng một số công ty công nghệ lớn đã trở nên quá thống trị, gây tổn hại đến môi trường cạnh tranh và gây hại cho người tiêu dùng.

Amazon đã có vị thế tốt trong đại dịch COVID-19 với khả năng giao hàng hóa nhanh chóng. Đây cũng là khoảng thời gian tập đoàn này tăng lực lượng lao động tại Mỹ lên hơn 800.000 người. Nhưng giới phê bình vẫn cho rằng việc tập trung quá nhiều vào tính hiệu quả đã khiến Amazon đối xử với nhân viên như những cỗ máy.

Teamsters Union, là tổ chức ở Mỹ và Canada đã phát động một chiến dịch nhằm khuyến khích các nhân viên của Amazon tuyên bố rằng, họ đang "phải đối mặt với những công việc không an toàn và trả lương thấp, tỷ lệ sa thải cao và không có tiếng nói tại nơi làm việc". Hồi đầu năm nay, ông Bezos dường như đã đáp lại những động thái này khi ông kêu gọi đó chỉ là việc thiết lập một "tầm nhìn tốt hơn" cho nhân viên.

Trong bức thư cuối cùng với tư cách là Giám đốc điều hành, ông đã đặt ra mục tiêu đưa Amazon trở thành "Nơi sử dụng lao động tốt nhất trên Trái Đất và nơi làm việc an toàn nhất trên Trái Đất". Tuy nhiên, Amazon có khả năng phải đối mặt với những thách thức phía trước khiến tập đoàn này khó có thể giữ được quỹ đạo của mình.

Các nhà lập pháp Mỹ đang cân nhắc về một biện pháp nhằm chia nhỏ Amazon. Ảnh: @AFP.

Các nhà lập pháp Mỹ đang cân nhắc về một biện pháp nhằm chia nhỏ Amazon. Ảnh: @AFP.

Chuyên gia West nói: "Những phản ứng dữ dội lĩnh vực công nghệ có thể sẽ buộc chính phủ giám sát chặt chẽ hơn những công ty này". Trong khi đó, chuyên gia Kay cũng bày tỏ quan ngại Amazon có thể trở thành "nạn nhân của sự thành công của chính mình" và buộc phải chia thành hai hoặc nhiều công ty.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng nói rằng nếu buộc phải chia nhỏ, "mỗi đơn vị (của Amazon) sẽ phát triển mạnh mẽ trong thị trường riêng của mình. Kết quả là, hoạt động tổng thể có thể sẽ còn thành công hơn rất nhiều và điều này sẽ không khiến các cổ đông phiền lòng".

Tỷ phú Jeff Bezos và đế chế Amazon: “Hào quang và sóng gió” để đời - Ảnh 13.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem