Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Clip: Xây dựng chuỗi tuần hoàn trong nông nghiệp bắt đầu từ phụ phẩm trồng trọt
là con số dùng để nhập khẩu khoảng 20 triệu tấn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi trong năm 2020. Trong khi Việt Nam đang phải chi số tiền không hề nhỏ để nhập khẩu thì nhiều doanh nghiệp trong nước lại đang xuất khẩu thành công thức ăn thô xanh ra thị trường thế giới.
Việc thiếu liên kết này đang dẫn đến một bất cập trong chăn nuôi khi lượng lớn phụ phẩm có thể tận dụng lại bị xuất bán ra nước ngoài trong khi chính nước ta lại phải nhập về nguyên liệu chế biến với giá đắt đỏ.
Chưa kể đến việc từ tháng 11/2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục thiết lập 8 đỉnh tăng mới, mỗi lần tăng từ 300 - 400 đồng/kg. Dù được đại diện Cục Chăn nuôi - Bộ NN và PTNT xác định là do yếu tố khách quan nhưng với 90% nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu thì rõ ràng người chăn nuôi đang phải chịu một sức ép không đáng có từ thị trường.
Nghịch lý trong chăn nuôi đã được Cục chăn nuôi - Bộ NN&PT Nông thôn đưa ra trong Chiến lược phát triển chăn nuôi và Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030. Cục nhấn mạnh cần phải tập trung đẩy mạnh các quy trình, công nghệ chế biến phụ phẩm trong ngành trồng trọt, thủy sản để sản xuất ra những sản phẩm thức ăn có thế mạnh nội địa.
Những con số đó đang chứng minh cho chúng ta thấy một điều rằng nguồn phụ phẩm trồng trọt có thể phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện tại khá phong phú và dồi dào. Tận dụng hết nguồn thức ăn chất lượng này, sản phẩm đầu ra như thịt, trứng, sữa rất hiệu quả. Sản phẩm chất lượng cao tạo nên sức cạnh tranh về giá cả. Đó là một lợi thế lớn cho ngành trên sân nhà với thị trường gần 100 triệu dân và xấp xỉ 20 triệu khách du lịch mỗi năm.
Nguồn phụ phẩm rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá là rất tốt nhất là có thể sử dụng lâu dài lên đến tận 6 tháng nếu được chế biến. Đặc biệt đối với mùa khô khi lượng thức ăn xanh trở nên hiếm hơn, phụ phẩm chăn nuôi sau khi chế biến sẽ được sử dụng như là một nguồn thức ăn dự trữ.
Ngoài không bị lãng phí thì việc thu mua lại các phụ phẩm nông nghiệp còn hạn chế tình trạng đốt rơm rạ và một số loại khác còn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Yếu tố quyết định chiến thắng trong một cuộc đua marathon chính là sức bền. Trong nông nghiệp cũng vậy, theo ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PT Nông thôn, giải pháp lâu về dài là phải xây dựng được một chuỗi tuần hoàn trong nông nghiệp. Đầu ra của trồng trọt là đầu vào của chăn nuôi và đầu ra của chăn nuôi là đầu vào của trồng trọt.
Cụ thể hơn, theo đại diện Cục Chăn nuôi, ngành trồng trọt như trồng thức ăn xanh hoặc những vùng trồng lúa không hiệu quả có thể chuyển đổi có thể chuyển đổi sang trồng ngô sinh khối; trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò,...; hoa quả có thể ủ chua sử dụng cho gia súc. Từ đó, người chăn nuôi có thể chủ động được một phần thức ăn ở trong nước, giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ở ngoài nước.
Tuy nhiên, trồng trọt ở nước ta đang quy mô nhỏ nên việc đưa máy vào để thu mua vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mục tiêu của đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2021 -2030 của Cục Chăn nuôi đặt ra là hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước bằng ứng dụng các loại công nghệ chế biến, bảo quản; hỗ trợ đầu tư phát triển công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; rà soát chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng cỏ, ngô sinh khối và các loại cây trồng có hoạt tính sinh học và dược liệu phục vụ chăn nuôi.
Thực hiện: Phương Nga - Ngọc Hà
Vui lòng nhập nội dung bình luận.