Hoạt động xuất khẩu vaccine Covid-19 của Ấn Độ đã bị đình trệ trong 3 tháng gần đây và tình trạng này có thể còn tiếp tục kéo dài nhiều tháng tới khi quốc gia 1,3 tỷ dân tiếp tục theo đuổi chương trình tiêm chủng trong nước đầy tham vọng.

Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu vaccine Covid-19, thế giới mất nguồn cung tiềm năng khổng lồ

Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi từng tham vọng thúc đẩy chương trình cung cấp vaccine Covid-19 sản xuất tại Ấn Độ cho thế giới như là một phần trong chính sách ngoại giao nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng toàn cầu. Điều này dễ hiểu khi Ấn Độ từng được mệnh danh là công xưởng dược của của thế giới, cho đến trước khi làn sóng dịch bệnh khủng khiếp càn quét quốc gia Nam Á trong suốt tháng 4 - tháng 5 vừa qua và tiếp tục âm ỉ cho đến nay. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh không chỉ làm vỡ tan dự định của chính quyền ông Modi, mà còn khiến nguồn cung vắc xin toàn cầu đối diện sức ép lớn.

Khi Ấn Độ - công xưởng dược của thế giới - ngừng xuất khẩu vắc xin, quốc gia nào có thể thay thế? - Ảnh 2.

Với khả năng cung cấp khoảng 60% nguồn cung vaccine toàn cầu, trước khi ngừng xuất khẩu vaccine vào tháng 4, Ấn Độ đã cung cấp tới 66,4 triệu liều vaccine Covid-19 cho hơn 90 quốc gia bao gồm cả các nước kém phát triển và đang phát triển ở Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar. Khi các ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tăng lên mức đáng báo động vào tháng 4 và chính phủ Ấn Độ quyết định tạm ngừng xuất khẩu vắc xin để tập trung nguồn lực đối phó với biến chủng virus delta đang lây lan rộng rãi trong nước, các quốc gia này mất đi một nguồn cung vắc xin tiềm năng lớn.

Ông Adar Poonawalla, giám đốc điều hành của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - tức nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - cho biết: “Chúng tôi đã xuất khẩu 60 triệu liều vaccine trong hai tháng đầu năm 2021, có lẽ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nhưng sau đó, làn sóng dịch bệnh thứ hai ập đến với Ấn Độ, và chúng tôi phải tập trung mọi nguồn lực để cứu người Ấn Độ trước tiên”.

New Delhi khó có lựa chọn nào khác, bởi vào đỉnh điểm đại dịch hồi tháng 5, có thời điểm Ấn Độ ghi nhận hơn 400.000 ca nhiễm mới Covid-19 mỗi ngày. Hệ thống chăm sóc y tế vốn đã nghèo nàn của Ấn Độ ngay lập tức rơi vào tình trạng quá tải khi lượng máy thở, oxy quá ít ỏi. Giường bệnh và bệnh viện không đủ đáp ứng khi lượng người bệnh tăng lên quá lớn. Các lò hỏa táng và khu chôn cất sau đó cũng rơi vào tình trạng “vỡ trận”. 

Khi Ấn Độ - công xưởng dược của thế giới - ngừng xuất khẩu vắc xin, quốc gia nào có thể thay thế? - Ảnh 3.

Trong nỗ lực đẩy lùi đại dịch, chính quyền Thủ tướng Modi đặt ra mục tiêu đầy tham vọng: tiêm chủng đầy đủ cho 100% dân số trưởng thành Ấn Độ (khoảng trên 940 triệu người) từ nay đến cuối năm. Điều này nghĩa là Ấn Độ không còn dư nguồn lực để xuất khẩu vaccine.

Mặc dù cuộc khủng hoảng đại dịch tại Ấn Độ đã hạ nhiệt trong những tuần gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi vẫn tuyên bố với giới truyền thông vào đầu tháng này rằng trọng tâm hiện nay của chính phủ tiếp tục tập trung vào chương trình tiêm chủng nội địa. Nghĩa là Ấn Độ sẽ không sớm nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine ra bên ngoài.

“Chúng tôi đã nhận tiền tài trợ (từ các quốc gia), và chúng tôi chẳng thể làm gì khác ngoài trả lại tiền, giải thích với các nhà lãnh đạo thế giới rằng chúng tôi không còn lựa chọn nào lúc này” - ông Adar Poonawalla nói thêm. 

“Rồi sẽ đến thời điểm Ấn Độ quay lại hỗ trợ Sáng kiến liên minh vaccine COVAX và bắt đầu tái xuất khẩu vaccine” - ông Adar Poonawalla cho hay. Sáng kiến COVAX do Tổ chức y tế thế giới hậu thuẫn nhằm đảo bảo phân phối công bằng nguồn cung vaccine toàn cầu đến các quốc gia nghèo, kém phát triển và đang phát triển. Hầu hết các liều vaccine Covid-19 được sản xuất tại Ấn Độ để tài trợ cho sáng kiến này là dòng vaccine AstraZeneca của Anh. 

img
img

Biểu đồ cho thấy trước khi tạm ngừng xuất khẩu, lượng vắc xin do Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu được đưa đến các quốc gia nghèo và đang phát triển (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Pankaj Jha, giáo sư về các vấn đề chiến lược tại Đại học Toàn cầu OP Jindal thì nhận định rằng Ấn Độ nên được coi là nước đóng góp lớn vào nguồn cung vắc xin toàn cầu chứ không phải nước thống trị thị trường vaccine. Ấn Độ có 300 công ty sản xuất vắc xin với quy mô sản xuất vắc xin lớn bậc nhất thế giới, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu các nhà sản xuất vaccine Ấn Độ không được phép tiếp cận công nghệ sản xuất vaccine mà các công ty dược phẩm Mỹ và châu Âu đã phát triển. "Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế cũng rất quan trọng nếu họ muốn Ấn Độ đáp ứng nhu cầu của thế giới”, ông Pankaj Jha khẳng định.

Nhìn chung tại thời điểm này, năng lực sản xuất vắc xin nội địa của Ấn Độ là yếu tố quyết định liệu bao lâu nữa quốc gia Nam Á này có thể nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine ra thế giới. Tính đến tháng 6, năng lực sản xuất vaccine hàng tháng của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) đạt 90 triệu liều. SII đang đặt mục tiêu sản xuất 100 triệu liều/ tháng kể từ tháng 8. Bharat Biotech, một nhà sản xuất vaccine lớn khác của Ấn Độ cũng đang tham vọng tăng công suất lên 60-70 triệu liều/ tháng trong tháng này và đạt 100 triệu liều/ tháng kể từ tháng 9.

img
img
img
img

Ấn Độ buộc tạm ngừng xuất khẩu vaccine để tập trung nguồn lực cho chương trình tiêm chủng trong nước (Ảnh: AFP/Reuters/Getty Images)

Từ tháng 9 tới, SII được cho là sẽ bắt đầu sản xuất thêm dòng vaccine Sputnik V của Nga. Chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét khả năng sản xuất rộng rãi một số dòng vaccine nội địa như vaccine do Biological E phát triển.  

Tính đến hết ngày 19/7, Ấn Độ đã báo cáo 31,14 triệu ca nhiễm Covid-19 và ít nhất 414.108 trường hợp tử vong kể từ đầu mùa dịch. Nước này hiện đã tiêm chủng 406,5 triệu liều vaccine, trong đó chủ yếu là mũi đầu tiên.

Khi Ấn Độ - công xưởng dược của thế giới - ngừng xuất khẩu vắc xin, quốc gia nào có thể thay thế? - Ảnh 6.

Biểu đồ số ca nhiễm Covid-19 (trái) và số ca tử vong do Covid-19 (phải) của Ấn Độ trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên (năm 2020) và thứ hai (năm 2021) (Ảnh: Nikkei Asian Review)

img
img
img
img

Những hình ảnh thảm khốc tại Ấn Độ trong làn sóng bùng phát dịch thứ hai vừa qua (Ảnh: Reuters/AP)

Quốc gia nào sẽ thay thế vai trò của Ấn Độ?

Rajinder K. Dhamija, trưởng khoa thần kinh tại trường Cao đẳng Y tế Lady Hardinge ở New Delhi, cho biết: “Những quốc gia lớn nên giúp đỡ các quốc gia nghèo khó và đang phát triển để tăng tốc độ tiêm chủng toàn cầu”.

Khi Ấn Độ - công xưởng dược của thế giới - ngừng xuất khẩu vắc xin, quốc gia nào có thể thay thế? - Ảnh 8.

Khi nguồn cung vaccine từ Ấn Độ bị đình chỉ, các quốc gia như Bangladesh, Nepal và Sri Lanka bắt đầu tìm đến Nga và Trung Quốc để thay thế. Từ đó đến nay, Moscow và Bắc Kinh đã tăng cường xuất khẩu vaccine, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á vốn đang vật lộn với sự leo thang các ca nhiễm mới Covid-19 do biến chủng virus delta.

Chẳng hạn tại Nepal, ban đầu quốc gia này nhận vaccine Covid-19 từ Ấn Độ để thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng từ ngày 27/1. Các lô hàng vaccine đầu tiên được vận chuyển rất nhanh chóng với khoảng 2 triệu liều trong 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, quá trình mua vaccine đã bị đình trệ khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh tạm ngừng hoạt động xuất khẩu vaccine. Từ đó đến nay, Nepal đã chấp thuận sử dụng khẩn cấp dòng vắc xin Sinopharm của Trung Quốc và Sputnik V của Nga. Nước này đang nỗ lực đàm phán với các nhà sản xuất khác ở Mỹ và Trung Quốc để tăng nguồn cung vắc xin.

Ông Harsh V. Pant, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược tại quỹ Observer Research có trụ sở tại New Delhi nhận định rằng mặc dù việc Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu vaccine Covid-19 đã tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc trên thị trường vắc xin toàn cầu, nhưng không quốc gia nào trong hai nước đạt được bước tiến đáng kể đủ để lấp đầy chỗ trống mà Ấn Độ để lại cho đến nay. 

img
img

Nga đang thúc đẩy sản xuất vắc xin Sputnik V tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Ý để đáp ứng nhu cầu thế giới (Ảnh: Financial Times)

Tính đến đầu tháng 4/2021, có ít nhất 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chấp thuận vaccine Covid-19 Trung Quốc hoặc đồng ý mua các loại vaccine này. Ngoài ra, có hơn 100 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã nhận được vật tư y tế hỗ trợ từ Trung Quốc, bao gồm khẩu trang, bác sĩ, chuyên gia y tế cùng nhiều loại hỗ trợ khác. Đa số các quốc gia nhận hỗ trợ là những nước nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường mà Bắc Kinh khởi xướng. Tuy nhiên, dòng vaccine Covid-19 do Trung Quốc phát triển vẫn phải đối mặt với nhiều nghi ngờ từ các chuyên gia y tế phương Tây. 

Còn vắc xin Sputnik V dù được công nhận là hiệu quả và đã được ít nhất 70 quốc gia, vùng lãnh thổ phê duyệt sử dụng nhưng cho đến nay, năng lực sản xuất vaccine của Nga là có hạn. Hiện Nga đang tìm cách thúc đẩy sản xuất vaccine Sputnik V ở một số quốc gia châu Âu như Ý hoặc châu Á như Ấn Độ.

Ngược lại, ông Harsh V. Pant bày tỏ sự lạc quan ở các quốc gia còn lại thuộc nhóm Quad là Mỹ, Úc và Nhật Bản. “Mỹ chắc chắn sẽ chiếm vị trí nhất định, bởi họ đã hoàn thành tiêm chủng cho lượng lớn dân số và cũng có khả năng sản xuất vaccine quy mô lớn”.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng 6 đã cam kết viện trợ ít nhất 80 triệu liều vaccine cho toàn cầu vào cuối tháng 6, trong đó 7 triệu liều dành riêng cho Ấn Độ và một số khu vực của châu Á, những nơi đang bị càn quét bởi làn sóng tiếp theo của đại dịch.

“Động thái chia sẻ hàng triệu liều vaccine của Mỹ với các quốc gia khác là một cam kết lớn của chính phủ Mỹ trong chiến lược toàn cầu đánh bại đại dịch Covid-19” - Nhà Trắng khẳng định.

Khi Ấn Độ - công xưởng dược của thế giới - ngừng xuất khẩu vắc xin, quốc gia nào có thể thay thế? - Ảnh 10.


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem