Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đây là chia sẻ của bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban quản lý An toàn Thực phẩm (ATTP) TP.HCM, tại tọa đàm "Chia sẻ và định hướng về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN)", diễn ra hôm nay (22/2) tại TP.HCM.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, trong năm qua Ban Quán lý ATTP TP.HCM xử phạt nhiều nhất là hành vi không có giấy đủ điều kiện ATTP, chưa làm thủ tục tự công bố…
Bà Lan cũng cho biết, bên cạnh những nơi làm hợp pháp còn tình trạng kinh doanh tự phát, chợ dân sinh tự phát, vỉa hè. Tình trạng kinh doanh không phép còn tồn tại nhiều và vẫn chưa xử lý dứt điểm được.
Cụ thể, bà Lan dẫn chứng, xung quanh chợ đầu mới Thủ Đức có 31 điểm kinh doanh trái phép, chợ đầu mối Hóc Môn 131 điểm, xung quanh chợ đầu mối Bình Điền tới 235 điểm kinh doanh trái phép... Đây sự là bất công với những hộ kinh doanh, DN làm đúng luật.
"Trong quản lý Nhà nước về ATTP, phải định hướng làm sao hài hòa giữa chống thực phẩm bẩn và xây dựng thực phẩm sạch chứ không chăm chăm vào xử phạt. Điều này có thể gây tác dụng ngược là người ta càng làm bậy để thu hồi lại tiền đã đóng phạt", bà Lan nói và nhấn mạnh rằng, thậm chí nếu cứ chăm chăm vào xử phạt, bị phạt quá họ sẽ đóng cửa nhưng lại mở cơ sở mới cũng sẽ tiếp tục làm bậy.
"Khi đẩy mạnh xử phạt, không phải lúc nào Nhà nước cũng thu được tiền phạt bởi thực tế có DN đóng cửa luôn sau đó mở DN khác và tiếp tục làm bậy, không kiểm soát được. Đồng thời, phải có các hình thức xử phạt nghiệm khắc hơn với các vi phạm", bà Lan nói thêm.
Đánh giá về hiệu quả của Ban Quán lý ATTP TP.HCM trong hơn 6 năm qua, bà Lan cho hay, chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động theo 4 chỉ tiêu: Thứ nhất, ít vụ ngộ độc xảy ra hơn; Thứ hai, thanh tra, xử phạt nhiều và hiệu quả hơn; Thứ ba, tỷ lệ thực phẩm sạch được sử dụng tăng hàng năm; và cuối cùng là công tác kiểm nghiệm, giám sát thực phẩm có chất cấm, độc hại thường xuyên, chuyên nghiệp hơn.
"Thực tế thời gian qua cả 4 chỉ tiêu này đều thay đổi tích cực. Nhưng hai tiêu chí đầu thì cũng chỉ tương đối, chỉ có hai tiêu chí sau là có thể kiểm soát tuyệt đối hơn", Trưởng ban quản lý An toàn Thực phẩm (ATTP) TP.HCM, nói.
Theo bà Lan, sợ nhất là việc không quản lý tốt khiến xảy ra tình trạng tới kiểm tra ATTP nhưng gặp vi phạm mà... lơ đi.
Vì vậy, theo bà Lan, các DN hiện đang định hướng phát triển vì cộng đồng nên việc xây dựng hàng Việt Nam chất lượng cao theo chuẩn hội nhập là rất phù hợp. Tuy nhiên, theo bà, việc xây dựng chuẩn hội nhập là khó, giữ được chuẩn lại càng khó hơn.
"Thời gian qua chúng tôi rất trăn trở, có một số DN than phiền để đáp ứng các tiêu chí vào các siêu thị rất khó, thậm chí còn khắt khe hơn so với xuất khẩu. Thế nhưng, cái chúng tôi lo lắng là nhiều khi một số hệ thống bán lẻ nếu chỉ căn cứ vào chiết khấu để làm quy chuẩn thì chỉ có chết", bà Phong Lan nói thêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.