CẬN CẢNH CÂY "MA LÀNG" 800 NĂM TUỔI TẠI VÙNG NÚI HÒA BÌNH

Đã 8 thế kỷ trôi qua, cây sanh cổ thụ tại xã Hợp Hoà, huyện Lương Sơn (Hoà Bình) hay còn được người dân gọi là cây "ma làng" đã gắn bó và chứng kiến bao sự đổi thay của vùng đất và con người nơi đây.

Đây là cây sanh cổ thụ trên 800 năm, là một trong những cây có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam kể từ trước tới nay, đồng thời cũng là cây đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây Di sản Việt Nam.

CÂY SANH CÓ TỚI 54 GỐC ĐẠI THỤ

Chiêm ngưỡng cây "ma làng" 800 tuổi tại vùng núi Hoà Bình - Ảnh 1.

Theo người dân nơi đây, trước kia cây có khoảng hơn 100 gốc đại thụ, tán lá um tùm che kín hai bên đường, sà xuống ruộng, chỉ hở đúng một khe nhỏ để đi vào làng. Tuy nhiên theo thời gian và cũng do người dân chặt gốc để làm ruộng nên hiện nay cây "ma làng" chỉ còn 54 gốc đại thụ. Cây có tuổi vào khoảng 800 năm theo khảo nghiệm, phân tích của Viện khoa học bảo vệ môi trường thiên nhiên Việt Nam.

img
img
img

Rễ và thân cây kết lại làm thành chiếc cổng vào làng hết sức độc đáo.

Chiêm ngưỡng cây "ma làng" 800 tuổi tại vùng núi Hoà Bình - Ảnh 3.

Ông Hoàng Văn Luyện, trưởng xóm Liên Hoà trước đây là xóm Núi Cốc (Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết: "Trước đây do bà con vẫn chưa hiểu được hết giá trị của cây nên nhiều người đã xâm lấn, chặt rễ cây để làm ruộng. Sau khi cây được phong là cây di sản, chúng tôi đã tuyên truyền và có tổ bảo vệ đi tuần để không ai chặt phá cây sanh di sản này nữa".

img
img
img

Theo các vị cao niên trong làng, trước đây cây chỉ có 1 gốc, tuy nhiên sau hàng trăm năm, những rễ cây từ thân cây buông xuống đất tạo thành một khối các thân cây to lớn. Hiện tại người dân nơi đây đều không biết đâu là thân chính của cây sanh, vì thân cây nào cũng to lớn và rêu phong theo thời gian. Đây là một trong những cây cổ thụ có tổng chu vi gốc lớn nhất Việt Nam cho đến nay.

Chiêm ngưỡng cây "ma làng" 800 tuổi tại vùng núi Hoà Bình - Ảnh 5.

Các thân cây của cây "ma làng" là nơi của nhiều cây leo sinh sống. Chị Nguyễn Thị Lụa (xóm Liên Hoà, Lương Sơn, Hoà Bình) chia sẻ: "Cây cổ thụ này đã gắn bó với rất nhiều thế hệ của người dân chúng tôi vào những ngày hè đây là nơi nghỉ ngơi, hóng mát của người dân sau khi làm ruộng".

img
img
img

Địa điểm cây sanh còn được nhiều đạo diễn chọn làm bối cảnh quay phim về làng quê Việt Nam như “Ma làng”, “Đàn trời”, “Ma làng 10 năm sau”...

Video: Chiêm ngưỡng cây "ma làng" 800 tuổi tại vùng núi Hoà Bình.

LÀ NƠI TRÁNH BOM CỦA NGƯỜI DÂN VÀO THỜI CHIẾN

img
img

Theo ký ức của ông Luyện, vào năm 1972, khi đất nước đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Khi đó ông còn nhỏ nhưng vẫn nhớ đêm máy bay Mỹ rơi ở đồi Bù. Nghe tiếng máy bay rơi, tất cả mọi người già trẻ lớn bé trong làng đều chạy xuống gốc sanh trú ngụ, ở đó đúng 12 ngày đêm để tránh máy bay.


img
img
img

Vào thời chiến, gốc cây sanh là nơi tránh bom đạn của tất cả người dân xã Hợp Hoà. Theo lời kể cuả ông Luyện: "Nghe các cụ kể lại rằng, thời kỳ giặc Pháp xâm lược, chúng càn quét làng mạc, đốt nhà, đốt cây ở khu vực ngoài nhưng đến đầu làng có cây sanh thì lại quay về. Cây như vị thần hộ mệnh đánh đuổi giặc giữ, bảo vệ sự bình yên cho làng".

Chiêm ngưỡng cây "ma làng" 800 tuổi tại vùng núi Hoà Bình - Ảnh 9.

"Những câu chuyện nghe kể lại không thể kiểm chứng đúng, sai nhưng có một điều chắc chắn với mỗi người dân xóm Liên Hoà, cây sanh cổng làng như một người bạn, một phần không thể thiếu của làng", ông Luyện tiếp lời.

Hiện tại, việc bảo vệ cây sanh được thực hiện rất tốt, từ các cháu nhỏ khi thấy người có biểu hiện xâm phạm cây đều đến báo ngay với trưởng thôn, nhất là thời điểm sau khi cây được Hội bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 25/5/2012.

NGỌC HẢI
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem