Vườn cây di sản của “ông vua” cây cảnh Việt Nam, đại gia Trung Quốc trả hơn 500 tỷ không bán

Theo Hồng Phú Thứ bảy, ngày 16/01/2021 13:40 PM (GMT+7)
Ông Phan Văn Toàn (TP. Phú Thọ) được giới chơi cây gọi với biệt danh Toàn “đô la” hay “ông vua” cây cảnh Việt. Ông sở hữu hàng chục cây cảnh quý hiếm, độc nhất vô nhị mà hiếm có vườn cây cảnh nào ở trong nước và nước ngoài sánh được
Bình luận 0

Video vườn cây di sản nhà ông Toàn

Nói đến vườn cây độc nhất vô nhị ở Việt Nam những người mê cây cảnh cũng như những người hiện sở hữu cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Phan Văn Toàn -  Toàn “đô la”. Khu gia trang của ông nằm ở vị trí đắc địa của TP. Việt Trì (Phú Thọ), nhiều cây thuộc hàng quý hiếm, có 1-0-2 ở Việt Nam.

img

Hàng ngày, rất nhiều người yêu cảnh cảnh trong và ngoài nước đến thăm quan. Chủ nhân cho biết, có ngày tiếp khách từ 7h sáng đến 22h đêm

Trong vườn có khoảng 500 cây đã hoàn thiện, gần 100 cây mai tứ quý cổ, trên 200 cây sanh cổ, nhiều tác phẩm duối cổ có tuổi đời vài trăm năm trong đó có khoảng 40 cây thương hiệu, lớn nhỏ khác nhau như: Thiên long vũ hội, cặp khế cổ 500 năm, bộ ba cây tùng cổ,... và mới đây nhất là tác phẩm sanh cổ Tiên lão giáng trần với giá 28 tỷ đồng đã làm “chấn động” thị trường cây cảnh trong suốt một năm qua. Tất cả những cây thương hiệu đều đạt tiêu chí cổ - kỳ - mỹ- văn.

img

img

Với việc sở hữu hàng trăm cây cảnh quý hiếm, giá trị lên đến hàng chục triệu đô la Mỹ, vườn cây của ông Toàn được các tổ chức trong nước công nhận là vườn cây Di sản đầu tiên ở Việt Nam. 

Kể về thú chơi cây, ông Toàn cho biết, đến hiện tại đã chơi cây được 25 năm. Thời gian đầu mới chơi cây,  xác định không chơi cây nội (cây Việt), ông sang Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc tìm mua cây đem về Việt Nam chơi, số tiền mua cây ngoại lên đến gần 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, đem cây ngoại về Việt Nam được một thời gian chúng đều chết, từ đó ông Toàn chuyển hướng chơi cây nội.

img

img

Trong chưa đầy 10 năm ông đã bỏ ra trăm tỷ đồng để chơi cây trong nước, ông đi khắp đất nước sưu tầm những cây quý nhất.

Nổi bật nhất phải kể đến “siêu cây” sanh “Ngọa hổ tàng long” có giá trị bậc nhất hiện nay, cách đây vài năm Chủ tịch SVC Đài Loan sang trả 1,4 triệu USD nhưng ông không bán. Bên cạnh đó là cây tùng cổ la hán đẹp nhất Việt Nam, theo tích truyền lại cây có tuổi đời khoảng 600 năm, cây cao gần 5m, đường kính gốc khoảng 60cm, có dáng “độc trụ kình thiên” có giá hơn 1 triệu USD hay tác phẩm duyên tùng có tuổi đời trên 300 năm có giá cũng hơn 1 triệu USD…

img

Cây tùng cổ (tùng Việt Nam) có tuổi đời khoảng 600 năm được định giá 2 triệu USD

img

Tác phẩm duyên tùng được coi có dáng đẹp nhất Việt Nam được định giá 1 triệu USD

img

img

Bộ sưu tập khế cổ gồm 4 cây được xem là “có một không hai” ở Việt Nam

Những kiệt tác được vợ chồng ông Toàn lưu giữ đã đoạt rất nhiều các giải thưởng lớn, nhỏ trong các cuộc thi cây cảnh ở Việt Nam. Đầu năm 2020, tác phẩm Tiên lão giáng trần được giao dịch với giá 16 tỷ đồng giữa anh Mười và anh Chí ở Thường Tín (Hà Nội), đây là cuộc giao dịch, chuyển nhượng cây đắt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, vài tháng sau giới chơi cây cảnh lại xôn xao khi ông Toàn mua lại tác phẩm Tiên lão giáng trần với giá 28 tỷ đồng.

img

img

img

Trao đổi với chúng tôi, anh Toàn chia sẻ: "Những cây quý mình phải có duyên mới mua được. Khi mình đã sở hữu chúng thì trả giá nào cũng không bán, ví như cây sanh “Tiên lão giáng trần” có giá 28 tỷ đồng, nếu đắt gấp đôi tôi cũng mua. Cách đây vài năm, Chủ tịch Hội SVC Trung Quốc sang thăm và trả giá cả vườn hơn 500 tỷ đồng nhưng tôi không bán bởi đây là những “báu vật” của người Việt, muốn giữ để những thế hệ sau này biết đến".

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem