Cận cảnh hơn 200 hiện vật quý trận "Điện Biên Phủ trên không"

Thứ sáu, ngày 16/12/2022 09:32 AM (GMT+7)
Hơn 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu phản ánh tầm vóc, ý nghĩa và giá trị lịch sử của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tháng 12/1972 đang được trưng bày tại triển lãm "Điện Biên Phủ trên không - Bước ngoặt lịch sử".

Video: Triển lãm Điện Biên Phủ trên không - Bước ngoặt lịch sử.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 1.

Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972 - 12/2022), 78 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022) và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2022), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm "Điện Biên Phủ trên không - Bước ngoặt lịch sử" thu hút rất đông người dân tới tham quan, học tập.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 2.

"Điện Biên Phủ trên không" là chiến dịch phòng không quy mô lớn của quân và dân ta trên bầu trời Hà Nội chống lại cuộc tập kích chiến lược bằng ""pháo đài bay" B-52 của đế quốc Mỹ vào tháng 12/1272. Không quân Mỹ sử dụng 663 lần máy bay B-52 ném bom; Các máy bay chiến thuật khác 3.920 lần ném bom; 100.000 tấn bom được ném xuống; 20 địa phương miền Bắc bị đánh phá; 5.480 ngôi nhà bị sập, trong đó có 100 là nhà máy, bệnh viện, trường học; 2.368 thường dân bị giết hại.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 3.

Triển lãm bao gồm 3 phần chính: "Âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ", "Chiến thắng trên bầu trời Hà Nội", "Âm vang Điện Biên Phủ trên không". Các tư liệu, hiện vật phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân ủy Trung ương đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở miền Bắc, buộc Chính phủ Mỹ nối lại đàm phán và ký Hiệp định Paris năm 1973.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 4.

Ban tổ chức cho biết, Triển lãm có một số hiện vật tiêu biểu được giới thiệu như: Vỏ đạn 100mm - Trung đoàn 252 bắn rơi một B-52 tại Hải Phòng, 26/12/1972; Súng máy phòng không 12,7mm - Tự vệ Thủ đô Hà Nội sử dụng chiến đấu chống cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ, 12/1972; Văn bản hiệp định - Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng trong Hội nghị Paris, 1/1973; Ghế phi công - Máy bay B-52 bị bắn rơi ở Hà Nội, 27/12/1972; Một số trang bị của phi công B-52 bị bắn rơi tại Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm, 12/1972 - Mũ phi công, sơ đồ, giày cao cổ, đèn tín hiệu, la bàn, thuốc hóa trang, cưa dây…

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 5.

Các loại vỏ đạn Trung đoàn 252 Quân khu Việt Bắc sử dụng. Trong đó, loại 100mm và bắn rơi máy bay B52 tại Hải Phòng, Thái Nguyên vào ngày 24 và 26/12/1972.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 6.

Triển lãm là sự tri ân, tôn vinh những đóng góp to lớn và sự hy sinh dũng cảm của các anh hùng liệt sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn của Đảng, ý nghĩa to lớn và giá trị lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 7.

Nhiều du khách nước ngoài thích thú tham quan triển lãm.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 8.

Chiếc ghế phi công của máy bay B-52D bị bắn rơi xuống hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà ngày 27/12/1972.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 9.

Mũ phi công và giày cao cổ của phi công Mỹ.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 10.

Mũ của phi công Nguyễn Đức Soát, Đại đội trưởng Đại đội 3, Trung đoàn 927, sử dụng chiến đấu và bắn rơi nhiều máy bay Mỹ vào tháng 12/1972. (Ngày 11/01/1973, đồng chí đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 11.

Anh Michael (Quốc tịch Mỹ) cho biết, đây là trận chiến vô cùng khốc liệt, dù phải đối đầu với những loại vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ, nhưng người Việt Nam vẫn chiến thắng. "Tôi mong rằng, sau khi kết thúc chiến tranh, người Mỹ và Việt Nam sẽ quên đi quá khứ và cùng nhau hợp tác phát triển", anh Michael chia sẻ.

Cận cảnh hiện vật quý của quân dân ta và lính Mỹ trong trận "Điện Biên Phủ trên không" - Ảnh 12.

Chiến thắng trong trận "Điện Biên Phủ trên không"đã buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973) về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”, tạo bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn, thực hiện trọn vẹn tư tưởng Hồ Chí Minh “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, đồng thời tỏa sáng bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem