Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa

Thứ tư, ngày 01/02/2023 09:49 AM (GMT+7)
Bất chấp điều kiện thời tiết và thăng trầm lịch sử, hồ Frying Pan ở New Zealand vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và bản chất vốn có của nó.
Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 1.

Hồ Frying Pan nằm tại thung lũng khe nứt núi lửa Waimangu ở thành phố Rotorua (New Zealand) và được biết đến là hệ thống địa nhiệt trẻ nhất trên thế giới. Với diện tích khoảng 38.000 m2, hồ nước nóng này trông như một phần của miệng núi lửa với sàn phẳng sâu 6 m và lỗ thông hơi có thể sâu tới 20 m. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 2.

Nhiều suối axit cung cấp nước cho hồ và khiến nước ở đây nóng đến mức nguy hiểm với nhiệt độ trung bình 45-55 độ C. Vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu bạn ngâm mình thư giãn hay thậm chí nhúng ngón chân vào hồ. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 3.

Năm 1886, núi Tarawera phun trào và lập kỷ lục là vụ phun trào núi lửa lớn nhất ở New Zealand. Sự kiện đã gây thiệt hại lớn và giết chết hàng trăm người. Vụ phun trào lịch sử này đã tạo ra một miệng núi lửa rộng lớn mà sau này được lấp đầy bởi những suối axit. 130 năm sau, thế giới đã có một suối nước nóng mới hình thành nổi tiếng sôi sục ở New Zealand - hồ Frying Pan. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 4.

Giống như một cái chảo đặt trên bếp đang cháy, hồ Frying Pan vẫn giữ nguyên trạng thái trông như đang sôi. Nó tiếp tục giải phóng hơi nước và các loại khí khác nhau với sự trợ giúp của magma nằm đâu đó gần mặt phẳng của hồ. Ảnh: Lake Scientist.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 5.

Bên cạnh hơi nước và các loại khí chủ yếu như carbon dioxide (CO2) và hydrogen sulfide (H2S) bốc ra, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy ống khói tự nhiên bên hồ. Nước của hồ có độ pH trung bình 3,5. Điều này có nghĩa là hồ có tính axit và không an toàn với du khách. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 6.

Khách du lịch có thể tìm thấy tảo xanh lam hoặc xanh lục mọc ở 2 bên hồ. Chúng tạo ra chất keratin màu cam trong nước để bảo vệ khỏi tia UV. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 7.

Ngoài ra, hồ Frying Pan còn là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn ưa nhiệt như vi khuẩn sống trong môi trường nhiệt độ cực nóng hay vi khuẩn cổ đơn bào. Hầu hết dạng sinh vật sống trong hồ này được cho là đã sống sớm nhất trên Trái Đất. Ảnh: Flickr.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 8.

Không chỉ hồ Frying Pan, vùng đất Waimangu còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác. Du khách cũng có thể ghé thăm hồ Emerald, Warbrick Terrace hay hồ Inferno Crater có nhiệt độ có thể lên tới 74 độ C. Ảnh: Lake Scientist.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 9.

Đối với những ai muốn tham quan hồ Frying Pan cùng các địa điểm khác ở Waimangu, bạn có thể chọn những chuyến đi bộ tự nhiên có hướng dẫn. Bạn sẽ chứng kiến nhiều cảnh quan tuyệt vời khác như các mạch nước phun, hồ nước, miệng núi lửa, quần thể chim, thực vật. Ảnh: When on Earth.

Cận cảnh suối nước nóng lớn nhất thế giới trông như một miệng núi lửa - Ảnh 10.

Du khách có thể đi theo các lối đi trên miệng núi lửa, đi bộ đường dài hoặc du thuyền ở hồ Rotomahana. Đây là nơi lý tưởng để bạn có thể xem hoạt động nhiệt ngay tại bờ hồ và hứa hẹn sẽ giúp chuyến hành trình của bạn trở thành cuộc phiêu lưu đầy ngoạn mục. Ảnh: When on Earth.

PV (Theo Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem