Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Siêu dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) là dự án quan trọng đặc biệt cấp quốc gia, được kỳ vọng trở thành một điểm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực trong tương lai.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư trên 100.000 tỷ đồng (tương đương gần 4,7 tỷ USD), với 1 đường cất/hạ cánh, nhà ga hành khách quy mô 25 triệu khách/năm; đưa vào khai thác cuối năm 2025.
Tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 300.000 tỷ đồng (tương đương hơn 16 tỷ USD), khi hoàn thành cả 3 giai đoạn, sân bay Long Thành có công suất 100 triệu khách/năm.
Cận cảnh thi công giữa làn bụi đỏ "siêu dự án" sân bay Long Thành
NHỘN NHỊP THI CÔNG TRÊN SIÊU DỰ ÁN TỶ ĐÔ
Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sân bay Long Thành nằm trong quy hoạch của huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai để trở thành khu đô thị tầm cỡ, với trung tâm là khu vực cảng hàng không, sân bay.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, tranh thủ thời tiết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang vào mùa khô nắng nóng, các nhà thầu thi công đang huy động tối đa lực lượng để tiến hành thi công san gạt nền để đảm bảo tiến độ dự án sân bay Long Thành.
Trong giai đoạn 1 của dự án Sân bay Long Thành, hạng mục san nền sẽ thực hiện đào đắp khối lượng đất hơn 50 triệu m3.
Đây là dự án hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, ACV được Chính phủ chỉ định thực hiện dự án, trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp các công trình thiết yếu của cảng hàng không.
Dự án nằm trên vùng đất có địa chất là đất đỏ, nhà thầu san gạt tới đâu sẽ để lộ ra vùng đất đỏ tới đó
Về vị trí, từ sân bay Long Thành đến TP.HCM chỉ mất khoảng 40 phút. Đây là một điểm vô cùng thuận lợi của sân bay Long Thành. Do đó, nếu có quy hoạch xây dựng tốt cho khu vực phụ cận sân bay Long Thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Một lợi thế khác của sân bay Long Thành chính là việc nằm gần với hệ thống cảng biển nước sâu lớn của cả nước là Cái Mép - Thị Vải. Bên cạnh đó, hệ thống cảng biển của Đồng Nai khá tốt nên sẽ cộng hưởng được sự phát triển về kinh tế.
Máy xúc, xe chở đất đang được huy động tối đa để gấp rút san nền cho kịp tiến độ khởi công nhà ga sân bay Long Thành trong thàng 12/2022
Hoàng loạt máy móc, phương tiện được huy động để gấp rút thi công sân bay Long Thành.
Về việc quy hoạch sân bay Long Thành hoàn toàn có đủ diện tích đất cần thiết cho thời điểm hiện tại và trong tương lai để phát triển thành một trung tâm hàng không hiện đại, phát triển các dịch vụ hàng không, phi hàng không đầy đủ, đa dạng, phong phú, đặc biệt là phát triển mô hình thành phố sân bay.
Trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực xung quanh sân bay Long Thành sẽ hình thành 3 đô thị lớn, gồm: Long Thành, Bình Sơn, Phước Thái.
Trong tương lai, huyện Long Thành hướng đến xây dựng thành vùng đô thị trung tâm, là cực Đông của TP.HCM, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế, đầu mối giao thương quốc tế với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ thương mại.
GẤP RÚT THI CÔNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ ĐỀ RA
Về tình hình triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành, Bộ GTVT cho biết, với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai đã bàn giao hơn 2.459 ha, tương đương 97,12% mặt bằng giai đoạn 1.
Khu vực xây dựng đã bàn giao được 97,57%, khu vực trữ đất đã bàn giao 96% mặt bằng. Phần diện tích còn lại đang tiếp tục xử lý, dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 10/2022.
Trong công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, khu vực 5.000 ha xây dựng sân bay Long Thành, đã thực hiện thu hồi được 95,08% so với quy định.
Vướng mắc tại dự án là do vẫn còn khoảng 100 hộ dân chưa chịu di dời, khiến cho các nhà thầu triển khai thi công gặp nhiều khó khăn
Bộ GTVT cũng bày tỏ sự lo lắng khi khối lượng mặt bằng được địa phương bàn giao lớn, song, phạm vi để có thể triển khai thi công đào đắp đầu Tây (thuộc phạm vi đầu đường cất hạ cánh) và khu tập kết đất tốt cho hạng mục đường lăn, đường cất hạ cánh thuộc giai đoạn 1 vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thể triển khai thi công đồng loạt trên toàn bộ mặt bằng được bàn giao và tạm giao.
Vướng mắc tại dự án là do vẫn còn khoảng 100 hộ dân chưa chịu di dời, khiến cho các nhà thầu triển khai thi công gặp nhiều khó khăn
Một số ngôi nhà chưa chịu di dời nằm giữa khu vực đang được thi công. Nhà thầu Vinaconex gặp khó khăn do mặt bằng còn "xôi đỗ", vừa thi công vừa phải tránh khu vực nhà dân.
Công tác GPMB hai tuyến giao thông kết nối vẫn chưa được bàn giao. Dự án thành phần 4 đến nay chưa thể triển khai đồng bộ (mới có 2/11 hạng mục có mặt bằng) nên chưa thể triển khai công tác lựa chọn nhà đầu tư làm ảnh hướng tới tiến độ dự án.
Thông tin về dự án sân bay Long Thành, ông Võ Thanh Phong, Giám đốc ban điều hành gói thầu 3.4 cho biết, để thúc đẩy tiến độ dự án, đơn vị đã phát động đợt thi đua "về đích" trên gói thầu 3.4 dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, triển khai từ ngày 1/11/2022 - 31/12/2022.
"Mục tiêu đề ra là đến ngày 15/11 thi công hoàn thành đường công vụ ở khu 9, khu 10 và một phần tuyến T7 (đoạn đi qua khu 3); các đường công vụ ở các khu vực còn lại hoàn thành trước 15/12/2022", ông Phong cho hay. Theo ông Phong, về công tác san nền, thi công hoàn thành một phần khu 9, khu 11 đảm bảo tiến độ bàn giao cuốn chiếu cho chủ đầu tư. Cụ thể hóa mục tiêu ấy, trong tháng phát động, các nhà thầu sẽ quyết tâm thi công đạt tổng sản lượng trên 12 triệu m3 đào đắp, trung bình thực hiện hơn 260.000 m3/ngày.
Công nhân ăn ngủ làm việc trên dự án sân bay Long Thành để tiến độ dự án sớm về đích
Thực hiện: Ngọc Hải - Thế Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.