Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
XUYÊN ĐÊM THU HOẠCH VÀ MÔ HÌNH SINH THÁI GẮN VỚI CÂY VẢI Ở THANH HÀ
Nông dân ở vùng vải Thanh Hà chọn thời điểm thu hoạch vào ban đêm để tránh thời tiết oi bức. Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt ngon đặc trưng, trở thành đặc sản nức tiếng của tỉnh Hải Dương được người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến.
Thời gian này tại huyện Thanh Hà (Hải Dương), người dân đang tấp nập thu hoạch vải sớm đầu mùa.
Video: Người trồng vải Thanh Hà thấp thỏm lo âu vì giá vải thay đổi liên tục.
XUYÊN ĐÊM THU HOẠCH VẢI
Khoảng 2 giờ sáng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch vải. Ông Thông (Thanh Hà) cho biết: “Sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, hiện tôi trồng hơn 1 mẫu. Những năm trước 1 sào có thể thu hoạch hơn 1 tấn vải, nhưng năm có sào chỉ hơn 1 tạ". Vải thu hoạch thời điểm này là giống vải U Hồng chín sớm. Còn vải Thiều nức tiếng của Thanh Hà phải 7 – 10 ngày nữa mới được thu hoạch.
Ở Thanh Hà gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được dùng để trồng vải. Mùa vải chín cũng là thời điểm giữa hè nên người nông dân nơi đây đã quá quen với việc thức xuyên đêm thu hoạch vải.
Khoảng 2 giờ sáng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch vải.
Các gia đình ở Thanh Hà đa số sẽ không thuê nhân công nếu phải thu hoạch một số lượng vải lớn mà sẽ chọn hình thức đổi công với các gia đình khác.
GIÁ VẢI ĐẦU MÙA ĐANG THẤP, NGƯỜI DÂN LO ÂU
Ngay từ sáng sớm, người dân trồng vải tại Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu nhộn nhịp thu hoạch vải thiều chín sớm, khắp cung đường ngõ xóm dẫn vào những vựa vải là hàng đoàn xe nườm nượp đổ về các điểm tập kết để bán cho các thương lái, tiêu thương.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, giá vải trong ngày 8/6 dao động từ 7.000 – 15.000 nghìn đồng/kg tùy từng loại. Giá vải đầu mùa liên tục rớt giá, khiến nhiều người dân trồng vải huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đứng ngồi không yên về một vụ "mất mùa - mất giá".
Từ sáng sớm đã tấp nập người dân chở vải đến các điểm tập kết.
Năm nay, dù chất lượng vải thiều có độ nhỉnh hơn năm ngoái vì thời tiết nắng nhiều lên vải có độ ngọt, thanh. Tuy nhiên,, về mặt sản lượng thì lại thấp hơn so với năm ngoái do trong thời gian cây sinh trưởng bị rụng sinh lý khiến đọng quả non tương đối nhiều, nhưng vẫn duy trì được mẫu mã chất lượng tương đối tốt.
Nhiều người dân mang vải từ vườn nhà tới chợ cả buổi sáng vẫn không thoải thuận giá bán với lái buôn vì giá rớt thảm, bán không đành mà không bán cũng không xong.
Giá vải đầu mùa tại Thanh Hà rớt mạnh ngay những ngày đầu thu hoạch khiến người dân dân vô cùng lo lắng và ngán ngẩm.
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRỒNG VẢI
Cuối tháng 5, những cánh đồng bạt ngàn ở Thanh Hà bắt đầu rực rỡ màu vải chín. Nhiều du khách tìm về khu vườn ở Đồng Mẩn để trải nghiệm hái những quả vải chín đỏ.
Được biết đây là vườn vải của chị Liêm cùng chồng bỏ công khai hoang từ năm 1997 với diện tích gần 3 mẫu. Qua một thời gian trồng vải, vợ chồng chị nhận ra, cây vải được mùa thì mất giá, chỉ được giá khi mất mùa. Nếu chăm chăm trồng cây vải chờ ngày hái quả thôi chưa đủ, chị cần làm điều gì đó mang lại giá trị bền vững hơn. Vì thế từ năm 2015, chị Liêm cùng chồng đã tiến hành quy hoạch và tạo cảnh quan khu vực này thành nơi du lịch sinh thái gắn liền với cây vải.
Nhờ làm mô hình du lịch trải nghiệm, chị Liêm đã tạo công ăn việc làm thêm cho nhiều người dân, từ chèo thuyền, dẫn khách vào vườn, hướng dẫn khách hái vải… Những người nông dân đôn hậu trở thành “đại sứ du lịch” của địa phương. Sự nồng hậu, mến khách của người dân nơi đây góp phần tạo nên vẻ đẹp của vùng đất Thanh Hà mùa vải chín.
Những hàng cây vải xanh tốt mọc lên, xen giữa là các mương nước trong xanh thả hoa sen, hoa súng. Lối vào vườn gần 1 km được bê tông hóa, gốc cây quét vôi trắng… tạo cảnh quan đẹp mắt.
Những du khách đến thăm vườn vải của chị Liêm có cơ hội biết đến rõ hơn về vải Thanh Hà cũng như quy trình chăm sóc cây vải.
Từ khi chuyển hướng làm du lịch, công việc của vợ chồng chị nhiều hơn gấp bội. Nếu trồng vải bán quả, chỉ mất khoảng 10 ngày thu hái là xong. Còn người nông dân làm du lịch không chỉ đơn thuần chăm sóc để cây sai quả, mã đẹp mà còn phải giữ gìn cảnh quan, vệ sinh vườn... Hay như đảm bảo an toàn, chu đáo khi tiếp đón du khách cũng là một phần việc không dễ đối với người nông dân tay ngang làm du lịch như chị Liêm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.