Cây cầu có thiết kế đặc biệt ở Hà Nội, trên là nhà, dưới là cầu
Cầu Khum nằm ở phía Đông của làng Yên (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội), xưa cầu bắc qua một ngòi nước chảy từ Hương Ngải, Canh Nậu, Đồng Bùi ra sông Tích, nước chảy ào ạt quanh năm. Nay người dân đã nắn dòng chảy để làm thành hồ thả cá lớn, cây cầu cũng ít người qua lại hơn.
Hiện nay, cây cầu đã không còn sử dụng để đi lại như xưa, nhưng đây là địa điểm tâm linh của người dân quanh vùng.
Ông Phạm Văn Tý, thành viên Ban quản lý di tích đình, đền làng Yên cho biết, cầu có thiết kế dạng “thượng gia, hạ kiều”, tức trên là nhà, dưới là cầu nên người dân nơi đây đặt cho cây cầu cái tên cầu Khum, nhìn từ xa cầu tựa như một chiếc thuyền nan úp ngược
Theo ông Tý, các cụ trong làng ngày xưa cũng không biết cây cầu bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng vào năm 1935 cầu bị hư hỏng nặng và được nhân dân trong làng làm lại như ngày nay. Trong ảnh là toàn bộ phần mặt trước cây cầu.
Nhà thượng gia được làm bằng gỗ tứ thiết, có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân. Các vì liên kết bằng kèo suốt, có đà nối 2 ngọn kèo, xà nách nối cột cái với cột con. Hai bên sườn gian giữa bịt kín làm ban thờ Quan Thần Linh, hai gian biên để trống làm sạp gỗ.
Kiến trúc bên trong đền đều được làm bằng gỗ, lợp ngói từ thời xưa, phần thượng gia dài trên 12m, chia làm 5 gian.
Bên trong đền còn có chỗ cho người dân trong làng và người trông coi đền ngồi nghỉ chân.
Nền cầu lát gạch chỉ, 2 đầu cầu có cánh cửa đóng, mở.
Toàn bộ phần tường xây bằng đá ong cổ kính, dưới thượng gia là hạ kiều có 3 cống được cuốn bằng đá ong.
Cây cầu bắc qua ngòi nước chảy dẫn vào đền Đỗng Hoa, vừa là cầu, vừa là nơi thờ tự của người dân làng Yên.
Phần trên mặt cầu được xây dựng giống như kiến trúc một ngôi nhà.
Mái ngói lợp vẩy cá của cầu Khum.
Theo ông Tý, ngày Rằm, mùng 1 bà con quanh vùng đến rất đông, thắp hương cầu khấn những điều may mắn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.