img
img
img

CEO Mads Werner đến thăm tòa soạn báo Dân Việt. Ảnh: Hà Tuấn

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Dân Việt, Mads cho biết, anh đã sống ở Việt Nam tổng cộng 9 năm. Mads từng theo học tại một trường quốc tế ở Hà Nội suốt từ lớp 6 đến lớp 10 trong giai đoạn 2005-2009. Sau đó, anh trở về Đan Mạch để học hết cấp 3 và đại học.

"Tôi đã sống ở nhiều quốc gia trong suốt thời thơ ấu của mình nhưng thời gian sống tại Việt Nam ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình hình thành nhân cách trong tôi. Việt Nam giống như quê hương thứ hai của tôi", CEO người Đan Mạch chia sẻ.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 2.

Mads cho biết, thời niên thiếu, việc thay đổi môi trường sống hay chuyển trường chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với anh. Tuy nhiên, cậu bé Mads khi đó đã nhanh chóng thích ứng với cuộc sống mới ở Việt Nam, quen nhiều bạn bè người Việt và đến nay họ vẫn là những người bạn thân nhất của anh.

"Khi trở lại Đan Mạch để học hết cấp 3 và học đại học, tôi luôn nhớ cuộc sống ở Việt Nam. Bố tôi vẫn ở lại Việt Nam nên năm nào tôi cũng về thăm Việt Nam ít nhất một lần. Hàng năm, tôi đều đưa những người bạn Đan Mạch của mình đến Việt Nam để khám phá cuộc sống ở đây và cho họ thấy đất nước mà tôi vẫn coi như quê hương thứ hai của mình", Mads chia sẻ.

Mads kể, sau khi tới thăm và khám phá cuộc sống ở Việt Nam, những người bạn Đan Mạch thường trêu anh là người Việt Nam vì thấy CEO trẻ có lối sống giống người Việt Nam.

img
img
img
img
img

Tuy là người Đan Mạch nhưng anh Werner cho biết bạn bè thường trêu anh giống như người Việt Nam. Ảnh: NVCC

"Tôi thích uống café, trà đá vỉa hè và đi xe máy. Món ăn yêu thích của tôi là bún chả, nem rán…", Mads nhấn mạnh.

CEO Đan Mạch còn cho biết, sau nhiều năm sống ở Việt Nam, anh có thể nấu cơm và một số món Việt, đặc biệt là nem rán – món mà anh rất thích. Ở Đan Mạch, Mads thậm chí còn có một nồi cơm điện để nấu cơm.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 3.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 5.

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành "Kinh doanh-công nghệ", Mads đã làm việc cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số ở nhiều đất nước khác nhau. Tuy nhiên, năm 2018, nghe theo tiếng gọi của con tim, Mads quyết định quay trở về Việt Nam để khởi nghiệp, mở công ty công nghệ Ecotek cùng một số người bạn thân.

"Việt Nam đã cho tôi rất nhiều trong những năm qua và tôi luôn muốn "trả nợ" bằng cách đóng góp điều gì cho cộng đồng", Mads nhấn mạnh và chia sẻ thêm rằng, chính điều này đã thúc đẩy anh theo đuổi triết lý "công nghệ vị nhân sinh" khi thành lập công ty.

Mads cho biết, trên thực tế không chỉ anh mà nhiều nhà đầu tư về mảng công nghệ trên thế giới đều nhận thấy thị trường Việt Nam có rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này.

Theo CEO Đan Mạch,Việt Nam có đội ngũ kỹ sư công nghệ đông đảo, được đào tạo chuyên môn bài bản, trình độ cao và tinh thần khởi nghiệp rất lớn. Nhìn chung, so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ, Việt Nam có thế mạnh rất lớn về nguồn lực con người.

"Tôi rất ấn tượng với sự chăm chỉ, thông minh, khéo léo của người Việt Nam và muốn làm việc cùng họ để học hỏi điều đó từ họ", Mads nhấn mạnh.

img
img
img

Năm 2018, nghe theo tiếng gọi của con tim, CEO Mads Werner quyết định quay trở về Việt Nam để khởi nghiệp. Ảnh Hà Tuấn

Khi trở lại Việt Nam, Mads nhận thấy Hà Nội đã thay đổi rất nhiều so với lần đầu tiên anh đặt chân đến đây.

"Tuy nhiên, ngay cả với tất cả sự thay đổi đó, tình cảm của tôi đối với Việt Nam chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn", Mads chia sẻ.

Khi trở lại Việt Nam để khởi nghiệp, nhiều bạn bè quốc tế từng học với Mads tại trường trung học ở Hà Nội cảm thấy rất ghen tị. Một số người thậm chí nhờ anh giúp họ tìm việc làm ở Việt Nam. Trước dịch Covid-19, Mads đón 5 người bạn từ Đan Mạch và Na Uy sang Việt Nam làm việc nhưng đáng tiếc do diễn biến dịch bệnh phức tạp nên tất cả họ đã buộc phải quay về nước.

CEO Đan Mạch chia sẻ, khi khởi nghiệp và lập công ty, khó khăn lớn nhất anh phải đối mặt là vấn đề giao tiếp, rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa giữa Mads và các cộng sự người Việt. Nhận ra điều đó, anh đã thay đổi cách tiếp cận bằng cách lựa chọn tin tưởng vào các cộng sự của mình.

Mads cũng dành nhiều thời gian để tìm hiểu và đào tạo kỹ những nhân sự "cứng" – những người mà anh đặc biệt tin tưởng cho công ty. Khi có được đội ngũ cộng sự người Việt có năng lực, đáng tin cậy, Mads đã khắc phục được các trở ngại về ngôn ngữ và giao tiếp.  việc và học hỏi điều đó từ họ.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 4.

img
img
img

CEO trẻ cho biết việc đến Việt Nam sinh sống đã mang lại cho anh trải nghiệm rất khác biệt. Ảnh: NVCC

Mads cho biết, công ty 45 người thì chỉ mình anh là người nước ngoài. Vì thế, để thuận tiện trong công việc, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, Mads quyết định học tiếng Việt.

"Nhân viên thường giao tiếp với tôi bằng tiếng Anh nhưng họ lại trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt. Tôi quyết định học ngôn ngữ này để hiểu nhân viên của mình hơn", Mads nói.

Mads cho biết, anh đã học tiếng Việt được gần 3 năm. Học tiếng Việt tuy khó nhưng chính điều đó lại khiến cho anh cảm thấy hứng thú.

"Học tiếng Việt và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt Nam là một trong những điều hữu ích nhất mà tôi từng làm trong đời. Càng tìm hiểu về ngôn ngữ, tôi càng thấy người Việt Nam thân thiện, dễ mến, đáng tôn hơn và khiến tôi bắt đầu cảm thấy mình Việt Nam hơn. Quan trọng nhất, tôi càng hiểu thêm về cách mọi người cảm nhận và suy nghĩ", Mads chia sẻ.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 9.

Anh Mads Werner muốn học tiếng Việt để hiểu nhân viên của mình hơn. Trong ảnh là đội ngũ nhân sự tại công ty do anh Mads Werner đồng sáng lập và điều hành. Ảnh NVCC

CEO Đan Mạch tiết lộ, anh đã mất một năm để học cách phát âm "tròn vành rõ chữ" để người Việt hiểu được những gì anh nói.

"Nếu không thể phát âm đúng thanh điệu, thì rất khó để tiếp tục học tiếng Việt. Tôi dự định sẽ ở lại đây nhiều năm nữa, vì vậy việc học tiếng Việt là điều bắt buộc. Tôi vẫn còn một chặng đường dài để có thể nói tiếng Việt trôi chảy. Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ đạt được điều đó và có thể nói chuyện như người Việt Nam", Mads tự tin cho biết.

CEO Đan Mạch xem Việt Nam là quê hương thứ 2: Tình cảm của tôi với đất nước này ngày càng mạnh mẽ hơn! - Ảnh 6.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem