Cận cảnh Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân được đề nghị lên UNESCO là di sản thế giới

Thứ hai, ngày 26/04/2021 06:26 AM (GMT+7)
Chernobyl - nơi xảy ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng vào ngày 26/4/1986 đang được Ukraine đề nghị lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhân là di sản thế giới.
A - Ảnh 1.

Theo Bộ trưởng Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko, việc đưa Chernobyl vào danh sách di sản của UNESCO là bước đầu tiên và quan trọng để địa điểm này trở thành một điểm đến độc đáo được cả nhân loại quan tâm. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 2.

"Tầm quan trọng của Chernobyl vượt xa biên giới Ukraine, không chỉ để tưởng nhớ mà còn liên quan đến lịch sử", vị Bộ trưởng này nói thêm. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 3.

Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 tại nhà máy hạt nhân Chernobyl tại Pripyat, cách thủ đô Kiev về phía bắc 108 km đã phát nổ. Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân của vụ tai nạn là do những khiếm khuyết trong thiết kế lò phản ứng, đặc biệt là các thanh điều khiển; và việc không tuân thủ các quy tắc an toàn của nhân viên nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, một số chuyên gia độc lập hiện nay tin là không một giả thiết nào trong số hai giả thiết trên là hoàn toàn chính xác. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 4.

Vụ việc làm 31 công nhân và lính cứu hỏa thiệt mạng, khiến hàng nghìn người khác phải chống chọi với những căn bệnh liên quan đến bức xạ, như ung thư. Đến nay, tổng số người thiệt mạng và bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài vẫn là chủ đề của những cuộc tranh luận gay gắt. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 5.

Phần lớn khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân bị bỏ hoang với những tòa nhà đổ nát. Tất cả tòa nhà ở Pripyat, một thị trấn từng là nơi sinh sống của 50.000 người chủ yếu làm việc tại nhà máy, đang cần được sửa chữa. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 6.

Bộ trưởng Oleksandr Tkachenko đồng thời kỳ vọng, Chernobyl, nơi đã trở thành một địa điểm phổ biến đối với khách du lịch ưa mạo hiểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, sẽ bắt đầu thu hút du khách trở lại. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 7.

Vào năm 2019, bộ phim truyền hình “Chernobyl” của HBO đã khiến du khách đến đây tăng mạnh, lên đến 120.000 người. Sau khi rời đi, họ sẽ phải trải qua hai bài kiểm tra chụp X quang để đo mức phơi nhiễm. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 8.

Thảm họa hạt nhân tại Chernobyl được coi là thảm họa trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân, phát ra lượng phóng xạ lớn gấp 400 lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 9.

Để khắc phục, hàng ngàn tấn đất đã được đưa ra khỏi khu vực nhiễm xạ, máy móc và thiết bị bị ô nhiễm đã được chôn cất trong khu chôn cất đặc biệt. Một khu vực cách ly 30km đã được tạo ra xung quanh nhà máy, dân chúng đã được sơ tán. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 10.

Quang cảnh bên trong một ngôi nhà ở ngôi làng bỏ hoang Zalissya, gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: Reuters.

A - Ảnh 11.

Dấu tích còn sót lại tại ngôi làng Poliske bị bỏ hoang trong vùng Chernobyl. Hôm nay, ngày 26/4 Ukraine sẽ kỷ niệm 35 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl. Ảnh: Reuters.

Lê Minh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem