Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Việc đầu tư xây dựng chợ dân sinh nhằm góp phần làm giảm tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát sinh, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Nhưng bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều trường hợp xây dựng chợ rồi bỏ hoang, dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản của nhà nước và mất mỹ quan đô thị.
Ngày 7/5/2013, UBND huyện Từ Liêm (cũ) đã có Văn bản số 228/QĐ-UBND "Chấp thuận điều kiện, bố trí kế hoạch, chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng chợ dân sinh thôn Tây Mỗ, xã Tây Mỗ", diện tích 3.600m2, kinh phí đầu tư 22,5 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2015.
Do bị bỏ hoang lâu năm, không gian trong chợ bị cỏ, cây dại, cây leo... bao phủ.
Dự án đầu tư xây dựng chợ Phúc Lý được phê duyệt tại Quyết định số 5117/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 về việc phê duyệt Dự án đầu tư công trình xây dựng chợ Phúc Lý xã Minh Khai (nay là phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Dự án được khởi công từ tháng 10/2010, nhưng đến tháng 10/2017, dự án mới hoàn thành công tác đầu tư xây dựng.
Nằm ở cánh đồng hoa Tây Tựu, dù cơ sở vật chất khang trang nhưng chợ Phúc Lý (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn bỏ hoang, chưa đi vào hoạt động suốt gần 7 năm qua.
Được đầu tư xây dựng khang trang nhưng chợ Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại bị bỏ hoang gần 10 năm. Phía bên ngoài chợ, cỏ mọc um tùm, bên trong trở thành nơi ở của nhiều công nhân.
Hiện tại, các hạng mục tường rào một số đoạn đã nứt, sắt hoen gỉ. Bên trong chợ, cây cối um ùm, mọc cao quá đầu người. Người dân sống trong khu vực cho biết, phường Xuân Phương có 1 chợ dân sinh, do hợp tác xã Xuân Phương quản lý nhưng 5 ngày mới họp 1 lần. Người dân muốn vào chợ gần nhất thì phải di chuyển khoảng 2 km xuống chợ Vân Canh (huyện Hoài Đức).
Dự án chợ Phú Đô được UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 3551/QĐ-UBND ngày 12/11/2014. Chợ được xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 2016 với tổng kinh phí 18 tỷ đồng.
Khai trương tháng 1/2018, mặc dù được đầu tư khang trang, ban quản lý viết thư ngỏ mời tiểu thương với những cam kết ưu đãi hấp dẫn, nhưng chợ dân sinh Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa một ngày hoạt động.
Khai trương tháng 1/2018, mặc dù được đầu tư khang trang, ban quản lý viết thư ngỏ mời tiểu thương với những cam kết ưu đãi hấp dẫn, nhưng chợ dân sinh Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn chưa một ngày hoạt động.
Cổng và tường rào bên ngoài chợ Tây Mỗ đổ nát, cỏ cây mọc um tùm, rác thải chất đống. Bên trong các gian phòng ở chợ chất đống quần áo, chăn màn cũ nát, kim tiêm vương vãi...
Tại chợ Phúc Lý, 4 mặt chợ thì có đến 2 mặt tiếp giáp cánh đồng hoa, chỉ có mặt trước tiếp giáp tuyến đường đôi Tây Thăng Long, 1 mặt cạnh bên tiếp giáp với đường rộng khoảng 3 mét. Hiện tại, tường rào, rào chắn, cột đèn, mái... đã có phần hoen gỉ, bong chóc sơn và ố vàng...
Bên trong chợ Xuân Phương cây cối um ùm, mọc cao quá đầu người, các hạng mục cũng đang dần xuống cấp.
Rào sắt ở cổng sau chợ bị cưa, đây là một trong những lối đi của người dân sinh sống bên trong chợ.
Mặc dù được xây mới hoàn toàn nhưng do bỏ hoang lâu năm nên chợ dân sinh Phú Đô rất nhếch nhác và nhiều hạng mục bị xuống cấp. Gần đây, một số công nhân đã đến tu sửa, chỉnh trang các hạng mục ở chợ.
Chợ dân sinh Lĩnh Nam rộng 3.000m2 bao gồm khu chợ chính 2 tầng, khu ngoài trời, chợ xây dựng trên cơ sở mô hình chợ truyền thống theo hướng văn minh, hiện đại. Theo bố trí, chợ gồm 2 tầng, tầng 1 gồm 94 sạp hàng thuộc 5 ngành hàng: thực phẩm tươi sống, rau củ quả, ăn uống, thực phẩm chế biến, hoa quả; tầng 2 bố trí 75 sạp hàng gồm: văn phòng phẩm, hàng khô, hàng gia dụng, quần áo may mặc. Tuy nhiên, hiện tại, tầng 1 chợ dành cho các sạp hàng buôn bán giờ đây trở thành chỗ trông giữ xe ôtô. Theo đại diện ban quản lý chợ Lĩnh Nam, mặc dù áp dụng các ưu đãi nhưng chợ vẫn không có tiểu thương đăng ký kinh doanh.
Theo các chuyên gia, trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay có rất nhiều khu chợ dân sinh xây xong rồi bỏ hoang. Nhưng trên thực tế, bài toán về việc tháo gỡ vướng mắc, đưa chợ dân sinh vào hoạt động theo đúng công năng chưa bao giờ đơn giản. Để dẫn đến việc chợ xây xong bỏ hoang, trách nhiệm thuộc về các nhà quy hoạch, các lãnh đạo không có tầm nhìn, tư duy không trúng, không khảo sát kỹ nhu cầu của người dân trước khi triển khai dự án.
Theo Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp, từ khi bắt tay vào quy hoạch, các đơn vị quy hoạch phải định hướng vị trí của chợ theo đúng nghĩa "trung tâm của các loại trung tâm, trung tâm của các dịch vụ”. Để làm được điều này, đòi hỏi các đơn vị quy hoạch phải có tầm nhìn, định hướng rõ ràng chứ không thể đưa chợ ra một địa điểm hiu quạnh, không có người vào, không giao lưu thuận lợi.
Chị Trà My, trưởng phòng marketing một công ty xây dựng nền tảng bán hàng online ở Hà Nội cho biết, sau dịch Covid-19, người tiêu dùng chuyển dịch mạnh mẽ. Trước đây tệp khách hàng thích mua sắm online chủ yếu là giới trẻ nay chuyển sang nhóm 40-60 tuổi. Sự phát triển của sàn thương mại điện tử đã cạnh tranh với chợ truyền thống nhờ sản phẩm đa dạng, khuyến mãi lớn và tính tiện lợi. Mua hàng thông qua điện thoại dễ dàng tiếp cận được người trẻ Việt Nam với khung thời gian sử dụng điện thoại lên đến 20-25 giờ mỗi tuần.
Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong năm 2023, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo 57 chợ. Việc xây mới chợ nhằm làm giảm tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát sinh, gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông. Song, bài toàn chống lãng phí ngân sách, đất đai cần ưu tiên hàng đầu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.