Đi xuyên rừng qua năm tháng

Dự án BT (Xây dựng - Chuyển giao) đường Hồ Chí Minh giai đoạn I đoạn La Sơn - Túy Loan đạt chuẩn cao tốc đang được Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư) tập trung nghiệm thu, dự kiến đưa vào khai thác trong quý II/2021.

Giai đoạn I dự án có chiều dài khoảng 77,5 km, quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 12m (dự kiến, trong quý II/2021 đưa vào khai thác 66 km đoạn La Sơn - Hòa Liên, còn lại 11,5km đoạn Hòa Liên - Túy Loan giữ nguyên đường hiện trạng đang khai thác, chưa đầu tư mở rộng). Khởi công ngày 22/12/2013, dự án có tổng mức đầu tư 11.485 tỷ đồng, triển khai theo hình thức hợp đồng BT vốn vay Ngân hàng Nhật Bản có bảo lãnh Chính phủ (khoản vay 510 triệu USD tương đương phần vốn nhà đầu tư phải huy động để thực hiện dự án khoảng 10.500 tỷ đồng).

Tuyến đường cao tốc La Sơn - Tuý Loan

Cao tốc La Sơn - Tuý Loan dự kiến tháng 6/2021 chính thức vận hành khai thác.

Dự án bắt đầu từ ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) và kết thúc tại nút giao Túy Loan (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), nối với đầu tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Dự án hiện đã cơ bản hoàn thành đoạn La Sơn - Hòa Liên, đoạn Hòa Liên - Túy Loan sẽ tách ra đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Hải lái xe, cùng là hướng dẫn viên cho đoàn.

Là người gắn bó với dự án từ những ngày đầu, anh Nguyễn Hải là cán bộ thuộc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã lái xe dẫn chúng tôi (PV Dân Việt) đi trải nghiệm trên tuyến đường do hàng trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân,... kiên trì đi xuyên rừng theo năm tháng để dệt "dải lụa" La Sơn - Túy Loan đang chờ ngày khai thác.

Chạy dọc theo tuyến đường, chúng tôi được nghe những câu chuyện buồn – vui, đắng, cay... vất vả, mà đội ngũ những người đi mở đường là kỹ sư, công nhân từng phải nếm trải.

...... Đó là những tháng ngày, dầm mưa dãi nắng, thiếu nước sạch, điện, Internet.

...... Là những tháng ngày, phải ăn ngủ trong rừng sâu, nước độc.

...... Là những tháng ngày, tạm phải cô lập giữa rừng xanh,

.......Và là những tháng ngày, họ phải xa vợ, con, gia đình.

Để rồi! Ngày hôm nay, một "dải lụa" đẹp được dệt lên thay đổi hẳn bộ mặt của cả dải đất miền Trung kết nối giữa 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế đi Đà Nẵng.

Nhìn từ góc quay của Flycam, cao tốc La Sơn – Tuý Loan, uốn lượn kết nối từ tỉnh Thừa Thiên - Huế đi Đà Nẵng giữa trùng điệp mây núi như bức tranh sơn thủy, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra "dải lụa" cao tốc La Sơn - Túy Loan được hình thình sau nhiều năm thi công.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 4.

Hành trình 7 năm "gột lên" con đường

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 5.

Khi đưa vào khai thác, có thể thấy, cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ là tuyến đường bộ đạt tiêu chuẩn cao tốc đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Đây là "trái ngọt" sau 7 năm ròng rã đắp đất, san gạt để "gột lên" con đường hùng vĩ nhất Việt Nam hôm nay.

"7 năm gắn bó với những vạt rừng, những con dốc thăm thẳm, những lối mòn xuyên giữa đỉnh đèo nắng, gió, đến nghẹt thở, nhưng màu xanh của cây rừng đã làm tâm hồn những người mở đường quên đi cái khắc nghiệt và gắn bó với rừng từ lúc nào không hay", đó là chia sẻ của anh Nguyễn Hải kể lại cho chúng tôi khi đi qua rừng Quốc gia Bạch Mã.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Hải kể: "Nhìn cung đường đẹp vậy thôi! Để thực hiện được dự án này, vất vả lắm. Những ngày đầu thực hiện dự án, anh em đi vào công trường đều phải đi theo lối mòn, hiểm trở, hoặc mở đường tạm để thuận tiện di chuyển. Tại một số mượn được đường của địa phương thì đỡ vất vả hơn".

Sống trong công trường, anh em đối diện với nhiều khó khăn khi thiếu nước sạch, mạng internet, điện không có. Đặc biệt, những ngày nắng nóng của miền Trung thì vô cùng nóng gắt, "rát cháy da", điều anh em sợ nhất nữa chính là vào mùa mưa ở Huế.

"Mặc dù, khó khăn nhưng anh em đều đoàn kết an ủi nhau, vượt qua "chặng ấy" để tạo nên thành quả là một tuyến đường đẹp chạy dài gần 70 km. Khi đưa vào khai thác, có thể nói đây là tuyến đường bộ đạt tiêu chuẩn cao tốc đẹp nhất Việt Nam hiện nay", anh Nguyễn Hải kể.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 7.

"Dải lụa" cao tốc La Sơn - Túy Loan rút ngắn hành trình

Theo tìm hiểu của Dân Việt, dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan khi đưa vào khai thác mang lại lợi ích lớn, kết nối thông thương giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng do rút ngắn khoảng cách, phân lưu Quốc lộ 1, đảm bảo an toàn giao thông, phát triển kinh tế xã hội liên vùng miền Trung - Tây Nguyên.

Nhiều người dân sinh sống tại các địa phương chia sẻ, dù chưa chính thức khai thác, nhưng việc thông xe kỹ thuật sớm đoạn La Sơn - Hòa Liên từ cuối năm 2018 đã giúp người dân đi lại dễ dàng. Trước đây, xe từ huyện Nam Đông đi Thừa Thiên - Huế hay Đà Nẵng phải đi ra Quốc lộ 1, đi lại khá khó khăn.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 8.

Hiện nay có đường mới, thông thoáng, rút ngắn thời gian hành trình khoảng 30 phút. Đáng kể, từ huyện Nam Đông nếu theo Quốc lộ 1 đi Đà Nẵng phải mất 100km trước đây, giờ chỉ còn khoảng 55km. Tuyến đường là niềm mơ ước của địa phương vùng sâu, vùng xa Nam Đông, phá thế "ngõ cụt" của huyện miền núi, mở ra cơ hội thúc đẩy thông thương, du lịch...

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 9.

Ông Nguyễn Minh Khánh, Trưởng phòng Điều hành dự án 4 (Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh) kể về những khó khăn khi thực hiện xây dựng tuyến cao tốc La Sơn - Tuý Loan.

Cũng chia sẻ với chúng tôi về dự án ông Nguyễn Minh Khánh, Trưởng phòng Điều hành dự án 4 (Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh) cho biết: "Dự án đang đôn đốc các nhà thầu thi công tập trung nghiệm thu các hạng mục còn lại để cuối quý II/2021 đưa vào khai thác đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66km. Đoạn tuyến này đã cơ bản hoàn thiện, đang chờ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra những điều kiện kỹ thuật cuối cùng".

Ông Khánh cho biết: "Hạng mục khó khăn nhất đối với chúng tôi chính là việc khoan hầm Mũi Trâu".

"Đây là hạng mục đòi hỏi tính kỹ thuật chuẩn chỉnh từ ly từng chút một, chỉ cần một chi tiết nhỏ sai thôi là có thể dẫn tới chậm tiến độ", ông Khánh nói.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 10.

Cao tốc La Sơn - Tuý Loan đoạn chạy dọc theo sông Cu Đê như bức tranh sơn thủy.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 11.

Hầm Mũi Trâu trên tuyến cao tốc La Sơn – Túy Loan (nối Thừa Thiên – Huế với Đà Nẵng) có tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, được khởi công tháng 10/2015 do Công ty CP Sông Đà 10 thi công. Công trình gồm hai ống hầm xuyên núi chạy song song, mỗi hầm dài 1,3km và cách nhau 30m, rộng 10,8m (mỗi ống hầm 2 làn xe) và cao 7,3m.

Hai hầm thông nhau bằng 3 ngách (2 ngách dành cho người đi bộ và 1 ngách cho xe cơ giới) được trang bị hệ thống điện, điện chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy, hệ thống dẫn nước và hệ thống điều khiển giao thông thông minh… Hiện, hầm Mũi Trâu chờ nghiệm thu Phòng cháy, chữa cháy xong là đưa vào vận hành khai thác.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 12.

Trước đó, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan có kế hoạch thông xe vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, công trình chậm tiến độ do nhiều lần điều chỉnh phê duyệt, vướng mắc giải phóng mặt bằng và thiếu vốn.

Vì vậy, Bộ GTVT quyết định chuyển phương án đầu tư đoạn tuyến Hòa Liên - Túy Loan trùng với cao tốc Bắc Nam phía đông đang xây dựng hiện nay (trong đó quy hoạch cao tốc La Sơn - Túy Loan) vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kịp thời bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính.

Những người đi xuyên rừng dệt 'dải lụa' La Sơn - Túy Loan - Ảnh 13.

 Nội Dung & Thiết Kế: Thế Anh   __    Ảnh: Huy Hùng

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem