Cựu Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili - Ngày buồn sau song sắt

Mikheil Saakashvili - cựu Tổng thống Georgia, từng được coi là người "thắp sáng hy vọng cho Georgia" mới đây đã bị bắt giữ tại quê nhà khi trở về sau nhiều năm chạy trốn không chốn nương thân.

Cựu Tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili - Ngày buồn sau song sắt - Ảnh 1.

Nhà tù ở Rustavi nơi giam giữ ông Saakashvili. Ảnh AFP

Sau 39 ngày tuyệt thực trong trại giam để phản đối vụ bắt giữ, sức khỏe của ông Saakashvili giờ đây được cho là đang gặp nguy hiểm. Ngày 6/11 vừa qua, hàng ngàn người biểu tình tập trung xuống đường, lo lắng cho sức khỏe của ông Saakashvili.

Đến sáng 8/11, các bác sĩ khám cho Saakashvili cho biết ông "có nguy cơ cao bị biến chứng suy đa tạng và cần được điều trị khẩn cấp tại phòng khám kỹ thuật cao."

Nữ thanh tra nhân quyền của Georgia là bà Nino Lomjaria cho biết, bệnh viện trong nhà tù không đáp ứng được các tiêu chí của bác sĩ. Các bác sĩ cho biết Saakashvili phải đối mặt với nguy cơ tử vong vì ông mắc chứng rối loạn máu khiến việc tuyệt thực của ông trở nên đặc biệt nguy hiểm. Những ngày sau song sắt, Saakashvili tiều tụy đi trông thấy, ông sút 20kg chỉ hơn 1 tháng.

Từ người hùng đến tội đồ

Có thể nói Mikheil Saakashvili là người có vận đen và lận đận nhất trong giới chính trị gia thế giới. Lên nắm quyền sau cuộc "Cách mạng hoa hồng" hồi tháng 1 năm 2003, thời điểm đó, Mikheil Saakashvili được đánh giá là người có nhiều ý tưởng cải cách, ông đồng thời là người tiên phong thúc đẩy thực hiện những cải cách và thực thi chính sách thân phương Tây nên rất được lòng giới chính khách phương Tây.

img
img

Ông Saakashvili tiều tụy, sút 20kg chỉ trong vòng 1 tháng sau khi bị bắt giữ. Ảnh 112 Ukraine

Dấu ấn đáng kể nhất để Saakashvili ghi điểm trong mắt phương Tây là "tinh thần chống Nga" của ông. Vào tháng 8 năm 2008, xung đột ở Nam Ossetia bùng nổ, Gruzia tìm cách trấn áp lực lượng ly khai tại Nam Ossetia và Abkhazia mà hầu hết cư dân cả hai vùng này đều có ủng hộ Nga.

Điều tôi tiếc nhất hôm nay là rời Georgia vào năm 2013, từ bỏ mọi thứ và ra đi. Tôi đã làm điều đó không phải vì sợ bị bỏ tù, mà chỉ đơn giản vì mệt mỏi và mọi người cũng mệt mỏi với tôi. Nhưng hôm nay tôi nghĩ rằng, đó là một quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình".

Saakashvili và Tổng thống Nga lúc đó là ông Dmitry Medvedev đã ký một kế hoạch hòa bình, từ đó quân đội của hai nước trở về vị trí cũ trước khi xảy ra đối đầu quân sự. Giai đoạn cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Saakashvili diễn ra không mấy êm đẹp, với hàng loạt biến cố chính trị, khiến Saakashvili từ người hùng của "Cách mạng hoa hồng" trở thành một "tội đồ" do chính sách lãnh đạo ngày càng độc đoán.

Ngoài ra ông còn bị tố cáo đã buông lỏng quản lý để cho hệ thống nhà tù với điều kiện giam giữ tồi tệ và việc vi phạm nhân quyền nặng nề vào năm 2012 đã khiến Georgia rơi vào khủng hoảng chính trị. Sự nghiệp của Saakashvili thời điểm đó như tuột dốc không phanh, liên tiếp các cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ trên khắp Georgia để phản đối và yêu cầu ông từ chức. Trước sức ép của dư luận, Saakashvili  từ chức và bỏ trốn khỏi Gruzia sang Mỹ.

Năm 2014, các công tố viên Georgia đã đưa ra một loạt cáo buộc chống lại Saakashvili. Ông bị buộc tội đàn áp những người biểu tình ôn hòa vào tháng 11 năm 2007, xâm phạm bất hợp pháp vào việc xây dựng kênh truyền hình Imedi, mua lại bất hợp pháp tài sản của doanh nhân Badri Patarkatsishvili, tổ chức một cuộc tấn công vũ trang vào nhà lập pháp Valery Gelashvili năm 2005, che đậy tội ác và làm sai lệch một cuộc điều tra về vụ giết nhân viên ngân hàng Sandro Girgvliani năm 2006, chiếm dụng 4,7 triệu USD từ các quỹ của nhà nước trong giai đoạn 2009-2012.

Năm 2018, ông Saakashvili đã bị kết án vắng mặt 6 năm tù giam vì tội lạm dụng chức vụ. Tuy nhiên, ông phủ nhận các cáo buộc và nói rằng vụ án mang động cơ chính trị.

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin ngày 1/10 rằng, trong một tuyên bố, đương kim Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili cho biết bà sẽ không ân xá cho ông Saakashvili. Vụ bắt giữ này được cho là sẽ dẫn đến căng thẳng ngoại giao với Ukraine vì ông Saakashvili  hiện chỉ có quốc tịch Ukraine đã được cấp vào năm 2015 trước khi ông giữ chức thống đốc Odessa một thời gian ngắn. Ông đã bị Georgia tước quốc tịch vào năm 2015 do luật chống hai quốc tịch của nước này vào thời điểm đó.

img
img

Người biểu tình tập trung đòi tự do cho ông Saakashvili ngày 8/11. Ảnh Reuters

Sai lầm lớn trong đời

Sau khi chạy đến Mỹ, Saakashvili tiếp tục chuyển đến Ukraine sống lưu vong. Tại Ukraine, ông Saakashvili đã tích cực tham gia ủng hộ phe đối lập lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Fedorovych Yanukovych.  Tháng 2 năm 2014, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko đã bổ nhiệm Saakashvili làm Cố vấn Tổng thống và Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính phủ.

Trong khi đó, tại Georgia,  tháng 8 năm 2014, chính phủ mới thành lập đã phát lệnh truy nã ông Saakashvili về tội tham nhũng 4,75 triệu USD và lạm dụng quyền lực, yêu cầu chính phủ Ukraine dẫn độ ông về để xét xử, nhưng yêu cầu của này của phía Georgia đã bị Ukraine từ chối

Tháng 5 năm 2015, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã trao quyền công dân Ukraine cho Saakashvili như một lá bài để bảo vệ ông Saakashvili , và một ngày sau đã bổ nhiệm ông làm tỉnh trưởng Odessa. Ngay sau đó, ông Saakashvili tuyên bố từ bỏ quốc tịch Georgia. Ngày 4 tháng 12 năm 2015, Tổng thống Georgia ký lệnh tước bỏ vĩnh viễn quyền công dân của Saakashvili.

Sau khi được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Odessa một thời gian, ông Saakashvili đã dần dần bộc lộ những bất đồng với chính phủ Ukraine và công khai chống đối quyết liệt. Mối quan hệ giữa Saakashvili và Poroshenko bắt đầu rạn nứt.

Tháng 7/2017, Tổng thống Petro Poroshenko đã ký lệnh hủy bỏ quốc tịch Ukraine của Saakashvili. Ông Saakashvili sau đó phải rời khỏi Ukraine sang Mỹ để tị nạn, trở thành một kẻ lưu vong không quốc tịch. Vào tháng 2 năm 2018, ông Saakashvili tiếp tục bị trục xuất đến Ba Lan, từ đây ông chuyển đến Hà Lan. Ở đó, ông Saakashvili được cấp chứng minh thư và giấy phép sống và làm việc tại Liên minh châu Âu.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mtavari Arkhi năm 2019, ông Saakashvili thừa nhận: "Điều tôi tiếc nhất hôm nay là rời Georgia vào năm 2013, từ bỏ mọi thứ và ra đi. Tôi đã làm điều đó không phải vì sợ bị bỏ tù, mà chỉ đơn giản vì mệt mỏi và mọi người cũng mệt mỏi với tôi. Nhưng hôm nay tôi nghĩ rằng, đó là một quyết định sai lầm lớn nhất trong cuộc đời mình".

img
img
img

Ông Saakashvili khi bị bắt giữ ngày 1/10. Ông Saakashvili bên bà Sandra Roelofs lúc còn làm Tổng thống Georgia. Ảnh RD

Cuộc đời của Saakashvili được nhắc đến với nhiều biến cố chính trị, nhưng ít ai biết rằng, ông từng có một gia đình rất hạnh phúc và một người vợ tận tụy với ông kể cả khi ông gặp những biến cố. Saakashvili kết hôn với Sandra Roelofs người Georgia gốc Hà Lan vào năm 1993 và cặp đôi có với nhau hai con trai. Roelofs cũng đã ủng hộ Saakashvili trong suốt sự nghiệp chính trị của ông ở Ukraine.

Sau khi trở thành đệ nhất phu nhân trong gần 10 năm, bà Roelofs tham gia chính trường và vẫn liên kết chặt chẽ với đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất của ông Saakashvili kể cả lúc ông bỏ trốn khỏi đất nước vào năm 2013. Tuy nhiên, hệ lụy từ người chồng khiến bà gặp nhiều khó khăn khi thi đấu trên chính trường bởi ai cũng cho rằng, phía sau những quyết định của bà Roelofs là tác động của ông Saakashvili.

Thế nhưng, điều bất ngờ nhất cũng đã đến. Khoảng một giờ sau khi Saakashvili bị bắt ở Georgia, Lisa Yasko, một nghị sĩ 31 tuổi thuộc đảng Người hầu của nhân dân cầm quyền ở Ukraine, đã đăng một video trên Facebook, trong đó Saakashvili nói về việc 'bắt đầu một cuộc sống mới' với cô.

Bà Sandra Roelofs cuối cùng cũng buộc phải phá vỡ sự im lặng về mối quan hệ của bà với cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili, nói rằng việc ông thông báo về mối quan hệ mới với một nghị sĩ Ukraine là 'bất ngờ'.

Bà Roelofs thừa nhận: "Nội dung của video được đăng tải là điều không mong đợi đối với tôi và cách nó được thực hiện - hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Khoảng 40.000 người biểu tình đã tràn vào Quảng trường Tự do ở thủ đô Tbilisi của Georgia vào tối 8/11. Nika Melia, chủ tịch đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất của Saakashvili nói rằng: "Một phong trào biểu tình thường xuyên, quy mô bắt đầu ở Georgia và sẽ không dừng lại cho đến khi Mikheil Saakashvili được trả tự do và các cuộc bầu cử diễn ra nhanh chóng". Những người biểu tình sau đó đã tuần hành qua trung tâm thành phố Tbilisi về phía văn phòng thủ tướng.

Tuấn Anh (Nguồn tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem