Bài 1: Giải quyết vấn đề FULRO ở Lâm Đồng: Thành công nhờ đồng bào ủng hộ - Ảnh 1.

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), thế lực phản động FULRO ở Lâm Đồng đã lôi kéo hàng ngàn người đồng bào dân tộc thiểu số hoạt động vũ trang, chống phá chính quyền tại địa phương. Không những thế, FULRO tại Lâm Đồng còn cấu kết, lôi kéo các chức sắc tôn giáo, sử dụng nhà thờ để nhóm họp, tuyên truyền, lôi kéo người dân. Chính vì vậy, Bộ Công an đã phải điều động lực lượng vào Lâm Đồng để hỗ trợ giải quyết vấn đề này. 

Một buổi sáng cuối tháng 6/2023, dưới bầu trời xanh ngắt tại TP. Đà Lạt, phóng viên Báo Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Minh (tên đã được thay đổi). Ông Minh nguyên là thượng tá tại một tiểu đoàn thuộc Cục Cảnh sát Bảo vệ (Bộ Nội vụ, nay là Bộ Công an), sau đó chuyển công tác về Công an tỉnh Lâm Đồng rồi nghỉ hưu.

Bài 1: Giải quyết vấn đề FULRO ở Lâm Đồng: Thành công nhờ đồng bào ủng hộ - Ảnh 2.

Thượng tá Nguyễn Văn Minh (phải) chia sẻ với phóng viên chuyện truy quét FULRO và công tác xây dựng cơ sở từ quần chúng nhân dân. Ảnh: Văn Long.

Nhìn xa xăm ra hướng hồ Xuân Hương, ông Minh bồi hồi nhớ lại: "Vào những năm 1979 – 1980, phản động  FULRO  hoạt động rất mạnh và manh động tại Lâm Đồng, vì vậy tiểu đoàn chúng tôi được Bộ Nội vụ điều động vào địa phương để hỗ trợ truy quét FULRO cũng như đấu tranh trấn áp các hoạt động chống phá, gây rối an ninh chính trị tại đây.

"Tôi vẫn còn rất nhớ trận đánh ở núi Voi (nay thuộc xã Hiệp An, huyện Đức Trọng). Đây là trận đánh ta đã tiêu diệt được tên K’Long Hazuni - Ủy viên Công cán kiêm Trưởng ban An ninh tình báo trung ương FULRO. Sau khi nhận được tin báo từ cơ sở có khoảng 40 tên FULRO, trong đó có K’Long Hazuni về căn cứ tại núi Voi nên 19 giờ ngày 4/7/1980, 15 đồng chí thuộc tiểu đoàn của Bộ, 5 đồng chí Công an huyện Đức Trọng cùng 3 đồng chí du kích địa phương tấn công trực tiếp vào căn cứ của FULRO.

img
img

Mộ của liệt sĩ Lưu Thế Hà - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và các liệt sĩ đã hy sinh trong các trận đánh truy quét phản động FULRO đang được chăm sóc tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Văn Long.

Khoảng 1 tiếng 30 phút sau, ta đã xử lý được căn cứ  FULRO  ở núi Voi, trong đó có tên K’Long Hazuni. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là chỉ vài ngày sau đó, nhiều gia đình đồng bào dân tộc bản địa đã kêu gọi, vận động những người thân trót theo FULRO quay về. 

Từ đó đã có 21 đối tượng FULRO nhận thức được mình đã lầm đường, lạc lối nên ra nộp vũ khí đầu hàng. Những người này sau đó đã được nhà nước khoan hồng, cảm hóa giáo dục để trở lại với cuộc sống bình yên nơi buôn làng". 

Thượng tá Nguyễn Văn Minh cũng cho biết, sau trận đánh đó, lực lượng của ta tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng ở cơ sở để nắm địa bàn chắc hơn. Từ đó, những tin tức, hoạt động chống phá của tổ chức  FULRO tại Lâm Đồng đều được các chiến sĩ công an nắm kỹ, giải quyết nhanh chóng.

Bài 1: Giải quyết vấn đề FULRO ở Lâm Đồng: Thành công nhờ đồng bào ủng hộ - Ảnh 4.

Chính nhờ sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào đã giúp cho lực lượng công an chủ động hơn trong công tác đấu tranh, truy quét Fulro phản động. Gần 1 năm sau, đơn vị của thượng tá Nguyễn Văn Minh tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Lâm Đồng, Công an huyện Đức Trọng tiếp tục giải quyết một ổ nhóm  FULRO lớn, có cả thiếu tá Za Tông – Tỉnh trưởng  FULRO. 

Và điều đặc biệt là sau đó, cũng có 11 đối tượng từ bỏ tổ chức  FULRO để ra hàng, mong muốn được trở lại cuộc sống bình thường. 

Thượng tá Minh cho hay: Năm 1984, chúng tôi được điều động đến địa bàn Gia Lai – Kon Tum tiếp tục giải quyết vấn đề FULRO. Tại địa bàn mới, chúng tôi tiếp tục công tác phát động quần chúng, bảo vệ an ninh tại các buôn làng. Ở các địa điểm như huyện Sa Thầy, huyện Đak Đoa, huyện Chư Păh... chúng tôi cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người đồng bào dân tộc bản địa. 

img
img

Cán bộ chính quyền tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước cho các đối tượng Fulro trở về - Ảnh Tư liệu

Thượng tá Minh nhớ lại: Tại đây, chúng tôi cũng xây dựng được cơ sở rất vững mạnh, chúng tôi luôn được đồng bào tin tưởng, ủng hộ. Đồng bào biết rõ chúng tôi giải quyết vấn đề FULRO là bảo vệ cuộc sống bình yên cho đồng bào.

Chúng tôi phải học tiếng của người dân tộc K’Ho, Ê Đê, Ba Na để giao tiếp, sinh sống cùng người dân. Muốn dân tin tưởng mình, báo tin cho mình thì phải làm cùng, hát cùng, nói tiếng của họ. 

"Từ sự tin tưởng của người dân bản địa thì họ mới cho con học tiếng của mình, có ai lạ đến buôn, làng thì họ mới báo. Ai ra khỏi làng qua đêm, có người lạ vào thăm hay không họ báo là lực lượng của ta biết ngay để có phương án xử lý", Thượng tá Minh chia sẻ.

Đến nay, nhiều người nguyên là cán bộ công an từng tham gia giải quyết vấn đề FULRO ở Lâm Đồng như thượng tá Nguyễn Văn Minh đều nói tiếng người dân tộc bản địa rất thông thạo. Không những vậy, họ còn am hiểu về văn hóa người dân bản địa. 

Đây chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả truy quét Fulro kết hợp xây dựng cơ sở vững mạnh, cảm hóa những đối tượng lầm lỡ, tuyên truyền người dân địa phương hiểu và kêu gọi chồng, con, anh, em trở về với cuộc sống lương thiện. 

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem