Đại tá Lê Vũ Huy – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 1.

Thưa ông, khi tiếp nhận để điều hành Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, một công trình quy mô, xây dựng trong thời gian dài (5 năm), những điểm gì khiến ông hài lòng nhất về công trình này?

- Điều tôi hài lòng nhất đối với bảo tàng hiện nay có lẽ là tính đại chúng. Mặc dù là bảo tàng chuyên ngành về lịch sử quân sự chứ không đơn thuần là lịch sử chung nhưng lại phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau, kể cả các cựu chiến binh hay những người trẻ, thậm chí các cháu học sinh từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông đến Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 2.

Về nội dung trưng bày, nghệ thuật trưng bày, các phương tiện hỗ trợ phục vụ cho các công tác trưng bày như hệ thống phim, sa bàn điện tử hay là các trải nghiệm tương tác ở bảo tàng có thể nói rất đa dạng, quy mô. Vì vậy, khi khách đến tham quan rất dễ tiếp cận, dễ xem, dễ thấy, dễ hiểu và không phải chỉ đến xem không mà khi xem xong thì có thể cảm nhận, nhận thức được những giá trị lịch sử, những sự kiện, nhân vật được tổ chức trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Đấy là điều mà tôi thấy ấn tượng lớn nhất và nó cũng lý giải tại sao bảo tàng vừa mới mở cửa lại có lượng khách đông đến như vậy. Đây có thể được xem như một hiện tượng văn hóa trong năm 2024 ở lĩnh vực lịch sử, văn hóa và bảo tàng. 

Có những ngày 40.000-50.000 lượt khách tham quan thì chắc chắn ở Việt Nam chưa có một bảo tàng nào đạt được số lượng khách kỷ lục như vậy, thậm chí với những bảo tàng trên thế giới mà tôi biết qua các tài liệu cũng hiếm có.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 3.

Bảo tàng trung bình một ngày đón 40.000-50.000 lượt khách tham quan như thời gian vừa qua là cái được có ý nghĩa lớn nhất, đây không chỉ là mục tiêu của Bảo tàng mà còn là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng mà trực tiếp là Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam. Đó là làm sao duy trì phục vụ khách một cách tốt nhất, phát huy một cách tối đa giá trị công năng của công trình Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã được đầu tư xây dựng.

Thưa ông, để tiếp quản và quản lý, vận hành một công trình quy mô như Bảo tàng Lịch sử quân sự, ông đã giao nhiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ sĩ quan, chiến sĩ, nhân viên thế nào để khi nhân dân tới tham quan nhận được sự hài lòng, còn lãnh đạo đến kiểm tra thấy tin tưởng?

- Thực ra đối với tôi rất đơn giản, trước khi được bổ nhiệm chức vụ điều hành Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, tôi từng là Trưởng phòng trưng bày tuyên truyền, Phòng có nhiệm vụ trưng bày triển lãm, củng cố, chỉnh lý hệ thống trưng bày, tổ chức đón và phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Trong vòng 10 năm đó, tôi đã có những kinh nghiệm nhất định để tổ chức trưng bày cũng như là đón khách tham quan.

Phương châm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bảo tàng là làm sao thực hiện mục đích đón và phục vụ khách tham quan. Việc người dân đến tham quan có thấy hài lòng không, khách tham quan có được đón tiếp chu đáo không, người đến xem thấy hệ thống trưng bày có như mong muốn hay không, làm tốt được những điều nói trên chính là mục tiêu chúng tôi.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 4.

Khi còn ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại số 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội có những thời điểm khách tham quan đông mà không gian lại chật chội nên đón tiếp rất vất vả. Đã có một số ít cán bộ nói sao phải khổ như thế này, đón nhiều khách như thế này để làm gì? Khi đó tôi đang là trưởng phòng có nói lại rằng, bảo tàng mà vắng khách có nghĩa là bảo tàng chết, còn bảo tàng đông khách có nghĩa là bảo tàng sống. Sống ở đây là sống động, nó phát huy được giá trị lịch sử, giá trị văn hóa cũng như nội dung, ý nghĩa của các bộ sưu tập hiện vật được trưng bày. Nó sẽ được phổ biến với rất nhiều thế hệ người dân, các tầng lớp công chúng khác nhau. Qua những việc như vậy, chúng tôi dần dần định hình tư duy cho tất cả cán bộ, nhân viên làm công tác bảo tàng.

Khi mới về Bảo tàng mới thực sự rất khó khăn. Hiện nay, quân số của chúng tôi mới chỉ có hơn 80 người, với một quy mô 38,66 ha, lại còn triển khai các nhiệm vụ của giai đoạn hai nữa. Giai đoạn hai là trình bày tiếp không gian phía đằng sau tòa nhà nên cũng phải tập trung làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu nội dung, đi khảo sát, làm việc với chuyên gia... Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quán triệt tinh thần muốn làm gì thì làm, phục vụ công chúng là đích đến cuối cùng của bảo tàng. Cho nên khi bảo tàng bắt đầu mở cửa đón khách gần như tất cả cán bộ chủ chốt từ trưởng, phó phòng, trưởng ban đều là những người ra đón và hướng dẫn khách tham quan, thuyết trình những điều cơ bản nhất, như có sáu chủ đề tiến trình lịch sử, đó là những chủ đề gì, những điểm nhấn chính là gì. Như Ban giám đốc thì hầu hết có thể dẫn khách tham quan được. Một số trưởng phòng chuyên môn có thể dẫn được, tóm lại những cán bộ có khả năng dẫn khách tham quan đều ra dẫn hết.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 5.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 6.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 7.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 8.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 9.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 10.

Với tinh thần phục vụ như vậy, chúng tôi thấy, thứ nhất công chúng tiếp cận được với bảo tàng và đa số cảm thấy hài lòng với một công trình có quy mô, tầm cỡ, nội dung phản ánh suốt chiều dài lịch sử của dân tộc cũng như nghệ thuật quân sự, qua suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Thứ hai, tinh thần hướng tới công chúng, vì công chúng và phục vụ công chúng. Đấy là phương châm chỉ đạo cũng như là tinh thần thực hiện nhiệm vụ của Đảng ủy, Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ, nhân viên của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 11.

Qua những hiện vật, mô hình được trưng bày, cùng tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, quân nhân, nhân viên ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng đã truyền tải được những gì có ý nghĩa lịch sử để bắt nhịp với hơi thở của thời đại, và làm sao thu hút được các bạn trẻ đến đây?

- Đây là trăn trở không chỉ trong hệ thống bảo tàng quốc gia, rồi hệ thống bảo tàng quân đội mà còn là của các bảo tàng hiện đại trên thế giới. Với các bảo tàng hiện đại trên thế giới thì hệ thống mô hình bảo tàng tương tác, trải nghiệm đã có vài chục năm rồi nhưng ở Việt Nam thì vẫn còn mới và tiên phong nhất là Bảo tàng ở Quảng Ninh, có lẽ Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là thứ hai. Nếu nói về quy mô có lẽ hiện nay Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là đầu tiên. Vậy nên chính những trải nghiệm tương tác, những hệ thống Multimedia sẽ chuyển đổi mô hình trực quan sinh động, chỉ có hiện vật sang trải nghiệm tương tác ứng dụng các công nghệ hiện đại.

Hiện nay, rất nhiều các trang thiết bị, phương tiện media được đưa vào kết hợp với trình bày hiện vật gốc là những cái mà khách tham quan thích nhất, họ thích khám phá, thích trải nghiệm mặc dù chúng tôi cũng chưa đáp ứng được một cách tối đa. Bởi vì các khu vực trải nghiệm, không gian trải nghiệm cũng còn tương đối hạn chế về diện tích, về các thiết bị được lắp đặt, đây cũng là một bước chuyển đổi để hướng tới người trẻ - đối tượng công chúng tiềm năng - để người ta có thể tiếp cận với những giá trị lịch sử, những sự kiện, nhân vật, thông tin mà bảo tàng muốn đưa tới công chúng nhằm tuyên truyền, giáo dục về lịch sử hào hùng của cha ông ta.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 12.

Qua theo dõi, chúng tôi thấy không chỉ người trẻ đâu, các cựu chiến binh, các bác lớn tuổi cũng rất thích những cái đó. Các bác ấy còn tự hào khi thấy người trẻ rất say sưa tham quan, trải nghiệm, học tập tại bảo tàng thông qua những trang thiết bị như thế. Tôi cho rằng, đây cũng là một bước chuyển đổi, một cách tiếp cận mặc dù không mới trên thế giới nhưng đã từng bước đã ứng dụng tại bảo tàng. Điều đó giúp cho khách tham quan, nhất là đối tượng trẻ dễ tiếp cận, hứng thú và thích trải nghiệm.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 13.

Qua những trải nghiệm đó, qua những buổi tham quan đó chắc chắn cũng để lại trong lòng các bạn trẻ những giá trị nhất định cũng như là hình thành, bồi đắp về nhân cách, về lý tưởng, niềm tin, lòng tự hào và tinh thần yêu nước. Tôi cho rằng đấy là một sợi dây liên kết, một chuỗi để hình thành những giá trị trong dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng như sự kết nối các thế hệ khác nhau thông qua các tài liệu, hiện vật, các nội dung và phương tiện trưng bày truyền tải những giá trị.

Khi chứng kiến du khách đến tham quan, đặc biệt là những bạn trẻ, ông thấy có ấn tượng gì về họ? 

- Tôi thấy công chúng hiện nay không như người ta vẫn nói là sợ lịch sử, không quan tâm đến lịch sử, thờ ơ với lịch sử, thậm chí ngày xưa còn có khái niệm "mù lịch sử", từ thực tiễn tôi thấy không phải như thế. Bằng chứng là tôi thấy rất nhiều bạn trẻ rất quan tâm đến lịch sử khi tham quan bảo tàng. Tôi đi đến rất nhiều nơi, các bạn nói "a! chú có phải Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không?". Tôi thấy đây là một điều rất đáng mừng. Qua quan sát, tiếp đón khách, tôi thấy khách tham quan hiện nay toàn là người trẻ. Họ không phải chỉ ở Hà Nội mà ở rất nhiều các tỉnh khác đến tham quan thì đấy là tín hiệu rất là mừng.

Khi các bạn trẻ đến, có những bạn để lại trong lòng nhiều niềm tự hào, nắm được nhiều nội dung thông tin, có bạn ít hơn nhưng ít nhất các bạn cũng biết có một Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nằm trên Đại lô Thăng Long vừa mới được đưa vào phục vụ công chúng, đấy cũng là một điều rất mừng rồi. Khi có thời gian tôi cũng hay ra hỏi thăm, thậm chí chụp ảnh với các bạn trẻ, tôi thấy các bạn rất vui, rất hào hứng và đều nói là rất là thích chứ không có ai nói "ôi giời tưởng thế nào". Đấy là cũng điều tôi thấy rất mừng. Điều đấy cũng sẽ góp phần lan toả những giá trị cao quý, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, cũng như hiểu về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 14.

Thưa ông, thời gian qua Bảo tàng đã làm rất tốt công tác trình bày và đón khách, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề đối ngoại của Bảo tàng. Tôi đã dự một cuộc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tặng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ những cuốn nhật ký của các cựu chiến binh Mỹ. Không chỉ với các bạn Mỹ mà cả các nước khác, Bảo tàng đã làm thế nào để cho bạn bè trên thế giới hiểu được tinh thần của người Việt Nam?

- Các đoàn của nguyên thủ của các nước khác nhau trên thế giới khi tới Việt Nam đa số đều đến tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Không chỉ là công trình mới ở đây mà từ lúc Bảo tàng còn ở số 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội, đây là điều rất vinh dự đối với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Ngoài ra, bảo tàng cũng tổ chức trưng bày triển lãm nhân các sự kiện như ký kết hợp tác hữu nghị với Mỹ, Nga, Cuba, Lào, Campuchia, Belarus… Như trong năm 2024 bảo tàng cũng triển lãm "Những ký ức không quên" nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Giải phóng Belarus trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại 28A Điện Biên Phủ. Những triển lãm như thế khiến các bạn rất xúc động, tự hào và nó là một sợi gây gắn kết giữa quan hệ đối ngoại các nước với nhau.

Ngoài ra, trong các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo của Việt Nam và Mỹ thì Bảo tàng cũng cung cấp những hiện vật, kỷ vật gắn với các cựu chiến binh, những cựu binh Mỹ mất tại Việt Nam. Gần như là năm nào Bảo tàng cũng phối hợp với cơ quan chức năng của Mỹ để tham mưu cho Bộ Quốc phòng về các nội dung đó, cung cấp các bộ ảnh trưng bày triển lãm. Năm ngoái chúng tôi cung cấp cho Lào bộ ảnh triển lãm kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam; cung cấp cho Belarus bộ triển ảnh triển lãm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam để các bạn trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Belarus.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tham mưu để hợp tác bước đầu với một số bảo tàng như tại Nga. Sắp tới chúng tôi tham mưu để hợp tác với nhà triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP. Long Châu, Trung Quốc.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 15.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 16.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 17.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 18.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 19.

Hiện nay Bảo tàng đang triển khai giai đoạn hai, sẽ có một phòng trưng bày chuyên đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến". Khi tham quan Bảo tàng cũ tại 28A Điện Biên Phủ thì các đoàn nước ngoài rất thích, bởi vì ở đó trưng bày những tài liệu, hiện vật, thể hiện mối quan hệ hữu nghị, sự ủng hộ của các nước, kể cả các nước trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây, cũng như các nước khắp năm châu, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam. Ví dụ như là trưng bày nội dung về Cuba với những hiện vật liên quan đến lãnh tụ Fidel Castro, với lời nói bất hủ "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!". Khi triển khai giai đoạn hai của dự án Bảo tàng, không gian trưng bày với chủ đề về đối ngoại sẽ được đầu tư trưng bày rất sâu.

Mới đây, Bảo tàng đón đoàn Tổng thống Bulgaria thì cũng chia sẻ với đoàn một cuốn sổ mà nhân dân tỉnh Varna là một tỉnh cách thủ đô Sofia khoảng hơn 100 km. Nhân dân gần một trăm ngôi làng tại đây cùng ký tên vào một cuốn sổ để phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đặc biệt việc leo thang bắn phá miền Bắc. Ngoài ra còn kể về những chuyến hàng từ năm 1957, nhân dân Bulgaria viện trợ cho Việt Nam, rồi những phong trào phản biểu tình phản đối ở thủ đô Sofia. Ngài Tổng thống đã vô cùng cảm động. Hôm đó có cả Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự. Phó Chủ tịch nước nói những hiện vật mà bảo tàng lưu giữ, những nội dung chia sẻ đã củng cố thêm quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa không chỉ Việt Nam với Bulgaria cũng như nhiều nước khác, Bảo tàng nên phát huy theo hướng đó.

Số khối công việc có thể nói là đồ sộ mà hơn 80 cán bộ, nhân viên của bảo tàng phải đảm nhiệm thì rất vất vả. Ngoài những kết quả đạt được, ông thấy còn có điều gì chưa hài lòng?

- Có thể nói còn nhiều điều. Thứ nhất, hệ thống trưng bày phải được nghiên cứu sâu hơn nữa, những thiết bị trải nghiệm tương tác có cái phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Thứ hai, phải có các chương trình giáo dục di sản bài bản. Thứ ba, đội ngũ cán bộ phục vụ phải đông hơn, trình độ phải cao hơn, đặc biệt là sử dụng tốt ngoại ngữ.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tôi cũng ra hướng dẫn khách, trò chuyện với các bạn trẻ- Ảnh 20.

Về quân số của Bảo tàng, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng rất quan tâm, đặc biệt là Bộ trưởng. Thời gian tới chắc chắn cũng sẽ được điều chỉnh tổ chức biên chế. Lực lượng của bảo tàng hiện nay chỉ có 87 người, lực lượng phối thuộc với bảo tàng trên 100 người, ngoài ra là bảo tàng cũng được phép mời một số đơn vị đến để phối hợp triển khai về vệ sinh, bảo vệ và chăm sóc cây cối, vườn hoa, thảm cỏ… hiện nay đang vận hành một cách tương đối ổn định.

Ngoài ra, nếu như không điều phối một cách chặt chẽ, quyết tâm, nỗ lực thì giai đoạn hai sẽ bị chậm và khó có thể hoàn thành được tiến độ mà Quân uỷ Bộ Quốc phòng đã xác định, giao cho Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam là cơ quan chủ quản và bảo tàng trực tiếp triển khai thực hiện. Thời gian tới phải cố gắng thêm nhiều hơn nữa thì mới hoàn thành được nhiệm vụ, vừa tổ chức đón khách, vừa triển khai các hạng mục của giai đoạn hai.

Để người dân trên khắp đất nước Việt Nam và đồng bào ta ở nước ngoài, những người chưa có điều kiện được đến bảo tàng thì cần có chiến lược gì về truyền thông để đưa hình ảnh của bảo tàng sâu rộng, có ý nghĩa đến với những người quan tâm?

- Bảo tàng bây giờ không chỉ gói gọn trong không gian này, bảo tàng còn phải vượt ra ngoài. Bây giờ phải là bảo tàng số, bảo tàng tương tác 3D và nhiều hình thức khác nhau để người ta có thể không cần đến bảo tàng vẫn biết được. Có thể họ đang ở tại Mỹ, Nga hay đâu đó, chỉ cần vào trang web của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, hay mở mạng, gõ Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là ra không gian bảo tàng ảo 3D. Có thể ngắn gọn, hết sức khái quát thôi nhưng phải thể hiện được nội dung cần truyền tải. Sang năm tới chúng tôi sẽ triển khai, tất nhiên ở mức độ bước đầu, còn phải chờ khi bảo tàng hoàn thành xong cả giai đoạn hai thì tổng thể sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Xin trân trọng cảm ơn ông !


Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem