Hà Nam: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người “liều” bỏ 1,5 tỷ đi trồng thứ nấm lạ, sau năm 5 lãi tiền tỷ.

nông dân việt nam xuất sắc 2.png

Trung tuần tháng 11/2021, phóng viên Báo điện tử Dân Việt vượt gần 100 cây số tìm về xã Công Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) để tìm gặp nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 Nguyễn Trọng Bằng. Anh Bằng là Giám đốc công ty TNHH Dược thảo Minh Đức.

Khi chúng tôi đến, anh Bằng đang tất bật đón đoàn khách của Sở Công Thương tỉnh Hà Nam tham quan.

Người đàn ông có bộ râu dài, nụ cười rất duyên chỉnh trang chiếc áo blouse trắng ngay ngắn tiếp chuyện chúng tôi.

nông dân việt nam xuất sắc1.png

Anh Nguyễn Trọng Bằng vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu của cả nước đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021”.

Anh Bằng bảo, năm 2010, trên địa bàn rộ phong trào đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, anh Bằng cũng khăn gói sang xứ người. Mục đích ban đầu của anh là đi làm kiếm ít vốn liếng, về nước làm gì thì sẽ tính sau.

Sang xứ người với hành trang là tuổi trẻ, hơn 3 năm làm trong công ty của Hàn Quốc, anh Bằng được tiếp xúc, học hỏi cách nuôi cấy, trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu, trong đó có nấm đông trùng hạ thảo.

“Tôi thấy họ trồng nấm, nhất là trồng nấm đông trùng hạ thảo lạ lắm. Ở nước mình toàn nấm ăn, nấm trắng, đây họ trồng đông trùng hạ thảo - thứ mà hồi trẻ tôi chỉ nghe loáng thoáng trên tivi, trên đài…”, anh Bằng nhớ lại.

img
img
img
img
img

Học tập bên Hàn Quốc, anh Bằng thấy dân nước sở tại bán nấm đông trùng hạ thảo rất chuyên nghiệp, người mua nhiều, sản phẩm lại tốt cho sức khỏe.

Đến năm 2016, sau một thời gian về nước, anh Bằng lưa chọn phát triển kinh tế bằng nghề trồng nấm ngay tại quê hương Lý Nhân. Anh đầu tư phát triển các loại nấm cao cấp đông trùng hạ thảo mà trong nước chưa có nhiều nơi làm thành công.

Chặng đường gắn bó với nấm đông trùng hạ thảo của anh Bằng khá vất vả. Thuận lợi duy nhất là sự quyết tâm và vốn kiến thức trồng nấm học hỏi ở Hàn Quốc.

Hà Nam: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người “liều” bỏ 1,5 tỷ đi trồng thứ nấm lạ - Ảnh 5.

Anh Bằng “liều” đến mức đã bỏ ra hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, trang bị các phòng lạnh, nhập máy móc thiết bị phục vụ nuôi cấy  đông trùng hạ thảo từ nước ngoài về. Giống nấm anh cũng phải nhập ngoại hoàn toàn (nhập từ Nhật Bản).

Cơ sở nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo của anh Bằng được đầu tư khá bài bản, từ phòng vô trùng nuôi cấy giống, đến nơi trồng, chế biến nấm… đều khép kín. 

“Úi dồi ôi, nghe đông trùng hạ thảo cả nhà, cả họ ngơ ngác, không biết là cái gì, nó như nào. Rồi thấy tôi đầu tư toàn bộ vốn liếng đi nước ngoài về, còn vay thêm bạn bè anh em, mọi người cũng góp ý khuyên can nhiều lắm. Nhưng lúc đó tôi vẫn quyết chí, làm là làm thôi. Mình có kinh nghiệm, sức khỏe, sức trẻ, tiền thiếu đâu vay đó, sợ gì”, anh Bằng kể.

Ngoài kiến thức đã có, anh Bằng dày công đi tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm trồng nấm đông trùng hạ thảo ở một vài cơ sở trong nước. Hơn nữa, anh sang cả Thái Lan để tham quan, tìm hiểu thêm kỹ thuật trồng nấm đông trùng hạ thảo. Năm 2016, anh Bằng chính thức bắt tay vào nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo.

nông dân việt nam xuất sắc 3.png

Sau quá trình thuyết phục người nhà, anh Bằng đầu tư 1,5 tỷ vào hệ thống dây chuyền trồng nấm đông trùng hạ thảo.

Đang phấn khởi, tự tin bao nhiêu thì kết quả ban đầu khiến anh Bằng thất vọng bấy nhiêu. 

“Trong vòng 6 - 7 tháng đầu sản phẩm không cho kết quả. Thời gian đó, tôi phải mất đến 70% vốn đầu tư, nản lắm chứ. Nản nhưng chưa bao giờ tôi có ý định từ bỏ. Tôi nghĩ mình sẽ phải làm chậm lại, để nghiên cứu kỹ hơn về loại nấm dược liệu đặc biệt này.

img
img
img
img

Anh Bằng đặt câu hỏi, tại sao bản thân nắm chắc kỹ thuật trồng nấm đông trùng hạ thảo, tại Hàn Quốc làm được như thế mà khi về Việt Nam làm lại không ra sản phẩm”, anh Bằng nói.

Mất nhiều thời gian, anh Bằng cũng tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Đầu tiên là sự khác biệt của môi trường của Việt Nam và Hàn Quốc. Bởi vì quy trình, kỹ thuật trồng nấm đông trùng hạ thảo đều đúng nhưng điều kiện thời tiết, khí hậu, độ ẩm nó khác nhau, bắt buộc phải thay đổi lại quy trình. 

Hà Nam: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người “liều” bỏ 1,5 tỷ đi trồng thứ nấm lạ - Ảnh 8.

Thứ hai là nguồn nguyên liệu ở Hàn Quốc cũng rất khác.

Thứ ba là trong quá trình phân lập giống nấm đông trùng hạ thảo, anh Bằng lựa chọn giống không khỏe, bị nhiễm bệnh dẫn đến việc nuôi cấy bị hỏng cả một loạt.

Sau quá trình nghiên cứu, đến nay, cơ sở sản xuất dược thảo Minh Đức đã chủ động được nguồn giống. Ban đầu, cơ sở nhập giống bên Nhật Bản qua 1 đơn vị trung gian.

nông dân việt nam xuất sắc 6.png

Sau khi lấy giống, theo dõi, quan sát 1 thời gian, anh Bằng đã chủ động nuôi cấy, phân lập, giữ và nhân giống.

Nhưng sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo một phần, bán được lại là chuyện khác.

“Mình làm ra nấm đông trùng hạ thảo mình thấy tốt thật đấy, nhưng làm sao để người dân họ tin, họ dùng và ủng hộ là chuyện không đơn giản. Thời gian đầu mình đi quảng bá, giới thiệu liên tục, gần như “đám nào cũng có mặt”. Có hôm là chạy xô. Hết tham gia hội chợ, triển lãm ở huyện, lại đến tỉnh. Dần dần niềm tin của người dùng vững hơn, đến nay khách hàng quen rất nhiều…”, anh Bằng chia sẻ.

Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới sản xuất. Sản phẩm đông trùng hạ thảo có giá thành khá đắt, nên người dân cũng hạn chế chi tiêu…

nông dân việt nam xuất sắc.png

Là người trực tiếp làm, được anh Bằng truyền nghề, chị Đỗ Thị Phương (Sn 1991 - vợ của anh Nguyễn Trọng Bằng) nói rõ cho chúng tôi hơn về quy trình nghiêm ngặt của việc trồng đông trùng hạ thảo.

Theo đó, để sản xuất một sản phẩm đông trùng tốt, gồm rất nhiều bước. Cụ thể:

Đầu tiên là khâu lựa chọn, chuẩn bị nguyên liệu phải kỹ. Thứ hai là bước làm phôi. Thứ ba là thanh trùng. Thứ tư là cấy giống. Thứ năm là ủ lên men tạo hệ sợi và cuối cùng là đưa lên phòng nuôi để chiếu ánh sáng tạo quả thể.

img
img
img
img

“Việc tạo đông trùng hạ thảo phải thật tỉ mỉ. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu để tạo giá thể, ngoài các nguyên liệu cần thiết, cơ sở chúng tôi còn sử dụng thêm các thành phần hữu cơ như gạo lứt, trứng gà, nhộng tằm, nước dừa và cao nấm men. Sau khi ta phối trộn các nguyên liệu đó theo một tỷ lệ nhất định rồi đưa vào lò hấp để thanh trùng giá thể. Tiếp đó mới tiến hành cấy giống”, chị Phương cho biết.

Chưa hết, khi cấy giống xong, cơ sở phải đưa ngay vào phòng ủ để ươm tơ nuôi sợi. Sau 1 tuần ủ, giá thể được đưa lên phòng nuôi cấy để chiếu ánh sáng, tạo quả thể.

Tỷ lệ chiếu ánh sáng là một ngày là 16 giờ đồng hồ. Còn lại là ánh sáng tối. Chiếu liên tục trong khoảng 60 đến 65 ngày cho 1 sản phẩm.

Sau khi chiếu ánh sáng, sản phẩm đã lớn đủ tiêu chuẩn sẽ được đem xuống để mình thu hái.

Các sản phẩm sau đó có thể đem đi sấy khô để mình đóng thành gói trà hoặc là sản phẩm tươi mình có thể ngâm mật ong, hoặc có thể ngâm rượu.

nông dân việt nam xuất sắc .png

Anh Bằng bảo: “Để một sản phẩm đông trùng hạ thảo đạt kết quả tốt cần phải có nguồn giống tốt. Thứ hai là nguồn nguyên liệu. Thứ ba là kĩ thuật cấy giống, kỹ thuật chăm sóc vì đông trùng hạ thảo phải được chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh".

“Để đảm bảo chất lượng của nấm đông trùng hạ thảo, điều kiện nuôi cấy luôn phải đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng như các giai đoạn của thời tiết trên độ cao hàng nghìn mét. Cụ thể , khi ủ phải duy trì nhiệt độ phòng 25 độ C độ ẩm 85%, tiếp theo chuyển sang xử lý tại phòng kín có nhiệt độ 20 độ C, độ ẩm 85%, sau đó chuyển sang phòng nuôi đảm bảo nhiệt độ ổn định từ 18-20 độ C duy trì đến khi thu hoạch.

Việc đảm bảo về độ ẩm và ánh sáng được kiểm tra nghiêm ngặt để có những mẻ đông trùng hạ thảo có dược tính cao nhất", chị Phương tiết lộ.

Nông dân việt nam xuất sắc 4.png

Sau 5 năm phấn đấu và cố gắng, đến nay anh Nguyễn Trọng Bằng đã thu được những thành công ban đầu đáng mong đợi.

Đầu tiên phải nói đến tác dụng tốt của sản phẩm để người tiêu dùng tin tưởng và luôn ủng hộ. Những sợi nấm đông trùng hạ thảo của anh Bằng được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia - Bộ Y tế đánh giá cao và có kết quả dược tính cao gần tương đương với loại trong tự nhiên, năm 2020 sản phẩm của anh được tỉnh Hà Nam cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Sản phẩm của anh sau khi thu hái được sấy khô và đóng gói thành phẩm mang thương hiệu Minh Đức.

img
img
img

“Đông trùng hạ thảo là tên gọi của một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi với ấu trùng của một loài côn trùng. Trong đông trùng hạ thảo có 17 loại Axit Amin khác nhau, các nguyên tố vi lượng như nhôm, kẽm, kali và nhiều loại vitamin…các hợp chất này có tác dụng bồi bổ, phục hồi các hư tổn trong cơ thể con người", anh Bằng nói.

Hiện nay, với đông trùng dạ thảo dạng khô mỗi tháng cơ sở dược phẩm Minh Đức ra thị trường khoảng 40 kg. Giá mỗi 1kg khoảng từ 20-25 triệu đồng. Một lọ nuôi trồng có dung tích 450ml thu được từ 20 - 25g sản phẩm tươi. 7kg sản phẩm tươi sấy khô được 1kg thành phẩm. Khách hàng của gia đình anh chủ yếu là các cửa hàng thuốc Đông y, người thân và bạn bè quen biết. Ngoài ra sản phẩm còn được phân phối qua các kênh bán hàng trực tuyến và các sàn thương mại điện tử khác nhau.

Sau khi trừ các chi phí, mỗi năm cơ sở đông trồng nấm trùng hạ thảo của anh Bằng thu về khoảng 2 tỷ đồng.

nông dân việt nam xuất sắc 9.png

Để tạo thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, ngoài bán nấm làm dược liệu, anh Bằng còn phát triển sản phẩm mới là rượu ngâm và trà nấm đông trùng hạ thảo. Hiện, anh đang liên kết với một số cửa hàng giải khát trên địa bàn tỉnh để mở hướng cung cấp sản phẩm trà đông trùng hạ thảo bổ dưỡng, hợp với túi tiền khách hàng (mỗi cốc trà khoảng 34 - 40 nghìn đồng).

“Mình có 3 cửa hàng, 1 là trong TP HCM, 2 là ở Bắc Ninh, 3 là tại Phủ Lý. Ba loại sản phẩm được tin dùng là sản phẩm trà, sản phẩm khô sấy thăng hoa, sản phẩm trà sấy lạnh”, anh Bằng nói.

Đánh giá về mô hình trồng nấm dược liệu đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Trọng Bằng, ông Tống Văn Tam - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết: “Đây thực sự là một trong những điển hình nông dân ứng dụng công nghệ cao và sản xuất. Nhiều năm gần đây chúng tôi cũng quan sát, tạo mọi điều kiện để cơ sở của anh Nguyễn Trọng Bằng phát triển. Mô hình mới thực sự phát huy hiệu quả và nhân rộng, trở thành một trong những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh Hà Nam”.

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công hương phối hợp chỉ đạo; Báo Nông thôn ngày nay/Báo điện tử Dân Việt là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem