Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng dài hơn 1 mét và nặng gần 50 kg dạt vào bờ biển

Thứ ba, ngày 20/07/2021 20:26 PM (GMT+7)
Các nhà ngư học tại Công viên hải dương Seaside, bang Oregon, Mỹ hào hứng khi thu được xác một cá thể cá mặt trăng lớn dạt vào bờ biển phía bắc bang Oregon hôm 14/7.
Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 1.

Cá thể cá mặt trăng này dài hơn 1 m và nặng gần 50 kg. Thân cá có màu bạc pha da cam, điểm những đốm tròn trắng. Mắt cá lớn, màu vàng. Theo bà Tiffany Boothe, trợ lý giám đốc tại Công viên hải dương Seaside, đây là lần đầu tiên bà thấy loài cá này trên bờ biển. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 2.

Bà Boothe chưa rõ nguyên nhân gây nên cái chết của con cá. Tuy vậy, bà cho rằng con cá chết khi ở gần bờ vì xác con cá đang ở trong tình trạng tốt. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 3.

“Con cá đã gây nên xôn xao tại công viên hải dương. Công chúng được khuyến khích đến chiêm ngưỡng chú cá tuyệt đẹp và kỳ lạ này”, trang Facebook của Công viên hải dương Seaside đăng tải. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 4.

Con cá sẽ được bảo quản trong tủ đông đến đầu năm học mới, trước khi được giải phẫu với sự tham gia của một nhóm học sinh. Các nhà ngư học muốn thu thập dữ liệu từ giải phẫu để hiểu thêm về loài cá này. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 5.

Cá mặt trăng (hay còn gọi là cá opah) là một loài sinh vật thuộc lớp Cá vây tia. Loài cá này thường sống ở những tầng biển sâu. Loài cá này có cân nặng trung bình gần 50 kg và đường kính cơ thể gần 1 m. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 6.

Trang web của Cơ quản Quản lý Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) mô tả đây là loài cá có hình dáng kỳ lạ, tròn, dẹt và có màu xám bạc. Khi xuống dưới bụng, màu xám bạc chuyển thành màu cam với các chấm trắng. Vây và miệng cá màu đỏ, mắt cá lớn và có viền vàng. Ảnh: Seaside Aquarium.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 7.

Trong tự nhiên, cá mặt trăng sống ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Tại Mỹ, loài cá này thường được tìm thấy ở Nam California, Hawaii và các đảo trên Thái Bình Dương. Ảnh: USA Today.

Hiếm: Cận cảnh chú cá mặt trăng khổng lồ dạt vào bờ biển tại Mỹ - Ảnh 8.

Theo nhà sinh vật học Heidi Dewar, việc một con cá lớn như vậy mắc cạn là khá hiếm. “Tôi không nghĩ một con cá mặt trăng cỡ này xuất hiện ở ngoài khơi bang Oregon”, bà nói. Biến đổi khí hậu có thể là một phần nguyên nhân. “Nhiều loài sinh vật biển di cư lên phía bắc khi nước biển nóng lên”. Ảnh: NOAA.

Theo Zing

PV
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem