Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1970, tại Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Trình độ chuyên môn: Trung cấp Kinh tế
Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 (UpCOM: C4G). Tính đến ngày 30/09/2021, CIENCO4 có vốn điều lệ 1.123,6 tỷ đồng.
Sau khoảng 10 năm giữ vị trí nhân viên Phòng Thị trường XNK Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan, Nghệ An, đến tháng 10/2013 - 07/2016, ông Nguyễn Văn Tuấn "bất ngờ" ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng và Thương Mại 423, doanh nghiệp mà CIENCO4 dưới thời ông Lê Ngọc Hoa làm Tổng Giám đốc đã sáng lập. (Từ tháng 1/2014 đến nay, ông Lê Ngọc Hoa là Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An).
Từ đây, sự nghiệp của ông Tuấn tiếp tục có bước tiến mới. Ngày 22/04/2017, ông Nguyễn Văn Tuấn chính thức được bầu bổ sung thành viên HĐQT của CIENCO4 và không lâu sau đó là vị trí ghế "nóng", Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4.
Tập đoàn CIENCO4 tiền thân là Cục Công trình -Bộ Giao thông vận tải được thành lập năm 1962. Năm 2014 CIENCO4 chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 600 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT đại diện vốn Nhà nước nắm giữ 35%. Đến tháng 12/2014, Nhà nước thoái vốn toàn bộ tại CIENCO4, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc trở thành cổ đông chiến lược nắm 51,5% cổ phần tại CIENCO4.
Năm 2015, Công ty Tuấn Lộc đã bán bớt cổ phần tại CIENCO4 và tiến hành thoái toàn bộ vốn vào cuối năm 2016.
Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện "đậm nét" của ông Nguyễn Văn Tuấn tại CIENCO4 với vai trò cổ đông lớn. Bởi, tài liệu đăng ký giao dịch đảm bảo cho thấy, có ít nhất 3 giao dịch vay của ông Nguyễn Văn Tuấn tại các ngân hàng vào nửa cuối năm 2015 được thế chấp tổng cộng hơn 10,4 triệu cổ phần C4G. Số cổ phần C4G thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Tuấn đã được CIENCO4 phát hành giấy chứng nhận sở hữu cổ phần trong tháng 8-9/2015.
Hoạt động thoái vốn của Công ty Tuấn Lộc khỏi CIENCO4 phần nào hé lộ "bệ phóng" của Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn – bà Trương Thị Tâm.
Năm 2016, Công ty Tuấn Lộc thoái toàn bộ số cổ phần còn lại tại CIENCO4 cho các nhà đầu tư gồm Công ty CP Tập đoàn VPA (nay là Công ty CP New Link) và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Dịch vụ tổng hợp Nhật Minh.
Báo cáo quản trị năm 2016 của CIENCO4 cho thấy, ở thời điểm 20/1/2017, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn VPA tại CIENCO4 đã giảm từ 37,95% xuống 25,2%, đến ngày 11/07/2017, tỷ lệ này giảm xuống 20,75%. Cũng ở thời điểm 11/07/2017, Công ty Nhật Minh nắm giữ 14,13% vốn tại CIENCO4 (theo Báo cáo quản trị CIENCO4).
Dữ liệu cho thấy, Tập đoàn VPA là một doanh nghiệp được thành lập tháng 6/2016 do ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Trương Thị Tâm (vợ ông Lê Ngọc Hoa) sáng lập. Trên báo cáo quản trị của CIENCO4, bà Trương Thị Tâm từng được trình bày là Chủ tịch của Tập đoàn VPA. Trong khi đó, Tập đoàn VPA là bên liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn.
Trong năm 2018, Công ty Nhật Minh của ông Nguyễn Văn Tuấn đã chuyển nhượng cổ phần của mình cho Công ty TNHH Đầu tư Thượng Hải (ở thời điểm tháng 10/2016, em trai ông Nguyễn Văn Tuấn là Nguyễn Văn Thành nắm giữ 50% vốn tại Công ty Đầu tư Thượng Hải).
CIENCO4 được niêm yết tập trung trên sàn UPCoM với mã C4G từ tháng 12/2018.
CIENCO4 làm chủ đầu tư lớn của hàng loạt BOT như BOT Nam Bến Thủy - tránh Thành phố Hà Tĩnh, dự án BOT QL38 Yên Lệnh - Vực Vòng, BOT Nghi Sơn - Cầu Giát.
Các dự án mà CIENCO4 đã từng là nhà thầu triển khai gồm có: Gói thầu Xây lắp số 1 thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; Gói thầu xây lắp hạng mục giao thông, thoát nước thuộc dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý; Gói thầu số 08 thi công xây dựng hầm Lê Văn Lương – Vành đai 3; Gói thầu XL-02 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Gói thầu số 2-XL thuộc dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Phan Thiết – Dầu Giây...
Khi ngồi vào ghế Chủ tịch CIENCO4, ông Nguyễn Văn Tuấn được các cổ đông kỳ vọng CIENCO 4 sẽ được thổi "luồng gió mới" làm nổi bật diện mạo thương hiệu và đưa CIENCO 4 trở thành một trong những nhà thầu lớn nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, sau năm 2018 thuận lợi, năm 2019, CIENCO4 đối mặt với nhiều thách thức khi dự kiến kế hoạch kinh doanh của năm không đạt như kế hoạch. Cụ thể, trong năm 2019 CINECO4 dự kiến lên được doanh thu bất động sản của các khu đô thị Long Sơn tại dự án Cầu Hiếu 2 (dự án đầu tư BT). Do vướng các thủ tục hành chính nên CIENCO4 chưa kịp lên doanh thu trong năm 2019, qua đó khiến lợi nhuận của CIENCO4 sụt giảm đáng kể.
Năm 2020, CIENCO4 ghi nhận lợi nhuận sụt giảm khoảng 14% so với kết quả thực hiện năm 2019 chủ yếu đến từ giảm doanh thu hợp đồng xây dựng, doanh thu bán vật tư và giảm cả doanh thu phí BOT. Tuy nhiên, nhờ mảng bất động sản đã giúp kết quả kinh doanh của CIENCO4 "giảm sốc" trước tác động của làn sóng Covid thứ nhất và thứ 2 trong năm 2020.
Năm 2021, CIENCO4 bị gọi tên trong bản án sơ thẩm trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án trọng điểm đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do TAND TP.Hà Nội công bố.
CIENCO4 là một trong những thành viên liên danh nhà thầu thi công gói thầu số 4 gồm: Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long và Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc thực hiện, trị giá 2.066 tỉ đồng. Liên doanh này bị TAND TP.Hà Nội yêu cầu bồi thường cho VEC gần 136 tỷ đồng.
Dù vậy, giới phân tích tài chính kỳ vọng CIENCO4 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn trong năm 2022 khi mảng thu phí BOT sẽ được cải thiện do lưu lượng phương tiện qua BOT Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp tình hình dịch bệnh; Kỳ vọng phương án tái cơ cấu BOT Thái Nguyên – Chợ Mới; Giành được dự án PPP Diễn Châu – Bãi Vọt, "thắng lợi kép" của CIENCO4; Nhiều dự án hạ tầng lớn dự kiến được khởi công trong năm 2022, mở ra cơ hội giành thêm nhiều gói thầu xây lắp cho CIENCO4. Ngoài ra, CIENCO4 sở hữu nhiều tài sản bất động sản giá trị sẽ hỗ trợ cho CIENCO4 tăng trưởng trong tương lai.
Bài 2: Hé lộ “sợi dây” nối giữa Tuấn Lộc và CIENCO4
Vui lòng nhập nội dung bình luận.