Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông Nguyễn Hồ Nam sinh năm 1978, quê gốc tại Vĩnh Long. Năm 1999 ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Rồi sau đó tốt nghiệp thạc thạc sĩ tại đại học Monash (Úc).
Sau nhiều năm gắn bó với Công ty Unilever, đến năm 2006, ông Nguyễn Hồ Nam về đầu quân cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – STB) khi ngân hàng này có ý tưởng thành lập công ty chứng khoán.
Ông Nguyễn Hồ Nam chính thức giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) từ khi được thành lập (cuối tháng 9/2006) và có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trực thuộc Sacombank.
Một năm sau thành lập (2007), vị trí lãnh đạo của SBS có sự xuất hiện của ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Sacombank cũng kiêm nhiệm Chủ tịch SBS.
Đến tháng 1/2010, SBS chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng. Ra mắt lãnh đạo nhiệm kỳ 1, ông Nguyễn Hồ Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT.
Đáng chú ý, tại thời điềm này, dường như các nhân vật chủ chốt của công ty không mặn mà đến việc sở hữu cổ phiếu SBS. Đơn cử như ông Nguyễn Hồ Nam mặc dù nắm giữ nhiều cổ phần SBS nhất trong HĐQT và Ban giám đốc, nhưng cũng chỉ chiếm 0,27%.
Trong khi đó, tình hình kinh doanh của SBS thời điểm này bắt đầu đi xuống. Tính đến cuối năm 2010, lãi ròng SBS giảm đến 61% so với 1 năm trước đó, còn 101 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, SBS báo lỗ sau thuế năm đầu tiên kể từ khi thành lập, với con số lỗ của công ty lên tới 1.654 tỷ đồng.
Trước kết quả kinh doanh kém khả quan, vào khoảng giữa năm 2011, ông Nguyễn Hồ Nam đã 2 lần thay đổi tỷ lệ sở hữu tại SBS nhằm trấn an nhà đầu tư và cổ đông của công ty.
Cụ thể, vào ngày 30/06/2011, ông Nguyễn Hồ Nam đã mua vào 36.380 cổ phiếu và đến ngày 31/07/2011, tức chỉ một tháng sau đó, tiếp tục mua thêm 10.000 cổ phiếu, tăng sở hữu lên 0.34%.
Tháng 6/2012, ông Nguyễn Hồ Nam không còn sở hữu cổ phiếu SBS. Đồng thời, ông Nam từ nhiệm và rút lui khỏi CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS).
Cần lưu ý rằng, SBS thua lỗ và sự rời đi của ông Nguyễn Hồ Nam gắn liền với biến động tại "thượng tầng" của Ngân hàng mẹ – Sacombank. Tháng 5/2012, Chủ tịch HĐQT Sacombank,ông Đặng Văn Thành "thoái lui" khỏi Sacombank. Sacombank – SBS trở thành "dấu lặng" trong "nghiệp doanh nhân" của ông Nguyễn Hồ Nam.
Sau khi rời khỏi SBS và ông Đặng Văn Thành, năm 2011, ông Nguyễn Hồ Nam cùng cộng sự lâu năm của mình ông Nguyễn Thanh Hùng lập nên CTCP Thủ Phủ Tre (Bamboo Capital). Từ đây, một Nguyễn Hồ Nam nhạy bén trong đầu tư được tái sinh.
Ban đầu Bamboo Capital chỉ hoạt động chính trên các lĩnh vực như tư vấn M&A, dịch vụ ngân hàng đầu tư, huy động vốn và phát triển dự án, nhận ủy thác đầu tư. Sau khi ổn định, đơn vị này mới bắt đầu mở rộng thêm lĩnh vực thương mại và nông nghiệp.
Ngày 05/02/2015, doanh nghiệp Thủ Phủ Tre chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Bamboo Capital với tổng vốn điều lệ ban đầu chỉ 43 tỷ đồng.
Năm 2015, sau khoảng 3 năm vắng bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Nguyễn Hồ Nam chính thức trở lại khi đưa cổ phiếu của Bamboo Capital lên niêm yết trên sàn giao dịch Chứng khoán tại TP. HCM (HoSE) với mã chứng khoán BCG.
Với sự nhạy bén trong đầu tư, Nguyễn Hồ Nam đã từng bước đưa Bamboo Capital trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề sở hữu hơn 15 thành viên và công ty liên kết.
Đơn cử, đầu năm 2015, tận dụng tốt các nguồn vốn, Bamboo Capital đã mua lại thành công 68% Tracodi từ SCIC, qua đó nắm cổ phần chi phối CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracod, HOSE: TCD), một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần và sở hữu nhiều quỹ đất đẹp. Sau khi tiếp quản Tracodi từ tháng 4/2015 Bamboo Capital đã tái cấu trúc toàn diện và mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh của Tracodi. Ngày 26/5/2015, cổ phiếu TCD chính thức niêm yết tại HOSE.
Từ M&A và quyết định đầu tư vào năng lượng tái tạo, năm 2019, BCG hợp nhất các danh mục đầu tư, tập trung vào 4 mảng hoạt động chính gồm: Sản xuất & Nông nghiệp, Phát triển hạ tầng & Bất động sản, Xây dựng & Thương mại, Năng lượng tái tạo.
Sau 10 năm hình thành và phát triển, dưới sự chèo lái của ông Nguyễn Hồ Nam, BCG hiện đã trở thành một tập đoàn đa ngành với hơn 30 công ty thành viên và liên kết. Trong đó, 4 công ty thành viên trụ cột là CTCP Phát triển Nguyễn Hoàng, CTCP Đầu Tư Phát Triển Công Nghiệp và Vận Tải (Tracodi), CTCP BCG Land và CTCP BCG Energy.
Tính đến thời điểm 30/9/2021, Vốn điều lệ BCG ở ngưỡng 2.975 tỷ đồng. Đồng thời sở hữu 74 thành viên và công ty liên kết.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần BCG ở ngưỡng 1.905 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và lãi ròng đạt 701.2 tỷ đồng, tăng 581%.
Nội dung và Thiết kế: Quang Dân
Vui lòng nhập nội dung bình luận.